Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô khác với Mỹ như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô khác với Mỹ như thế nào

78 điểm

Phương Lan

Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cùa Liên Xô so với Mĩ? A. Mờ rộng lănh thổ. B. Duy trì nền hòa bình thế giới C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. Khống chế các nước khá

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án B Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khó nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau: - Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên từ để khống chế các nước khác.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hãy điền nội dung phù hợp vào đoạn trống trong câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của ……….để chống lại ta” A. Tưởng câu kết với Pháp. B. Đế quốc Pháp câu kết với Anh. C. Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng. D. Đế quốc Pháp câu kết với Tưởng.
  • Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết? A. “Hòa để tiến”. B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc C. Cầm súng đánh Pháp. D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc
  • Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
  • Sự khác biệt cơ bản về lực lượng của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất. B. Lực lượng quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quyết định. C. Sử dụng vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. D. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là gì? A. Đánh đổ đế quốc, tư sản mại bản, giành độc lập cho dân tộc B. Đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn. C. Đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn. D. Đánh bại thực dân Pháp và bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân
  • Mục tiêu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. “Bình định” trên toàn miền Nam. B. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng. C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm. D. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng.
  • Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chổng thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả: A. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám. B. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám. C. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết về tài chính sau Cách mạng tháng Tám. D. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám
  • Tháng 7-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng những người yêu nước ở Inđônêxia, Triều Tiên đã thành lập A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. C. Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông. D. Cộng sản đoàn.
  • Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là gì A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghãi đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới C. Tạo điều kiện cho Lào và Capuchia giải phóng đất nước D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc
  • Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Mĩ. B. Tây Âu. C. Liên Xô. D. Nhật Bản.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi :Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mỹ là:

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Duy trì nền hòa bình thế giới

C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Khống chế các nước khác.

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Duy trì nền hòa bình thế giới

- Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mỹ là duy trì nền hòa bình thế giới.

Giải thích:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau:

- Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử để khống chế các nước khác.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềLiên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) nhé!

1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)

* Bối cảnh:

- Thuận lợi:

+ Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao.

+ Nhân dân gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Khó khăn:

+ Bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề: 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..

+ Các nước tư bản bao vây, cấm vận và cô lập.

* Chủ trương:

- Khôi phục kinh tế, hàn hắn vết thương chiến tranh.

- Củng cố quốc phòng, tăng cường tiềm lực đất nước.

- Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Thành tựu:

- Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.

- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

- Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phácả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.

+ Đầu tư một khoản lớn cho quốc phòng để bảo vệ nền an ninh và thành quả công cuộc xây dựng CNXH.

+ Hỗ trợ cho các nước trong hệ thống XHCN.

+ Thành tựu đạt được:

Lĩnh vực

Nội dung

Kinh tế
  • Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)
  • Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.
Khoa học kĩ thuật
  • Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
  • Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
Xã hội
  • Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số người lao động.
  • Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
Chính trị
  • Tương đối ổn đinh
Đối ngoại
  • Bảo vệ hòa bình thế giới.
  • Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
  • Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

2. Các nước Đông Âu từ 1945 - 1975

a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945-1949

- 1944 - 1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giành chính quyền và thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.

- Tại Đức: Đức tạm chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Nhưng với âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chia cắt lâu dài nước Đức, các nước Anh, Pháp, Mỹ lập Cộng Hòa Liên bang Đức (9-1949). Thể theo nguyện vọng của nhân dân, được sự giúp đỡ của Liên Xô, CHDC Đức thành lập (10-1949)

* Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái:

- Từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất.

- Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.

- Ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

- Các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của các nước Đông Âu nhưng đều thất bại.

* Các nước CHND Đông Âu ra đời là thay đổi lớn đối với cục diện châu Âu.

b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu

* Hoàn cảnh

- 1950-1975 Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.

- Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.

* Thành tựu:

- Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu.

- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.

- Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.

- Trình độ khoa học-kỹ thuật được nâng cao

- Trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

* Ý nghĩa:

- Làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.

3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu

a. Quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV thành lập ngày 08.01.1949):

- Các nước Đông Âu đã hoàn thành CMDCND và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH.

- Hội Đồng Tương Trợ Kinh tế (SEV) thành lập ngày 8-1-1949 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bung ga ri, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba và Việt Nam

* Mục đích

- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật …

- Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tế.

- Thành tựu: đã thúc đẩy các nước XHCN phát triển kinh tế và kỹ thuật, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.

* Tác động

- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 10%/ năm.

- GDP tăng 5,7 lần.

- Liên Xô giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên 20 tỷ Rúp.

* Thiếu sót, hạn chế

- Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Chưa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.

- Do cơ chế quan liêu và bao cấp.

* Ý nghĩa

- Các nước Xã hội chủ nghĩa có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nâng cao đời sống nhân dân

- Ngày 28-8-1991 ngừng hoạt động.

b. Quan hệ chính trị - quân sự

Tổ chức Hiệp ước Vacxava thành lập ngày 14.05.1955.

- Hiệp ước Vacsava thành lập ngày 14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani, CHDC Đức.

Mục đích hoạt động:

- Mục tiêu

+ Là liên minh phòng thủ về quân sự, chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu.

+ Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và duy trì hòa bình của châu Âu, thế giới

+ Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nước XHCN và đế quốc vào đầu những năm 1970.

+ Sau những biến động chính trị lớn ở Đông Âu, những người đứng đầu 2 nước Liên Xô và Mỹ thỏa thuận chấm dứt chiến tranh lạnh (1989), ngày 1-7-1991, tổ chức này ngừng hoạt động.