Một mạng máy tính gồm bao nhiều máy tính

Khái niệm mạng máy tính (network system), hay còn gọi là hệ thống mạng (computer network) là sự kết hợp của nhiều máy tính, thông qua thiết bị kết nối mạng cùng với các phương tiện truyền thông theo một cấu trúc. Đồng thời, các máy tính có sự trao đổi thông tin với nhau. Trong đó, phương tiện truyền thông chính là giao thức mạng và môi trường truyền dẫn.

Một mạng máy tính gồm bao nhiều máy tính

Lợi ích mạng máy tính 

Hệ thống mạng máy tính mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

  • Chia sẻ dữ liệu giữa các người dùng.
  • Dễ dàng xem, chỉnh sửa, sao chép tập tin từ một máy tính khác như đang thực hiện trên chính máy tính của mình.
  • Trong cùng hệ thống mạng, các máy tính và thiết bị có thể sử dụng chung tài nguyên thiết bị lưu trữ (HDD, SSD, ổ đĩa CD), máy in, máy fax, modem, máy quét, webcam cùng nhiều thiết bị khác.
  • Được phép chia sẻ dữ liệu, chương trình cho các máy tính trong cùng hệ thống mạng nội bộ.
  • Một mạng máy tính gồm bao nhiều máy tính

Có mấy loại mạng máy tính? 

Dựa vào phạm vi kết nối mà người ta phân chia thành các loại mạng như sau:

- Mạng LAN (viết tắt của Local Area Network): Đây là một mạng cục bộ, được sử dụng để kết nối nhiều máy tính trong phạm vi bán kính hẹp, thông thường chỉ vài trăm mét. Đối với mạng này, môi trường truyền thông là cáp quang, cáp đồng trục và cáp xoắn nên nó cho tốc độ kết nối cao. Mạng LAN được dùng nhiều trong nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp. Các LAN kết nối với nhau sẽ tạo thành mạng WAN. 

- Mạng WAN (viết tắt của Wide Area Network): Đây là một mạng diện rộng, được sử dụng để kết nối các máy tính trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa nhiều nước trong cùng châu lục. Những kết nối này được mạng viễn thông thực hiện. Nhiều mạng WAN kết nối sẽ tạo thành mạng GAN.

- Mạng GAN (viết tắt của Global Area Network): Đây là mạng kết nối nhiều máy tính khác nhau của các châu lục. Tương tự như mạng WAN, kết nối của mạng GAN cũng được mạng viễn thông thực hiện. Ngoài ra, kết nối của GAN còn do vệ tinh đảm trách.

- Mạng MAN (viết tắt của Metropolitan Area Network): Kết nối này thuộc về phạm vi của một thành phố. Nó được thực hiện bằng môi trường truyền thông có tốc độ cao khoảng 50 - 100 Mb/s.

- Mạng PAN (viết tắt của Personal Area Networks):mạng máy tính kết nối trên không gian làm việc của cá nhân. Trong đó, thiết bị của người dùng chính là trung tâm mạng, còn những thiết bị khác sẽ được kết nối với nó. Mạng PAN có 2 loại là mạng có dây và không dây.

- Mạng HAN (viết tắt của Home Area Networks): Đây là kết nối mạng giữa các thiết bị của một gia đình. Bao gồm máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại di động, ti vi, máy in và các thiết bị sử dụng mạng khác.

- Mạng CAN (viết tắt của Campus Area Network): Nó có thể là một mạng LAN duy nhất, hoặc tập hợp kết nối của nhiều mạng LAN. Mạng CAN thường được cơ quan nhà nước, trường học, doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, nó cũng là tập hợp mạng của những tòa nhà liền kề nhau.

- Mạng riêng của doanh nghiệp (Enterprise Private Network): Loại mạng này được các doanh nghiệp dùng để thực hiện kết nối nhiều địa điểm khác nhau, nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên, dữ liệu chung.

- Liên mạng (Internetwork): Là một liên kết các mạng để tạo thành một mạng lớn hơn. Hay nói cách khác, Internetwork thường được mô tả cho loại mạng có quy mô toàn cầu.

  • - Mạng BBN (viết tắt của Backbone Network): Đây là một phần của mạng liên kết từ nhiều hệ thống mạng khác nhau. Nó cung cấp đường dẫn để phục vụ cho việc trao đổi thông tin.
  • Một mạng máy tính gồm bao nhiều máy tính

>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về IP WAN: Định Nghĩa, Cách Xem, Sự Khác Nhau Lan Và Wan

Phân loại theo chức năng của mạng máy tính 

Trên đây là phân loại mạng theo phạm vi địa lý kết nối. Còn khi xét về chức năng thì mạng máy tính được phân thành 3 loại sau: 

Với mô hình ngang hàng, toàn bộ máy tính trong mạng sẽ có vai trò như nhau. Theo đó, mỗi máy tính vừa thực hiện việc trực tiếp cung cấp tài nguyên của mình cho máy tính khác, vừa trực tiếp sử dụng tài nguyên của máy khác trong hệ thống. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp cho hệ thống mạng quy mô nhỏ, chế độ bảo mật chưa cao và việc quản lý tài nguyên bị phân tán.

Đối với mô hình máy khách – máy chủ sẽ có một hay một số máy đảm nhận vai trò quản lý, cung cấp tài nguyên (bao gồm dữ liệu, chương trình, thiết bị…) gọi là máy chủ, còn tất cả các máy khác là máy khách. Máy khách sẽ sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Máy chủ đảm bảo phục vụ yêu cầu của máy khách thông qua việc điều khiển quá trình phân phối tài nguyên trong mạng. Ưu điểm của mô hình Client – Server là quản lý dữ liệu tập trung, khả năng bảo mật cao và rất thích hợp cho các hệ thống mạng cỡ trung bình, lớn.

Đây là mô hình mà người dùng sử dụng trình duyệt web cùng kết nối internet để có thể chia sẽ dữ liệu, tải ứng dụng hay phần mềm, xem video cùng tham gia các hoạt động trực tuyến khác. Mô hình này hiện nay được dùng rất phổ biến.

Một mạng máy tính gồm bao nhiều máy tính

>>Xem thêm: IP là gì? IP động, IP tĩnh là gì? Các dạng IP thường gặp?

Nhà cung cấp tên miền - hosting - VPS tốt nhất Việt Nam

Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nơi có hosting giá rẻ và luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua host ở đâu tốt . Chỉ từ 40.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud hosting),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.

Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 40.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.

Trên đây là kiến thức tổng quan về mạng máy tính là gì và các loại mạng hiện nay. Hosting Việt mong rằng, bài viết mang đến thông tin hữu ích, góp phần giúp bạn chọn lựa được loại mạng phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! 

Mạng máy tính là gì? Nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực công nghệ hiện nay thì chắc chắn cần phải nắm rõ khái niệm về mạng máy tính. Về cơ bản thì đây là một hệ thống tập hợp nhiều máy tính và các thiết bị khác nhau. Trong đó, những máy tính này sẽ được kết nối và liên kết chặt chẽ theo một hình thức nhất định. Chi tiết hơn sẽ được đề cập tại bài viết dưới đây.

1. Mạng máy tính là gì? 

Mạng máy tính là gì? Hiểu khái niệm đơn giản thì mạng máy tính chính là một sự kết hợp giữa các máy tính trong một hệ thống. Điều đặc biệt đó là các máy tính này sẽ liên kết với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng và phương tiện truyền thông như: Giao thức mạng, môi trường truyền dẫn. Theo đó, chúng sẽ dựa trên một cấu trúc nào đó với mục đích thu thập, trao đổi các dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người dùng khác nhau.

2. Phân loại mạng máy tính 

Như vậy, các bạn đã nắm rõ về khái niệm mạng máy tính là gì và để bổ sung thêm nhiều thông tin cho các bạn, chúng tôi sẽ phân loại chi tiết mạng máy tính như sau:

2.1. Phân loại theo chức năng 

Khi phân loại mạng máy tính theo chức năng, bạn cần ghi nhớ sẽ có 3 mô hình được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Mô hình mạng Peer-to-Peer (Mạng ngang hàng – P2P)

Mô hình đầu tiên được phân loại đó chính là mô hình P2P hay còn được biết là mô hình mạng ngang hàng. Như tên gọi của chúng, tất cả máy tính tham gia vào mô hình này đều có vai trò tương tự như nhau. Mỗi máy đều có quyền cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình đến với các máy tính khác. Đồng thời, cũng có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác ở trong hệ thống mạng.

Tuy nhiên, mô hình P2P không thích hợp để sử dụng cho mô hình mạng có quy mô lớn, tài nguyên dễ phân tán và chế độ bảo mật không cao.

  • Mô hình Client – Server (Mô hình khách – chủ)

Trong mô hình Client – Server, sẽ có 1 – 2 máy được chọn để nhận nhiệm vụ quản lý và cung cấp các tài nguyên bao gồm: Chương trình, dữ liệu, thiết bị,…Những máy tính được nhận nhiệm vụ này sẽ được coi là máy chủ (Server), còn các máy tính khác sử dụng tài nguyên thì sẽ được coi là máy khách (Client).

Sau khi đã phân chia nhiệm vụ xong thì máy chủ sẽ là máy tính có trách nhiệm phục vụ các máy khách hàng. Server sẽ phục vụ bằng cách điều khiển việc phân phối tài nguyên có sẵn trong mạng và cung cấp cho máy khách với mục đích sử dụng chung.

Mô hình Client – Server này có nhiều ưu điểm lớn như:

  • Giúp quản lý tập trung mọi dữ liệu
  • Bảo mật an toàn và cực kỳ tốt
  • Phù hợp sử dụng đối với các mạng có quy mô trung bình và lớn
  • Mô hình dựa trên nền website

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, có rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng Internet giống như một mạng lưới toàn cầu để kết nối mọi người dùng trên thế giới. Lúc này, mạng trên phạm vi Internet sẽ được gọi với cái tên là mạng liên kết nối.

Người dùng chỉ cần sử dụng một trình duyệt web bất kỳ và kết nối với Internet là đã có thể chia sẻ mọi dữ liệu hoặc xem phim, gửi tin nhắn,…

2.2. Phân loại theo mô hình kết nối

Mạng máy tính là gì và phân loại mạng máy tính theo chức năng cũng đã được đề cập chi tiết với các bạn ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh phân loại theo chức năng thì chúng ta vẫn còn phân loại theo mô hình kết nối như sau:

Mạng LAN (Local Area Network) là loại mạng được kết nối với các máy tính bên trong phạm vi có diện tích nhỏ như: Phòng ngủ, lớp học, văn phòng,…Để kết nối được với mạng LAN thì người dùng phải đạt đủ những yêu cầu mà mạng đưa ra bao gồm:

Card giao tiếp mạng (NIC)

Thiết bị truyền, có dây hoặc không có dây

Dù mạng LAN được thiết kế dựa trên mô hình máy chủ hay mạng P2P thì người dùng vẫn phải đạt đủ các yêu cầu trên để có quyền truy cập vào mạng.

  • Mạng WAN (Mạng diện rộng)

Mạng WAN hay còn biết đến là mạng diện rộng là loại mạng kết nối các máy tính có khoảng cách xa với nhau. Mạng diện rộng thường bao gồm nhiều mạng LAN bao phủ trên một diện tích lớn như trong thành phố hay là một quốc gia. Tại đây, các LAN sẽ được kết nối với nhau bằng cách sử dụng đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải cộng đồng.

Như vậy, ta có thể hiểu  một cách đơn giản đó là khi hai hay nhiều LAN kết nối với nhau ta sẽ có được mạng WAN. Và mạng WAN lớn nhất được thế giới công nhận hiện nay đó chính là Internet.

Tìm hiểu về mạng máy tính là gì sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức mới như mạng INTRANET. Nếu bạn là một người mới thì chắc chắn đây sẽ là khái niệm không quá quen thuộc. Được biết, mạng INTRANET là loại mạng nội bộ mở rộng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là một mạng máy tính mà người dùng bên trong có thể tìm thấy tất cả mọi thông tin về nguồn lực của mình mà không cần đến công ty bên ngoài.

Điều đặc biệt hơn cả, mạng INTRANET sẽ bao gồm các mạng sau đây: Mạng LAN, WAN, MAN.

Cuối cùng trong phần phân loại mạng máy tính theo mô hình kết nối đó chính là mạng SAN hay chính xác là Storage Area Network. Đây là loại mạng cung cấp một cơ sở hạ tầng tốc độ cao cho phép chuyển đổi dữ liệu nhanh chóng giữa các thiết bị và máy chủ. Thêm vào đó, hiệu suất máy chủ của mạng SAN diễn ra rất nhanh và có sẵn các tính năng dự phòng. Đặc biệt, khoảng cách giữa các máy trong mạng SAN có thể lên tới 10km.

Với những ưu điểm nổi trội như vậy cộng thêm yếu tố mức chi phí cực kỳ thấp, mạng SAN trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z

3. Lợi ích của mạng máy tính

Lợi ích của mạng máy tính là gì? Có thể nói rằng, hệ thống mạng máy tính là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống 4.0 của con người hiện nay. Bởi mạng máy tính mang đến những lợi ích vô cùng đặc biệt cho người dùng như sau:

  • Cho phép người dùng chia sẻ tập tin của mình đến với những người dùng khác
  • Người dùng có thể xem, chỉnh sửa và sao chép các tập tin trên máy tính khác tương tự như máy tính của mình
  • Tất cả các thiết bị và máy tính sử dụng trong cùng một hệ thống mạng đều được phép sử dụng chung gói tài nguyên như: Máy in, máy fax, modem, máy quét,…
  • Người dùng khi tham gia vào một mạng máy tính bất kỳ sẽ được quyền chia sẻ các tập tin trong cùng hệ thống mạng đó

4. Cơ chế hoạt động của mạng máy tính

Với một số thông tin trên, bạn đã nắm rõ vai trò của mạng máy tính và những lợi ích của mạng máy tính là gì. Tuy vậy, đó chỉ là những thông tin cơ bản, ở phần cơ chế hoạt động chúng tôi sẽ đề cập đến một vài kiến thức chuyên sâu nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng máy tính.

Hệ thống của mạng máy tính sẽ được tạo ra khi có sự xuất hiện của các thiết bị chuyên dụng bao gồm: Thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và điểm truy cập. Công tắc kết nối cũng là thành phần giúp bảo mật mọi thông tin trong máy tính, máy in và máy chủ cùng với nhiều thiết bị đang hoạt động khác đang kết nối mạng trong gia đình/tổ chức. Trong đó, điểm truy cập sẽ là công tắc giúp kết nối thiết bị mà không cần sử dụng đến dây cáp.

Bên cạnh đó, bộ định tuyến sẽ hoạt động giống như nhà điều phối nhằm kết nối mạng với các mạng khác. Tại thời điểm này, phân tích dữ liệu đã được gửi qua một mạng và được gửi đến định tuyến ổn định nhất để truyền tải dữ liệu.

Dù công tắc và bộ định tuyến có nhiều điểm khác biệt nhưng khác biệt nhất chắc là cách xác định thiết bị đầu cuối. Công tắc ở lớp 2 chỉ xác định duy nhất 1 thiết bị với địa chỉ MAC ghi sẵn nhưng trong khi đó bộ định tuyến lớp 3 lại xác định duy nhất kết nối mạng của thiết bị với địa chỉ IP.

5. Xu hướng phát triển của mạng máy tính hiện đại

Xu hướng phát triển của mạng máy tính hiện đại đang được quan tâm nhất hiện nay đó chính là hướng đến việc cung cấp nhiều thứ hơn thay vì chỉ kết nối thông thường. Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang định hướng chiến lược sang chuyển đổi số. Mà mạng lưới lại mà một yếu tố không thể nào thiếu được nếu muốn chuyển đổi số thành công.

Do đó, đòi hỏi các loại kiến trúc mạng máy tính phát triển với mục đích đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Phần mềm tự xác định
  • Ảo hóa
  • Bộ điều khiển
  • Tích hợp đa miền
  • IBN

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out hiệu quả cực nhanh

6. Các mô hình mạng máy tính phổ biến nhất

Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội ngày nay. Ngày càng có nhiều mô hình mạng máy tính xuất hiện nhưng chung quy lại chỉ có 4 mô hình là phổ biến nhất như sau:

6.1. Mạng hình sao

Mô hình mạng hình sao được biết đến khi tất cả các trạm kết nối thông qua một thiết bị chung và hỗ trợ nhận tín hiệu từ các trạm. Đồng thời, cũng có nhiệm vụ chuyển đến các trạm đích. Tùy theo yêu cầu cũng như mục đích mà thiết bị chung có thể là: hub, switch hay router,….

6.2. Mạng tuyến tính

Mạng tuyến tính là khi các trạm được chia theo một đường truyền chung (Bus). Lúc này, đường truyền chính sẽ có nhiệm vụ kết nối qua 2 đầu nối có tên Terminator. Ở mỗi trạm sẽ được kết nối trực tiếp với trục chính theo đầu nối chữ T hoặc các thiết bị thu phát.

6.3. Mạng hình vòng

Mạng hình vòng là khi các trạm nhận được thông tin nối lại với nhau qua bộ chuyển tiếp. Điều này sẽ giúp tiếp nhận tín hiệu rồi chuyển hướng đến trạm tiếp theo. Nhờ đó tín hiệu truyền thẳng được hình thành và chỉ đi theo 1 chiều duy nhất có dạng hình vòng.

6.4. Mạng kết hợp

Mạng kết hợp là loại mạng được tạo ra giữa sự kết hợp của:

  • Mạng tuyến tính và mạng hình sao: Có khả năng giúp các nhóm làm việc ở xa nhau kết nối hiệu quả. Đặc biệt mạng máy tính này còn có thể dễ dàng bố trí đường dây với nhiều tòa nhà
  • Mạng hình sao và mạng hình vòng: Cho phép tín hiệu liên lạc di chuyển quanh hub trung tâm. Từ đó tạo ra cầu nối giữa các trạm làm việc 

Hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp ở trên các bạn đã hiểu rõ mạng máy tính là gì và những kiến thức trọng tâm về mạng máy tính. Từ đó có thể đầu tư và phát triển mạng máy tính mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp của mình.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

FPT Smart Cloud – Nhà cung giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.