Mpi là gì trong kinh tế vĩ mô

(MPI) - Đây là chủ đề của Hội thảo do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Cơ quan Viện trợ Ai-len (IrishAid) tổ chức ngày 21/11/2019 tại Hà Nội nhằm mục tiêu tổng kết những nét nổi bật của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020, chia sẻ các dự báo cho giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến một số chỉ tiêu vĩ mô quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hướng tới nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và bền vững trong trung và dài hạn.

Mpi là gì trong kinh tế vĩ mô
Giám đốc NCIF TS. Trần Thị Hồng Minh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc NCIF Trần Thị Hồng Minh cho biết, kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển đổi quan trọng gắn với tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của dựa trên các đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Với tốc độ kinh tế được đánh giá cao trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam được kỳ vọng bước vào giai đoạn 2021-2025 với nhiều triển vọng phát triển.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển sang thời kỳ kỷ nguyên số và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ Việt Nam đang tập trung cải cách theo hướng đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngoài nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, cũng đứng trước nhiều thách thức và áp lực không nhỏ khi Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và sắp tới là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEF). Các hiệp định này dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế trong nước, tới doanh nghiệp và toàn xã hội, Giám đốc Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Đại sứ, Trưởng ban Phát triển Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam Elisa Cavacece cho rằng, Hội thảo là dịp để các đại biểu cùng thảo luận về những vấn đề liên quan đến triển vọng phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là nội dung trong khuôn khổ Chương trình chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Chính phủ Ai-len (IDEAS) dành cho Việt Nam. Qua đó nhằm chia sẻ những kinh nghiệm để hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam cũng như góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong thời gian tới.

Bà Elisa Cavacece cho rằng, thực tế Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điều này tạo ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam cũng như các nước khác để có thể thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, các hiệp định thương mại, trong đó có CPTPP và EVFTA sẽ mang lại những thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ về các vấn đề liên quan đến thể chế.

Tại Hội thảo, Phó Giám đốc NCIF Đặng Đức Anh đã trình bày tổng quan những xu hướng, diễn biến trong phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung vào một số vấn đề lớn liên quan đến tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế. Qua đó đưa ra những nhìn nhận về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua và đưa ra những định hướng, triển vọng phát triển giai đoạn 2021-2025 cũng như những tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đưa ra các dự báo về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã đi được gần hết chặng đường và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011-2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81%; 7,08% năm 2017, 2018 và khoảng 7,1% năm 2019). Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế chậm lại. Tính chung giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế đạt khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5-7% của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đã đề ra).

Nhìn từ phía cung, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là hai khu vực dẫn dắt tăng trưởng chung, bù đắp cho sự giảm sút của khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản, do đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vào các năm 2016 và 2019. Từ phía cầu, tăng trưởng kinh tế cao nhờ tiêu dùng tăng cao hơn và thặng dư thương mại lớn hơn giai đoạn trước. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là ở một số thị trường đối tác CPTPP và thị trường Mỹ, trong bối cảnh thương mại quốc tế giảm sút, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường. Điều này cho thấy, Việt Nam đã tận dụng được hiệu quả từ các hiệp định thương mại và cơ hội từ diễn biến của kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế. Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng nhanh, cơ cấu đầu tư dịch chuyển theo hướng tích cực. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao và có sự dịch chuyển mạnh mẽ cả về hình thức, đối tác và lĩnh vực đầu tư.

Không chỉ được hỗ trợ bởi sự gia tăng về quy mô của các yếu tố sản xuất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 còn được thúc đẩy bởi sự cải thiện của năng suất và hiệu quả lao động. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố với lạm phát ở mức thấp (dưới 4%), tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, lãi suất ổn định, tăng trưởng tín dụng và cung tiền được kiểm soát chặt chẽ. Cân đối tài khóa cải thiện. Tỷ lệ nợ công và nợ Chính phủ giảm nhanh theo chiều hướng vững chắc hơn. Môi trường kinh doanh có sự cải thiện tích cực, góp phần thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển.

Bước vào giai đoạn 2021-2025, kinh tế Việt Nam được dự báo có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lan rộng và việc tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ. Giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng kinh tế dự báo vẫn sẽ phụ thuộc vào khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Mpi là gì trong kinh tế vĩ mô
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: MPI

CPTPP và EVFTA đều có lĩnh vực cam kết tương đối rộng so với các hiệp định thương mại tư do (FTA) khác, không chỉ nằm trong lĩnh vực trao đổi, xuất nhập khẩu mà còn liên quan đến cách thức sản xuất ra hàng hóa để trao đổi. Cả hai hiệp định nhìn chung đều có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đặc biệt trong thị trường các nước nội khối. EVFTA dự báo sẽ có tác động lớn hơn CPTPP, do CPTPP đã có nhiều thành viên tham gia các FTA khác với Việt Nam trước đó. Cụ thể, EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%.

Ngoài ra, các hiệp định này cũng có tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày là những ngành dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, tác động tích cực từ các hiệp định này có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực trong trung và dài hạn.

Theo Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, NCIF Trần Toàn Thắng, một trong những thành công của Việt Nam trong thời gian qua là tham gia nhiều FTA, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Việc tham gia hội nhập đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khi Việt Nam có các đạoluật quan trọng như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư,…

Về CPTPP và EVFTA, ông Trần Toàn Thắng cho rằng, hai hiệp định này đều có cam kết cao hơn so với khuôn khổ WTO về mở cửa, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, hai hiệp định này có thể giúp tăng khối lượng đầu tư nhằm tăng xuất khẩu vào thị trường của các đối tác Việt Nam; tăng đầu tư vào các ngành “thượng nguồn” nhằm khai thác cam kết về tỷ lệ xuất xứ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam…

Từ những phân tích về tác động của các FTA thế hệ mới tới kinh tế Việt Nam, ông Trần Toàn Thắng đưa ra những mục tiêu và công việc cần làm trong thời gian tới như nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới. Cùng với đó, phải tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập quốc tế, từ xu thế phát triển khoa học công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

MPI và MPC là gì?

MPI là một trong số các tỷ lệ cận biên đã được phát triển thông qua kinh tế học Keynes. Những người khác bao gồm xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC), xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) và những xu hướng ít nổi tiếng hơn như xu hướng biên mua hàng của chính phủ (MPG).

MPC trong kinh tế vĩ mô là gì?

Trong kinh tế học, xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là một thước đo để đo lường mức tiêu dùng tăng thêm. Theo khái niệm, sự gia tăng chi tiêu dùng cá nhân (tiêu dùng) xảy ra khi thu nhập khả dụng tăng lên (thu nhập sau khi trừ đi thuế và chuyển nhượng).

MPC và MPS là gì?

MPC (marginal propensity to consume): tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị. MPS (marginal propensity to save): Khuynh hướng tiết kiệm biên. Hàm tổng tiêu dùng dịch chuyển đáp lại sự thay đổi của thu nhập tương lai kỳ vọng và của cải.

MPM trong kinh tế vĩ mô là gì?

Xu hướng nhập khẩu cận biên (tiếng Anh: Marginal Propensity To Import, viết tắt: MPM) là tỉ lệ nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống trên mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống.