Mơ màng khi nghe giảng là hiện tượng gì năm 2024

Rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại là một loại rối loạn phân ly bao gồm cảm giác bị tách rời (tách rời) khỏi cơ thể hoặc các quá trình tinh thần của một người dai dẳng hoặc tái phát, thường là cảm giác trở thành người quan sát bên ngoài cuộc sống của một người (giải thể nhân cách) hoặc bị tách rời khỏi môi trường xung quanh (phi thực tế hóa). Rối loạn này thường được khởi phát bởi căng thẳng nặng. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng sau khi các nguyên nhân khả thi khác được loại trừ. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý cộng với thuốc cho bất kỳ bệnh trầm cảm và/hoặc lo lắng nào kèm theo.

Khoảng 50% số quần thể nói chung đã có ít nhất một trải nghiệm thoáng qua về rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2% số người từng đáp ứng các tiêu chuẩn mắc rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại.

  • 1. Simeon D, Knutelska M, Nelson D, et al: Feeling unreal: A depersonalization disorder update of 117 cases. J Clin Psychiatry 64:990-997, 2003. doi: 10.4088/jcp.v64n0903

Bệnh nhân có rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại thường trải qua các căng thẳng nghiêm trọng, ví dụ như sau:

  • Bị lạm dụng tình cảm hoặc bị bỏ rơi trong thời thơ ấu (một nguyên nhân phổ biến nhất)
  • Bị lạm dụng thể chất
  • Chứng kiến bạo lực trong gia đình
  • Có bố mẹ bị bệnh lý gây suy giảm chức năng hoặc bệnh lý tâm thần nặng nề
  • Có một người trong gia đình hoặc người bạn thân chết bất ngờ

Các giai đoạn có thể được khởi phát bởi các căng thẳng giữa các cá nhân, tài chính hoặc nghề nghiệp; trầm cảm Các rối loạn trầm cảm Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động. Nguyên nhân... đọc thêm ; lo âu Tổng quan các rối loạn lo âu Mỗi người thường trải qua nỗi sợ hãi và lo âu. Sợ hãi là phản ứng cảm xúc, thể chất và hành vi đối với một mối đe dọa có thể nhận biết được diễn ra tức thì từ bên ngoài (ví dụ như kẻ đột nhập... đọc thêm ; hoặc sử dụng các loại chất bất hợp pháp Tổng quan về việc sử dụng chất kích thích Rối loạn liên quan đến sử dụng chất kích thích liên quan đến các loại chất hoạt hóa trực tiếp vào hệ thống tưởng thưởng của bộ não. Việc kích hoạt hệ thống phần thưởng thường gây ra cảm giác... đọc thêm , đặc biệt là cần sa Cần sa (Cannabis) Cần sa là chất gây hưng cảm có thể gây an thần hoặc bồn chồn ở một số người. Lâm sàng là phụ thuộc tâm lý xảy ra khi sử dụng lâu dài, nhưng rất ít sự phụ thuộc về thể chất. Hội chứng cai gây... đọc thêm , ketamin Ketamine và Phencyclidine (PCP) Ketamine và phencyclidine là thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate và thuốc gây mê phân ly có thể gây say, đôi khi gây lú lẫn hoặc trạng thái căng trương lực. Quá liều có thể gây hôn... đọc thêm , hoặc các chất gây ảo giác Thuốc gây ảo giác Thuốc gây ảo giác là một nhóm thuốc đa dạng có thể gây ra các phản ứng đặc ứng, không thể đoán trước. Ngộ độc thường gây ảo giác, kèm theo thay đổi nhận thức, kém phán đoán, sự liên tưởng và... đọc thêm .

Các triệu chứng của rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại thường mang tính chất từng giai đoạn và dao động về cường độ. Các giai đoạn có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc vài ngày hoặc vài tuần, vài tháng, hoặc đôi khi vài năm. Nhưng ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên tục xuất hiện với cường độ không đổi trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ.

Triệu chứng giải thể nhân cách bao gồm

  • Cảm giác tách ra khỏi cơ thể, tâm trí, cảm xúc và/hoặc cảm giác của một người

Bệnh nhân cảm thấy như một người quan sát bên ngoài cuộc sống của họ. Nhiều bệnh nhân cũng nói rằng họ cảm thấy không thực hoặc giống như một con robot hoặc tự động (không kiểm soát những gì họ làm hoặc nói). Họ có thể cảm thấy tình cảm và thể chất tê liệt hoặc cảm thấy tách ra, với ít cảm xúc. Một số bệnh nhân không thể nhận ra hoặc mô tả cảm xúc của họ (chứng mù cảm xúc). Họ thường cảm thấy bị ngắt kết nối khỏi ký ức và không thể nhớ rõ ràng.

Các triệu chứng tri giác sai thực tại bao gồm

  • Cảm giác bị tách rời khỏi môi trường xung quanh (ví dụ, người, đồ vật, mọi thứ), có vẻ như không thực tế

Bệnh nhân có thể cảm thấy như thể đang ở trong một giấc mơ hoặc sương mù hoặc như thể một bức tường bằng kính hoặc tấm màn chia tách họ ra khỏi môi trường xung quanh. Thế giới dường như vô hồn, không màu hoặc giả tạo. Sự méo mó chủ quan về thế giới là phổ biến. Ví dụ, vật thể có thể xuất hiện mờ hoặc không rõ ràng như thường lệ; chúng dường như bằng phẳng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn bản thân chúng. Âm thanh có vẻ như to hơn hoặc nhẹ nhàng hơn; thời gian dường như trôi quá chậm hoặc quá nhanh.

Triệu chứng hầu như luôn gây khó chịu, và khi nặng nề, không thể dung nạp được. Lo âu và trầm cảm thường phổ biến. Một số bệnh nhân lo sợ rằng họ bị tổn thương não không hồi phục hoặc họ bị loạn thần. Những người khác thì ám ảnh về việc liệu họ có thực sự tồn tại hoặc liên tục kiểm tra để xác định liệu tri giác của họ là có thật hay không. Tuy nhiên, bệnh nhân luôn giữ được nhận thức rằng những trải nghiệm không thực tế của họ là không có thực mà chỉ là cách mà họ cảm thấy (nghĩa là họ vẫn còn nguyên vẹn khả năng kiểm tra thực tế). Sự nhận biết này giúp phân biệt rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại với các rối loạn loạn thần, trong đó sự thấu hiểu bên trong là luôn thiếu.

  • Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần‭‬, ấn bản lần thứ Năm, sửa đổi nội dung (DSM-5-TR)
  • Khám nội khoa và tâm thần để loại trừ các nguyên nhân khác

Chẩn đoán rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại là lâm sàng, dựa trên sự hiện diện của các tiêu chuẩn sau đây trong DSM-5-TR:

  • Bệnh nhân có các giai đoạn kéo dài hoặc tái phát giải thể nhân cách, tri giác thai thực tại, hoặc cả hai.
  • Bệnh nhân biết rằng những trải nghiệm phân ly của họ là không có thực (nghĩa là họ vẫn có một cảm giác về thực tế nguyên vẹn).
  • Các triệu chứng gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp.

Ngoài ra, các triệu chứng không thể được giải thích tốt hơn bởi một bệnh lý hoặc rối loại tâm thần khác (ví dụ: động kinh, rối loạn sử dụng chất kích thích liên tục, rối loạn hoảng sợ, rối loạn trầm cảm nặng, một rối loạn phân ly khác).

MRI và điện não đồ (EEG) được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân cấu trúc, đặc biệt là nếu các triệu chứng hoặc tiến triển không điển hình (ví dụ: nếu các triệu chứng bắt đầu sau 40 tuổi). Xét nghiệm độc tính trong nước tiểu cũng có thể được chỉ định.

  • 1. Simeon D, Knutelska M: The Multidimensional Inventory of Dissociation (MID) in Depersonalization Disorder: General Findings with a clinical emphasis on memory and identity disturbances. J Trauma Dissociation 24:185-196, 2023 doi: 10.1080/15299732.2022.2119634
  • Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp tâm lý khác nhau thành công đối với một số bệnh nhân:

  • Kỹ thuật nhận thức có thể giúp chặn các suy nghĩ ám ảnh về trạng thái không thực.
  • Kỹ thuật hành vi có thể giúp bệnh nhân tham gia vào các nhiệm vụ làm họ tách khỏi giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại.
  • Kỹ thuật tiếp đất sử dụng 5 giác quan (ví dụ, bằng cách chơi nhạc lớn hoặc đặt một miếng băng trong tay) để giúp bệnh nhân cảm thấy kết nối hơn với bản thân và thế giới và cảm thấy thực hơn trong những thời khắc đó.
  • Liệu pháp tâm động giúp bệnh nhân đối phó với những cảm xúc tiêu cực, những mâu thuẫn bên dưới, hoặc những trải nghiệm mà gây ra tình trạng không thể dung nạp với bản thân và từ đó bị phân ly.
  • Theo dõi thời điểm và ghi nhãn tác động và phân ly trong các buổi trị liệu có hiệu quả tốt cho một số bệnh nhân.

Các bệnh nhân với rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại thường cải thiện mà không cần can thiệp. Việc hồi phục hoàn toàn thì khả dĩ đối với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là nếu các triệu chứng là kết quả của những căng thẳng điều trị được hoặc thoáng qua hoặc không kéo dài. Ở những người khác, giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại trở thành mạn tính và kháng trị.

Thậm chí các triệu chứng giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại kéo dài hoặc tái phát chỉ gây suy giảm ở mức độ tối thiểu nếu bệnh nhân có thể tách bản thân họ khỏi những cảm giác chủ quan bằng việc giữ cho tâm trí họ luôn bận rộn và tập trung vào các suy nghĩ và hoạt động khác. Một số bệnh nhân trở nên tàn tật do cảm giác xa lánh mạn tính, do có lo âu hoặc trầm cảm kèm theo hoặc cả hai.