Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục là

Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa gốc và lý giải nguyên nhân :- Mỗi quốc gia, dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đó là tiêu chí quan trọng để phân biệt dântộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân tộc dù phong phú, đa dạng đến mấycũng đều có nguồn gốc xuất phát từ 1 trong 2 loại hình văn hóa: văn hóa gốc chăn nuôi du mục và vănhóa gốc nông nghiệp trồng trọtTiêuchíVăn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt (phươngĐông)Văn hóa gốc chăn nuôi du mục (phương Tây)Cơ sở Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,sông ngòi chằnghình chịt , đồng bằng phì nhiêu màu mỡ thích hợpthành cho nông nghiệp trồng trọt phát triển.=> Văn hóa nông nghiệp trồng trọt (đặc biệt làtrồng lúa nước) nên đồ ăn là thực vậtNghề trồng trọt buộc con người sống định cư,Đặcnhà cửa ổn định, vì vậy nên không thích diđiểmchuyển => Trọng tĩnhVì nghề trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiênnhiên nên cư dân rất tôn thờ, gắn bó, sùng bái tựnhiên, mong muốn hòa hợp với thiên nhiên.Cuộc sống định cư tạo nên tính cộng đồng cao.Khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là thảonguyên (xứ sở của đồng cỏ) thích hợp cho chănnuôi phát triển.=> Văn hóa chăn nuôi du mục nên đồ ăn là độngvậtSống du cư, nay đây mai đó, lều tạm bợ nên cóthói quen thích di chuyển => trọng động.Vì luôn di chuyển nên không phụ thuộc nhiều vàothiên nhiên, từ đó nảy sinh tâm lý coi thường,tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên.Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng khôngcao, yếu tố cá nhân được coi trọng=> tâm lý thíchganh đua, cạnh tranh , hiếu thắng, ứng xử độc tôn,độc đoán theo nguyên tắcPhương thức sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu Nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vaitố tự nhiên nên hình thành kiểu tư duy tổng hợp trò của cá nhân, đối tượng hằng ngày con ngườibiện chứng, coi trọng kinh nghiệm chủ quan, tiếp xúc là đàn gia súc với từng cá thể độc lập nêncảm tínhhình thành kiểu tư duy khách quan, lý tính, phântích chú trọng vào từng yếu tố, coi trọng khoa họcthực nghiệmDo tư duy tổng hợp biện chứng nên hình thành Do kiểu tư duy phân tích nên hình thành lối sốngthái độ ứng xử hiếu hòa, linh hoạt mềm dẻo, hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn, trọng lý, ứng xửtrọng tình.theo nguyên tắc => Thói quen tôn trọng pháp luậtvì vậy mà hình thành rất sớm ở phương tâyThiên về thơ, nhạc trữ tình, thiên văn, triết học,. Thiên về khoa học tự nhiên, kỷ thuật và văn minhTâm linh và tôn giáo, thiên về văn hóa nông thành thịthônCuộc sống định cư, trồng trọt là chính và tính cố Vì cuộc sống du mục cư nên cần đến sức mạnh vàkết cộng đồng đã hình thành lối sống trọng đức, bàn lĩnh đàn ông nên người đàn ông có vai tròtrọng văn, trọng phụ nữquan trọng, hình thành lối sống trọng tài, trọngvõ, trọng nam giới.Tóm lại, do những đặc trưng về điều kiện khí hậu, tự nhiên đã hình thành nên những phương thức sảnxuất khác nhau, từ đó quy định các loại hình văn hóa khác nhau.Câu 2: Chứng minh văn hóa VN thuộc loại hình VH gốc nông nghiệp- Vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có nhiều sông lớnvà nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ nên VN là nơi rất thích hợp để phát triển nên nông nghiệp lúa nước.Do đó, văn hóa VN thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình và tất cả những đặc trưngcủa loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa VN- Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề trồng trọtbuộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lốisống ổn định, cho rằng “An cư lạc nghiệp” . Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệpcó ý thức tôn trọng, sùng bái và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là “nhờ trời”, “lạy trời”…vì luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ. Các tín ngưỡng và lễhội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước.- Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết,nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên vềmặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính:sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen… Người làm nông quan tâm không phải là từng yếutố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sứcphong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau,được mùa cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm…- Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lối sống định cư lâu dài nên tạo ra những mối quan hệ tình cảmthân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng tình. Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khépkín, hướng nội. Lỗi sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trongngôi nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người Việt coi: Nhất vợ nhìtrời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được xem là người có vai trò quyết định trongviệc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọngtình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơntình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…- Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắctrọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ởống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiệnbiểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc: Nhấtquen, nhì thân, tam thần, tứ thế.- Sống theo tình cảm nên mọi người biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọngtình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Làm gì cũng phải tínhđến tập thể, luôn có tập thể sau lưng, xem nhẹ vai trò cá nhân: Bán anh em xa mua láng giềng gần- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độdung hợp trong tiếp nhận: ở VN không những không có chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều đượctiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.--> Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều đượcthể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt truyền thống.Câu 3: Hãy chỉ ra những dấu ấn sông nước được thể hiện trong văn hóa Việt Nam:1. Văn hóa vật chất:A. Văn hóa ẩm thực:- Bữa ăn truyền thống của người Việt thường có 3 thành phần chính là: cơm – rau – cá. Trong đó, thức ăn cungcấp đạm động vật của người Việt chủ yếu là cá – sản phẩm chủ yếu của vùng sông nước (nhiều sông, biển). Từcác loại thủy, hải sản, người Việt lại chế biến ra các loại nước mắm (mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm cá…)và nước mắm dùng làm nước chấm. Một bữa cơm Việt Nam hầu như không thể thiếu được món nước mắm.B. Văn hóa ở:- Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt mang đậm dấu ấn của vùng sông nước. Nhà sàn là kiểu nhà rấtphổ biến của người Việt từ thời Đông Sơn, thích hợp cho miền sông nước: tránh lũ ở miền núi và tránh ngập lụtở đồng bằng.- Một bộ phận cư dân sống bằng nghề sông nước còn lấy thuyền bè làm nhà ở nên đã hình thành những xómvạn chài.- Kiến trúc: Ngôi nhà của người Việt Nam đã được làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền. Hiện nay,những công trình kiến trúc cổ lớn như đình chùa, cung điện cũng được làm cong vút như một con thuyền rẽsóng lướt tới.C. Văn hóa đi lại:- Do đặc điểm là vùng sông nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển kéo dài từ Bắc và Nam nên dặc điểmnổi bật trong giao thông đi lại truyền thống của người Việt là đường thủy chiếm ưu thế, đường bộ kém pháttriển.- Các phương tiện giao thông đường thủy của Việt Nam rất phong phú: thuyền, ghe, xuồng, phà, tàu…- Phần lớn các đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những Cảng sông, cảng biển (Vân Đồn, Hội An, Phố Hiến,Gia Định…).2. Văn hóa tinh thầnA. Văn chương- Hình ảnh sông nước xuất hiện nhiều trong ca dao tục ngữ (Biển sâu cá lội mất tăm/ Dầu chờ, dầu ngóng trămnăm cũng chờ/ Sông sâu cá lượn lờ đờ/ Dầu trông dầu đợi cho chí chờ trăm năm), trong lời ăn tiếng nói hàngngày (xe đò, quá giang, lặn lội thăm nhau...)B. Nghệ thuật sân khấu:- Múa rối nước- Nam Bộ có cải lương, vọng cổ, Trung Bộ có Nam ai Nam Binh với những giai điệu ngân nga thíchhợp với quá trình chèo thuyền trên sông nước.C. Tín ngưỡng:- Sùng bái tự nhiên: Thờ MẫuThành mẫu thượng thiên: cai quản vùng trời , mây, mưa,Thánh mẫu Thượng Thoải: cai quản vùng sông nước.Thánh mẫu Thượng Ngàn: cai quản rừng núi.Thánh mẫu địa phủ: cai quản đất đai.- Dọc bờ biển từ bắc chí Nam người dân làng chài thường lập lăng thờ cá ông. Lễ hội cúng cá ôngđược tổ chức rất trọng thể, vào từng tháng khác nhau tùy theo từng làng.- Trong nghi thức cúng kiến của người Việt có tục cúng dĩa tam sơn trong các dịp dựng nhà, động thổgồm CUA (hoặc TÔM) + THỊT + TRỨNG; tục thả đèn nước trong các lễ lọc.- Tục thờ tứ linh của người Việt gồm: LONG, LÂN, QUY, PHUNG .Trong đó long (rồng), quy (rùa)hai con vật sống dưới nước.- Trong lễ hội thường có trò chơi đua thuyền. Trong trống đồng Đông Sơn còn lưu lại những cảnh đuathuyền.Câu 4: Khả năng của người Việt trong việc tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên thể hiện ở lĩnhvực VH vật chất.Văn hóa sản xuất VC là quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển đắp đê chốnglũ tại thành những vùng đồng bằng châu thổ chuyên canh lúa nước một cách ổn địnhTrong VH sản xuất VC, người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên. Từ điều kiện tựnhiên nóng ẩm mưa nhiều...thuận lợi phát triển trồng lúa nước và giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinhtế của xh VN truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục đầm lầy, lấn biển, đắp đê chống lụt..,đã trở thànhnhững đồng bằng màu mỡ chuyên canh lúa nước. Ngoài ra, tận dụng ĐKTN thuận lợi, người Việt còn trồngnhiều loại cây, chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi thủy hải sản.A. Trong VH ẩm thực:*Cơ cấu bữa ăn- Có hai yếu tố chi phối đến văn hóa ẩm thực của người Việt đó là tính sông nước và thực vật. Sự chiphối của 2 yếu tố này thể hiện ở cơ cấu 1 bữa ăn truyền thống với 3 yếu tố chính: cơm-rau-cá.+ Cơm là món ăn cung cấp tinh bột chủ yếu trong bữa ăn (người sống vì gạo, cá bạo về nước). Ngoàicơm là từ gạo, nếp mà ra. Thì người Việt còn chế biến ra nhiều món ăn khác như cháo, bún, bánhchưng, bánh giầy….+ Rau: do nằm ở xứ nhiệt đới rau quả của Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Cùng với rau, dưa, càthì còn có các gia vị khác như ớt, sả, gừng...Việc dùng rau trong bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụngmôi trường tự nhiên của người Việt (Đói ăn rau, đau uống thuốc)+ Cá là thức ăn cung cấp nhiều đạm động vật. Cá có thể chế biến ra nước mắm – món chấm không thểthiếu trong bữa cơm. (Cơm với cá như má với con)+ Ngoài ra thì còn có thức uống và đồ hút. Thức uống thông dụng là chè xanh và rự ợu. Đồ hút thôngdụng là thuốc lào.+ Ăn trầu là một phong tục độc đáo và lâu đời của người Việt.* Tính tổng hợp trong văn hóa ẩm thực- Trong cách chế biến: hầu hết các món ăn VN điều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp như xào, nấu,canh, rau sống, bún...- Trong cách ăn: trong mâm cơm của người Việt bao giờ cũng có đồng thời nhiều loại thức ăn như:canh, rau, cá, dưa, thịt… Được chế biến đa dạng: xòa, rán, nấu, luộc kho...quá trình ăn cũng là sự tổnghợp các món ăn.* Tính linh hoạt- Thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền phù hợp với môi trường tự nhiên --> biểu hiện củalối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, với nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp-Thể hiện ở việc chế biến và lựa chọn các món ăn để điều chỉnh, làm cân bằng các trạng thái của cơ thể(âm-dương, nóng-lạnh), giữa cơ thể với môi trường để đối phó với thời tiết --> tạo sự cân bằng giữacon người với môi trường tự nhiên-Thể hiện trong dụng cụ ăn là đôi đũa. Đôi đũa có thể dùng một cách linh hoạt với nhiều chức năngkhác nhau. Tập quán dùng đũa lâu đời làm hình thành nên nhiều triết lý như tính cặp đôi (Vợ chồngnhư đũa có đôi), tính cân xứng (Vợ dại không hại bằng đũa vênh), tính tập thể (Vơ đũa cả nắm)B. Trong VH trang phục:* Quan niệm về mặc-Chú trọng tính bền chắc.(Ăn chắc, mặc bền)-Thích trang phục kín đáo, giản dị.-Ưa các màu sắc âm tính: nâu, đen, chàm…phù hợp với môi trường sông nước, với công việc lao động “chânlấm tay bùn”.C ác màu sắc dương tính (đỏ, vàng..) chỉ mặc vào dịp lễ hội-Người Việt rất có ý thức về việc làm đẹp (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân).* Chắc liệu may mặc-Người Việt thường sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên, mỏng, nhẹ và có nguồn gốc từ thựcvật, mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mátnhư: tơ tằm,sợi bông, sợi đay, sợi gai..* Kiểu trang phục truyền thống của người Việt:-Trang phục truyền thống của phụ nữ thời phong kiến gồm: váy, yếm, áo tứ thân,quần lĩnh, khăn chítđầu, thắt lưng. Trong đó chiếc váy được bảo tồn như là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc đểphân biệt với trang phục người Tàu.+ Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài (tứ thân hoặc năm thân với nhiều màu sắc)+ Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt là màu nâu (màu đất) và màu đen (màu bùn). Điềuđó cũng phản ánh phong cách truyền thống của người VN là ưa sự kín đaó, giản dị, đồng thời cũng thểhiện sự thích nghi với môi trường sống và sinh hoạt của nghề nông trồng lúa nước.+Ngoài ra chiếc nón lá cũng là một bộ phận kèm theo không thể thiếu trong trang phục của phụ nữ VNtruyền thống. Nón có vành rộng và có mái dốc do đặc thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều-Trang phục truyền thống của nam giới thường ngày là áo cánh, quần lá tọa phù hợp với khí hậu nóngbức và công việc đồng áng. Ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the, quần ống sớ.=> Tóm lại trang phục của người Việt thể hiện sự ứng xử linh hoạt để đối phó với môi trường tựnhiên vùng nhiệt đới và nghề nông.C. Văn hóa ở- Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc sống định cư ổn định ( An cư lạcnghiệp).- Vật liệu làm nhà: có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa… thể hiện khả năng sáng tạo trọng việc thíchnghi và tận dụng các ĐKTN-Kiến trúc nhà:+ Mang đậm dấu ấn của vùng sông nước với nhà sàn là kiểu nhà phổ biến, thích hợp cho cả miền sôngnước lẫn miền núi để ứng phó với những tác động xấu của môi trường (tránh côn trùng, thú dữ, lũ,ngập lụt..).Sang thời phong kiến thì nhà đất bằng là phổ biến nhưng kiểu nhà mái cong mô phỏng mũithuyền, thậm chí cư dân sông nước còn dùng thuyền làm nhà ở hình thành nên các xóm chài+ Không gian ngôi nhà Việt là không gian mở, có cửa rộng, thoáng mát, giao hoà vs tự nhiên, xungquanh có cây xanh bao bọc che chở.+ Nhà được cấu trúc gian số lẽ theo quan niệm âm dương – ngũ hành.-Chọn hướng nhà và chọn đất làm nhà: hướng nhà ưa thích của người Việt là hướng nam hoặc đôngnam, các hướng này sẽ tận dụng được gió mát từ biển thổi vào và tránh được nắng nóng. Chọn đất làmnhà chịu sự ảnh hưởng của quan niệm âm dương – ngũ hành.D. Văn hóa đi lại- Giao thông đường bộ kém phát triển vì lối sống định cư nên cư ân ít có nhu cầu đi lại, do nền kinh tế tự cungtự cấp nên hạn chế nhu cầu trao đổi, mua bán giữa các vùng và do sông ngòi dày đặc. Do đó, chỉ mới có nhữngcon đường nhỏ, cư dân chủ yếu là đi bộ, vận chuyển nhờ ngựa, voi, trâu; quan lại đi bằng cáng, kiệu- Giao thông đường thủy:+ Chiếm ưu thế do địa hình nhiều sông ngòi, bờ biển kéo dài từ Bắc chí Nam nên người Việt đi lại chủ yếu bằngthuyền, ghe, xuồng,đò...+ Vì đường thủy chiếm ưu thế nên phần lớn đô thị là các cảng sông, cảng biển (Vân Đồn, Thăng Long, PhốHiến...)+ Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông nước nên hình ảnh dòng sông, con đò đã ăn sâu vào trong tư duy, trongcách nghĩ (Thuyền theo lái, gái theo chồng; Thuyền về có nhớ bến chăng...)+ Ngay khi đi trên bộ, người Việt vẫn nói theo cách của người đi trên sông nước: lặn lội, quá giang, xe đò...Tóm lại, ăn, mặc, ở, đi lại là nhu cầu cần thiết của con người, đồng thời cũng thể hiện sự ứng xử vănhóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồngtrọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường sông nước vàxứ sở thực vật.Câu 5: Phân tích thái độ ứng xử văn hóa của người Việt với môi trường xã hội thể hiện ở lĩnh vực vănhóa vật chấtNgười Việt coi trọng nông nghiệp, chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khích khai hoang, mở rộng diệntích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất VC.A. Trong VH ẩm thực:* Tính linh hoạt- Thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền phù hợp với môi trường tự nhiên --> biểu hiện củalối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, với nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp-Thể hiện ở việc chế biến và lựa chọn các món ăn để điều chỉnh, làm cân bằng các trạng thái của cơ thể(âm-dương, nóng-lạnh), giữa cơ thể với môi trường để đối phó với thời tiết --> tạo sự cân bằng giữacon người với môi trường tự nhiên-Thể hiện trong dụng cụ ăn là đôi đũa. Đôi đũa có thể dùng một cách linh hoạt với nhiều chức năngkhác nhau. Tập quán dùng đũa lâu đời làm hình thành nên nhiều triết lý như tính cặp đôi (Vợ chồngnhư đũa có đôi), tính cân xứng (Vợ dại không hại bằng đũa vênh), tính tập thể (Vơ đũa cả nắm)* Tính cộng đồng- Bữa ăn của người Việt là ăn chung, các thành viên trong bữa ăn liên quan và phụ thuộc nhau (chungnồi cơm, chung chén nước chấm…)-Vì mang tính cộng đồng nên trong bữa ăn của người Việt rất thích trò chuyện.*Tính mực thước và lễ nghi- Do lối sống cộng đồng cùng với sự chi phối của quan niệm Nho giáo coi trọng tôn ti, thứ bậc nênngười Việt rất coi trọng nghi lễ và thái độ ứng xử, ý tứ trong bữa ăn (Ăn trông nồi, ngồi trông hướng).B. Trong VH trang phục:* Quan niệm về mặc-Chú trọng tính bền chắc.(Ăn chắc, mặc bền)-Thích trang phục kín đáo, giản dị.-Ưa các màu sắc âm tính: nâu, đen, chàm…phù hợp với môi trường sông nước, lao động. Các màu sắcdương tính (đỏ, vàng..) chỉ mặc vào dịp lễ hội-Người Việt rất có ý thức về việc làm đẹp (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân).* Kiểu trang phục truyền thống của người Việt:-Trang phục truyền thống của phụ nữ thời phong kiến gồm: váy, yếm, áo tứ thân,quần lĩnh, khăn chítđầu, thắt lưng. Trong đó chiếc váy được bảo tồn như là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc đểphân biệt với trang phục người Tàu.+ Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài (tứ thân hoặc năm thân với nhiều màu sắc)+ Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt là màu nâu (màu đất) và màu đen (màu bùn). Điềuđó cũng phản ánh phong cách truyền thống của người VN là ưa sự kín đaó, giản dị, đồng thời cũng thểhiện sự thích nghi với môi trường sống và sinh hoạt của nghề nông trồng lúa nước.+Ngoài ra chiếc nón lá cũng là một bộ phận kèm theo không thể thiếu trong trang phục của phụ nữ VNtruyền thống. Nón có vành rộng và có mái dốc do đặc thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều-Trang phục truyền thống của nam giới thường ngày là áo cánh, quần lá tọa phù hợp với khí hậu nóngbức và công việc đồng áng. Ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the, quần ống sớ.=> Trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt thể hiện quan niệm thẩmmỹ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị.C. Văn hóa ở- Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc sống định cư ổn định (An cư lạc nghiệp).- Kiến trúc nhà của người Việt mang tính cộng đồng. Nếu như kiểu kiến trúc nhà phương Tây đượcchia thành nhiều phòng biệt lập thì nhà Việt truyền thống là 1 không gian sinh hoạt cộng đồng giữa cácthành viên trong gia đình, các gian nhà thường để thông nhau, không có vách ngăn. Ranh giới giữa cácnhà hàng xóm cũng thường chỉ được ngăn cách tượng trưng bằng một hàng cây (râm bụt, ruối, mồngtơi..) được xén thấp để dễ qua lạiD. Văn hóa đi lại- Giao thông đường bộ kém phát triển vì lối sống định cư nên cư ân ít có nhu cầu đi lại, do nền kinh tế tự cungtự cấp nên hạn chế nhu cầu trao đổi, mua bán giữa các vùng và do sông ngòi dày đặc. Do đó, chỉ mới có nhữngcon đường nhỏ, cư dân chủ yếu là đi bộ, vận chuyển nhờ ngựa, voi, trâu; quan lại đi bằng cáng, kiệu- Giao thông đường thủy:+ Chiếm ưu thế do địa hình nhiều sông ngòi, bờ biển kéo dài từ Bắc chí Nam nên người Việt đi lại chủ yếu bằngthuyền, ghe, xuồng,đò...+ Vì đường thủy chiếm ưu thế nên phần lớn đô thị là các cảng sông, cảng biển (Vân Đồn, Thăng Long, PhốHiến...)+ Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông nước nên hình ảnh dòng sông, con đò đã ăn sâu vào trong tư duy, trongcách nghĩ (Thuyền theo lái, gái theo chồng; Thuyền về có nhớ bến chăng...)+ Ngay khi đi trên bộ, người Việt vẫn nói theo cách của người đi trên sông nước: lặn lội, quá giang, xe đò...--> Do giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên văn hóa cũng gắn liền với những phương tiến đi lại(thuyền, ghe, đò...), coi đó như là nền tảng cho thái độ ứng xử đối với môi trường xã hội.Câu 6: Chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương - Ngũ hành với sự hình thành các triết lý sống của ngườiViệt* Thuyết âm – dươnga) Nội dung cơ bản- Thuyết âm dương khái quát nguyên lý hình thành vũ trụ “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinhtứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng”.+ Thuyết âm dương quan niệm thuở sơ khai, vũ trụ tồn tại trong trạng thái hỗn mang, không định hình,không giới hạn, bao là vô cùng vô tận, đến cực điểm gọi là thái cực.+ Sự hợp nhất khi đạt đến cực điểm sẽ phân chia thành hai: thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi là âm– dương. Cập đôi lập âm – dương gốc trong vũ trụ là đất – trời. Từ cập đối lập trong vũ trụ là đất – trời,ta có thể suy ra cập đối lập âm – dương ứng với con người đó chính là cha – mẹ.+ Cập đối lập âm – dương gốc (trời-đất, cha-mẹ) lại giao hòa với nhau tạo thành 4 tổ hợp mới gọi là tứtượng ( đất trời sinh ra 4 mùa, cha mẹ sinh ra con cái).+ Tứ tượng lại phối hợp với nhau để tạo thành 8 tổ hợp mới gọi là bát quái: càn-khôn-khảm-ly-đoàicấn-chấn-tốn+Bát quái lại tiếp tục vs nhau để tạo thành 64 quẻ, tượng trưng cho các trạng thái, tình huống thườnggặp trong thế giới tự nhiên và cuộc sống con người.=>Như vậy, do có sự giao hòa giữa các mặt đối lập (âm – dương) trong vũ trụ và con người nênmới tạo ra những sự vật mới.b) Đặc tính- Vận dụng hai cập đối lập âm – dương gốc là đất – trời, mẹ - cha, người xưa đã suy ra các đặc tính trộicủa âm dương trong tương quan với nhau là:+ Âm: thấp, lạnh, tối, mềm dẻo, chậm, hướng nội…+ Dương: cao, nóng, sáng, cứng rắn, hướng ngoại…-Ứng dụng các đặc tính trên vào việc xem xét các sự vật và hiện tượng người xưa cũng suy ra vô sốnhững cập đối lllap65 âm – dương khác nhau:+ Về con người, động vật: nam – nữ, đực – cái, mạnh – yếu…+Về thời gian: sáng – tối, ngày – đêm…+Về màu sắc: trắng – đen,..+Về không gian: lửa – nước,…c) Biểu tượng âm dương- Biểu tượng âm – dương được thể hiện trong một hình tròn kín, có hai phần uốn lượn chia vòng trònlàm hai phần bằng nhau với hai màu đối nghịch: đen – trắng. Phần trắng biểu tượng cho dương, phầnđen biểu tượng cho âm. Trong phần trắng (dương) có một chấm đen (âm) và ngược lại.-Biểu tượng này nói lên rằng: âm và dương tồn tại trong nhau không thể tách rời. Trong âm có dươngtrong dương có âm.d) Qui luật tương tác âm dương-Âm - dương đối nghịch nhưng lại giao hòa với nhau, dựa vào nhau và là nguồn gốc của nhau. Không có âmdương không thể tồn tại và ngược lại.-Âm – dương chuyển hóa: âm có thể chuyển hóa thành dương và ngược lại. Cái này yếu đi thì cái kia mạnh lên.=> Qui luật chuyển hóa âm – dương cũng nói lên rằng, âm – dương phải nằm trong tràng tháicân bằng động thì mới duy trì được sự phát triển, vận động bình thường của sự vật.* Thuyết ngũ hành- Hành: là vận động. Ngũ hành: là trạng thái vận động của năm loại vật chất tạo ra vũ trụ. Nếu thuyết âm –dương quan niệm về bản chất tinh thần của vũ trụ thì thuyết ngũ hành quan niệm về cấu trúc vật chất của vũ trụ.Nội dung cơ bản- Vũ trụ được cấu tạo bởi 5 yếu tố vật chất cơ bản đó là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy các hành có tên như vậynhưng đó không chỉ là những vật chất cụ thể, mà còn tượng trưng cho một số thuộc tính căn bản của vật chất,cả trong thế giới vĩ mô và vi mô.- Đặc điểm của ngũ hành: luôn luôn vận động. Thuyết ngũ hành cho rằng, các loại vật chất cấu tạo nên vũ trụluôn tồn tại trong sự vận động và quan hệ với nhau theo hai hướng cơ bản tương sinh hoặc tương khắc.+ Ngũ hành tương sinh: cùng bồi bổ, thúc đẩy, giúp đỡ nhau cùng phát triển.+ Ngũ hành tương khắc: chế ngự, khống chế, kìm hãm nhau.-Nguyên lý tương sinh tướng khắc trong ngũ hành cũng dựa trên nguyên lý âm – dương. Sinh – khắc là hai mặtkhông thể tách rời của sự vật. Không có sinh thì sự vật không phát sinh và phát triển được. Không có khắc thìkhông thể duy trì được sự cân bằng và điều hòa trong sự phát triển và tiến hóa của sự vật.+ Ngũ hành quá thừa: Xuất phát từ nguyên lý âm – dương thuyết ngu hành quan niệm phàm vật gì cực thịnh thìthừa. Vật cực thịnh, thái quá sẽ bị chuyển hóa sang trạng thái khác.--> Thuyết âm dương và ngũ hành có mối liên quan trực tiếp, được kết hợp với nhau để lý giải về nguyên lýhình thành, về bản chất, cấu trúc của sự vận hành của vũ trụ.Ảnh hưởng của thuyết âm dương, ngũ hành đến triết lý sống của người Việt.-Triết lý về sự cân xứng, cặp đôi+ Trong tâm thức của người Việt, âm – dương luôn luôn tồn tại trong sự cập đôi, tương xứng. Chỉ khi tồn tạitrong sự cặp đôi, tương xứng thì sự vật mới hoàn thiện, trọn vẹn, bền vững, hợp qui luật. Trong thành ngữ, tụcngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày thường sử dụng các cập âm dương như: ông – bà, cha - mẹ, trời – đất…-Triết lý sống bình quân, hài hòa âm dương (Già néo đứt dây; Đầy quá sẽ đổ…)+Người Việt quan niệm trạng thái tồn tại tối ưu của mọi sự vật, từ tự nhiên đên xã hội là sự cân bằng, hài hòaâm dương. Chỉ khi tồn tại trong trạng thái này, sự vật mới ổn định, bền vũng, không bị biến đổi sang trạng tháikhác. Từ đó người Việt sống theo triết lý sống bình quân từ việc ăn uống, làm nhà, cho đến việc ứng xử vớingười khác hài hòa không làm mất lòng ai.+ Triết lý sống bình quân cũng khiến cho người Việt thường tự bằng lòng, an phận với những gì mình đang có,không hiếu thằng, tham lam.-Triết lý sống lạc quan (Trong rủi có may, trong họa có phúc; Khổ trước sướng sau…)+Nhận thức được quy luật bù trừ âm – dương, vận dụng vào cuộc sống người Việt thường có cái nhìn bình tĩnh,lạc quan trước mọi sự biến: trong rủi có may, trong họa có phúc.+ Nhận thức được quy luật chuyển hóa âm – dương người Việt có cái nhìn biện chứng về cuộc sống: không aigiàu ba họ, không ai khó ba đời… Tuy nhiên nếu lạc quan thái quá sẽ dẫn đến thái độ tiêc cực: tự bằng lòng vớicuộc sống hiện tại, phó mặc cho số phận, không nỗ lực, cố gắng hết mình.- Ngoài ra, thuyết âm dương, ngũ hành còn ảnh hưởng đến nhiều phương diện đời sống văn hóa tinh thầnngười Việt như:+ Chi phối các hành động thực tiễn: Tính toàn diện (hai mặt), Tính vận động, biến đổi (lịch sử, cụ thể), Tínhquan hệ (tương tác lẫn nhau).+ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh: Dùng thuyết Âm dương- Ngũ hành để coi tử vi, bói toán, chọn đấtlàm nhà, mai táng, xem việc hôn nhân, kết bạn, hợp tác làm ăn, …+ Ứng dụng trong y học cổ truyền: Y học phương Đông chẩn đoán và chữa bệnh dựa trên nguyên lý về sự tươngtác Âm dương và luật sinh / khắc của Ngũ hành giữa các bộ phận trong cơ thể người.Câu 7: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt xưa và nayPhật giáo là 1 trong 3 luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo thời Đại Việt và chođến ngày nay. Phật giáo truyền vào nước ta từ khoảng TK II - TK I TCN. Vào những TK đầuthời Đại Việt, Phật giáo phát triển rất nhanh, đạt cực thịnh vào thời Lý - Trần và được xem làquốc giáo.* Các đặc điểm của Phật giáoa) Khuynh hướng nhập thế- Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh. Bởi vậy Phật giáo VN luônđồng hành với cuộc sống của chúng sinh bằng những việc làm thiết thực như: nhà chùa mởtrường dạy học, tham gia đào tạo trí thức, nhiều nhà sư cũng là thầy thuốc…- Giáo lý của Phật giáo còn được người Việt cụ thể hóa trong các mối quan hệ đời thường.(Tu đâu cho bằng tu nhà, thời cha kính mẹ mới là chân tu).b) Quan niệm, triết lí Phật giáo- Toàn bộ triết lí của đạo Phật được thâu tóm trong 2 cột trụ là “Tứ Diệu Đế” gồm:+ Khổ Đế: nói đời là bể khổ+ Tập Đế: nói về nguyên nhân gây đau khổ+ Diệt Đế: nói về diệt trừ nỗi khổ+ Đạo Đế: nói về con đường, phương pháp diệt trừ nỗi khổ- Đạo Phật lý giải nguyên nhân gây nên mọi đau khổ là do con người có quá nhiều hammuốn, làm cho tâm hồn bất ổn, chao đảo khó lường. Đó là những bản năng xấu của conngười, nếu không tu luyện theo lời dạy của Đức Phật sẽ bị trừng phạt bởi “Luân hồi”, “Nhânquả”, “Quả báo”. Từ đó Phật lấy Tâm làm gốc, khi nào tu được tâm sẽ đạt đến “Giác ngộ” khiđó con người sẽ được “Giải thoát” đạt tới cõi “Niết bàn” - cái đích cuối cùng của hạnh phúcthật sự và bền vữngc) Tính tổng hợp-Tính tổng hợp là một trong những đặc điểm của lối tư duy nông nghiệp, bởi vậy, tính tổnghợp cũng chi phối đến thái độ ứng xử với Phật giáo của người Việt, làm nên sắc thái riêng củaPhật giáo VN.- Biểu hiện:+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa:_Dung hợp với tín ngưỡng sùng bài tự nhiên (Các vị thần mây, mưa, sấm, chớp đãđược Phật hóa thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện)._Dung hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu, Phật giáo VN có khuynh hường thiêng về nữtính: Phật giáo VN có rất nhiều Phật bà (khác với Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ làđàn ông). Ở nhiều nơi trên đất nước ta cũng có nhiều ngôi chùa mang tên các bà:chùa Bà Dâu, chùa bà Đen…_Dung hợp giữa việc thờ Phật với việc thờ các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,Thổ Địa, các anh hung dân tộc: kiến trúc phổ biến của chùa VN là tiền Phật hậuThần.+ Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo:_Đây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật giáo VN so với các quốc gia Phậtgiáo làng giềng. Phật giáo VN có sự dung hòa và điều hợp giữa cả Nam Tông và BắcTông._Trong tông phái đại thừa cũng có sự kết hợp giữa Thiền tông với Mật tông, Thiềntông kết hợp với Tịnh Độ tông.+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác:_Thời Đại Việt, Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo cùng tồn tại trong sự dung hợpvà bổ sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho conngười. Đó gọi là hiện tượng Tam giáo đồng qui._Vào đầu TK XX, ở Nam Bộ đã hình thành hai tôn giáo dựa trên nền tảng của Phậtgiáo, đó là đạo Cao Đài và Hòa Hảo.*Vì sao Phật giáo phát triển mạnh ở giai đoạn Bắc thuộc:-Được truyền bá vào VN bằng con đường hòa bình.-Phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của người VN lúc bấy giờ.-Là chỗ giữa tinh thần của người dân trong giai đoạn mất nước lúc bầy giờ.* Vai trò của Phật giáo:- Ngay từ đầu, người Việt đã có tín ngưỡng dân gian riêng của mình. Người Việt coi Ông trời như là mộtđấng tối cao,ở trên cao,thấu rõ mọi nỗi khổ của con người,giúp họ đạt được ước nguyện,trừng trị kẻ ác…Quan niệm này khiến cư dân Việt dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, luân hồi của Đạo Phật. Từ đó Phật giáo đãbén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện quahàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước. Với người dân VN, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triếtlý sống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, coi trọng tu nhân tích đức vì sợ nhân quả,nghiệp báo, đề cao tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha, là nơi an cư của tâm hồn, là trung tâm sinh hoạt cộngđồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử từ lâu (Mái chùa che chở hồn dântộc. Nếp sống ngàn năm của tổ tiên)- Ngày nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất. Có khoảng 7 đến 8triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến 10% dân số. Hiện nay, số lượng người đi chùa ngày càng đông, có niềm tinvào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một, có treo ảnh Phật, bàn thờ Phật trongnhà. Qua đó, ta thấy vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt từ xưa đến nayCâu 8: Ứng xử của người Việt với Nho giáo và vai trò của Nho giáo đối với đời sống tư tưởng và vănhóa tinh thần của người Việt xưa và nay.-Du nhập vào VN từ thời Bắc thuộc, nhưng do xu hướng cưỡng bức văn hóa nên suốt 1.000năm, Nho giáo chưa có được chỗ đứng trong cư dân Việt. Sang thời Đại Việt, Nho giáo là nộidung chủ yếu được giảng dạy trong nhà trường nên càng được phổ biến rộng rãi. Từ đó Nhogiáo chiếm lĩnh dần luôn cả lĩnh vực chính trị và tư tưởng.* Đặc điểm của Nho giáo VN (Ứng xử đối với Nho giáo)- Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà vuađược đề cao tuyệt đối, thì Nho giáo VN tuy vẫn đề cao tư tưởng này nhưng không cực đoanđến mức đòi hỏi phải hy sinh tính mạng vì vua. Mặc khác, quan niệm trung quân ở VN luôngắn liền với ái quốc. Và trong nhiều trường hợp, nước được đề cao hơn vua. Người Việt đềcao tinh thần yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc- Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa cũng đã bị khúc xạ qua lăng kính củangười Việt. Theo đó nó không chỉ là một khía niệm đạo đức hạn hẹp trong ứng xử cá nhân màcòn trở thành một lý tưởng xã hội cao đẹp đó là vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhândân (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân)- Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào VN cũng bị làm cho nhẹ bớt đi bởitruyền thống trọng phụ nữ vốn có trong văn hóa bản địa.- Đến thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, nho giáo VN đi vào giai đoạn suy vong không thểcứu vãn được nữa. Dù các vua nhà Nguyễn đã tìm mọi cách để củng cố địa vị của Nho giáonhưng vẫn không thể làm cho Nho giáo có được vị thế như nó đã từng có ở TK XV.- Trong gần mười TK xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến, Nho giáo đã trở thànhnền tảng tư tưởng chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội VN, được biểu hiện trên cáclĩnh vực (vai trò của Nho giáo)+ Làm nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản lý,duy trì sự ổn định của xã hội dựa trên mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theo quanniệm Tam cương, Ngũ thường.+ Là nền tảng đạo đức để củng cố các mối quan hệ gia đình – xã hội theo thứ bậc, kỷ cươngcủa giáo lý Nho giáo. Qua đó đã xác lập các chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhâncách con người VN truyền thống với các tiêu chí: đạt đức (trai thời trung hiếu làm đầu, gáithời tiết hạnh làm câu trao mình), đạt đạo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).+ Cùng với đó Nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyềnthống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo dục.=>Nho giáo đã chi phối và ảnh hưởng đến tất cả các mặt của cuộc sống từ chính trị,phong tục, nghi lễ cho đến cả văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng.* Vì sao trong thời Bắc thuộc Nho giáo chưa thật sự ảnh hưởng-Được truyền bá, du nhập qua nước ta bằng con đường cưỡng bức, chiến tranh.-Dân ta ít học, trình độ văn hóa còn thấp.-Chưa thật sự phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc của VN lúc bấy giờ.*Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục VN- Tích cực: Những đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạocủa người Việt Nam, đạo đức con người tốt, vinh danh người đỗ đạt, tôn sư trọng đạo, đề caonhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đức. (Một kho vàng không bằng 1 nang chữ; Chẳng yêu ruộng cả ao liền, chỉ yêucái bút cái nghiên anh đồ)- Tiêu cực+ Quan niệm giáo dục lấy thầy làm trung tâm, lấy tư tưởng người xưa làm mẫu mực, là ràocản của sự tò mò, trí tưởng tưởng vốn rất cần cho sự sáng tạo, làm hạn chế khả năng tư duyđộc lập mà chức năng của giáo dục đáng lẽ là phải khơi gợi, kích thích và làm cho nó pháttriển. Tình trạng này cùng với một môi trường xã hội không tạo thuận lợi cho sự lưu chuyểncác tri thức và thông tin, luật pháp chưa bảo vệ được những sản phẩm trí tuệ ...+ Quan niệm dạy - học mang màu sắc giáo dục khổng giáo vốn xem trọng quá khứ, “tầmchương trích cú”, “thuộc làu kinh sử” biến học sinh thành những con vẹt, biến những bộ ócnon nớt của các em thành những thùng chứa đồ cũ, là nguyên nhân của bệnh đọc – chép. Đọcchép lâu dần không những làm cho học sinh mất hết khả năng sáng tạo, mà còn tạo ra nơingười học thói quen xài chùa của người khác, trong lĩnh vực học thuật, thì đó là đạo văn.+ Việc gắn sự học với việc làm quan trong giáo dục nho giáo vốn đang ảnh hưởng rất mạnhtrên não trạng của người Việt mình là thủ phạm gây ra hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, sínhbằng cấp, học giả bằng thật, v.v..Câu 9: Mối liên hệ giữa gia đình - làng - nướcNhà- Làng- Nước là ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế- xã hội nhưng lại cómối liên quan, liên kết chặt chẽ. Sự thống nhất giữa Nhà- Làng- Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đấtnước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại, vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược củanhững kẻ thù mạnh như: phong kiến phương Bắc, rồi đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ...Ở Việt Nam, mốiquan hệ Nhà- Làng- Nước là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sởlàng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Xây dựng bảo vệ làng là xây dựng bảo vệ nước. Ngược lại,chống lại làng là chống lại nước. Không có ai yêu nước mà không yêu làng. Mối quan hệ Làng- Nước bềnchặt như vậy nên trong lịch sử đã có lúc mất nước nhưng không mất làng. Chúng ta có thể thấy thể liên kếtcộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tếbào của xã hội. Làng là cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ),mang tính tự quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Năm 1804 vua Gia Long cũng nhận thức sâu sắc sự liên kếtcộng đồng làng và nước khi nói: "Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục,vương chính lấy làng làm trước".*Mối liên kết về kinh tế.- Gia đình Việt Nam truyền thống chủ yếu lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước làm nghề nghiệp chính. Doyêu cầu cần phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình thành làng xã và ở mức độ cao hơn là sự hình thành nhànước như một biểu hiện cao nhất của sự hợp tác này. Mối liên kết Nhà- Làng- Nước về kinh tế thể hiện quanền kinh tế tiểu nông. Kinh tế đất nước hay kinh tế trong phạm vi làng xã đều lấy kinh tế hộ gia đình làm cơsở.- Khi kinh tế hộ gia đình phát triển, ổn định thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước phát triển, ngược lại khikinh tế hộ gia đình kém phát triển hay suy yếu thì kinh tế đất nước cũng gặp nhiều khó khăn. Trong suốtchiều dài phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, sức mạnh của làng xã hay Nhà nước đều phải dựa vào nôngdân. Đồng thời mỗi nhà muốn phát triển kinh tế đều phải nhờ vào cộng đồng làng xã và nhà nước. Nghề nôngtrồng lúa nước bắt buộc ngưòi nông dân phải tát nước khi ruộng đồng thiếu nước và tháo nước ra khi thừanước; nước ta thường xuyên chịu nhiều thiên tai, yêu cầu của việc làm thủy lợi... tạo nên sự hợp tác lẫn nhaugiữa các thành viên trong làng xã và cả nước. Trong hoàn cảnh đó một gia đình riêng rẽ không thể nào tựmình làm được nên phải có tổ chức đoàn kết gắn bó mọi người dân vào một thể cộng đồng chung tức làng xãđể điều hòa quyền lợi.- Khi Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp thì kinh tế tiểu nông phát triển, ngược lại khinhà nước suy yếu, không lo quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp thì kinh tế tiểu nông không thể pháttriển được.Như vậy chúng ta thấy mối liên hệ giữa gia đình tiểu nông với làng xã, nhà nước là mối liên kết biện chứngcó tác động qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Sức mạnh kinh tế của gia đình sẽ tạo nên sức mạnh kinh tếcủa làng xã, và sức mạnh kinh tế làng xã lại tạo nên sức mạnh kinh tế của cả nước. Chính yêu cầu của kinh tếnông nghiệp trồng lúa nước dựa trên cơ sở hộ gia đình là nguyên nhân quan trọng, chính yếu tạo nên mối liênkết Nhà- Làng- Nước về mặt kinh tế. Đồng thời đến lượt nó, mối liên kết này lại góp phần rất lớn cho kinh tếtiểu nông có thể tồn tại và phát triển.*Mối liên hệ về mặt văn hóa - xã hội- Nhiều gia đình hợp lại thành một làng và nhiều làng hợp lại thành nhà nước. Giữa nhà nước và làng xã vừacó tính liên kết chặt chẽ với nhau nhưng xét về phương diện nào đó làng xã vẫn có tính độc lập tương đối vớinhà nước: Làng Việt Nam mang tính tự quản cao hay nói cách khác đó là tính tự trị. Mỗi làng tồn tại như mộttiểu vương quốc độc lập, khép kín. Làng vẫn giữ được tính tự trị đặc thù của mình thông qua việc lập hươngước, từ đó tạo nên một sự cố kết, bền vững của làng xã và cũng đã tạo nên tâm lý bè phái, địa phương, íchkỷ . Thành ngữ "phép vua thua lệ làng" thường được dùng để nói làng Việt có sự độc lập với nhà nước. Tínhtôn ti trong trật tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng, trọng nam khinh nữ vàđặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Đây là một rào cản rất lớn trong quá trình hội nhập của người nông dânViệt.- Tuy nhiên, giữa làng xã và nhà nước có mối liên kết vô cùng chặt chẽ, chính mối liên kết này là nhân tố dẫnđến sự hình thành nhà nước VN trong lịch sử. Nhà nước VN trong thời phong kiến có thể gọi là hình thứcsiêu làng. Trong tâm thức của người Việt Nam làng bao giờ cũng gắn với nước và ngược lại. Do đó mà tronglịch sử các đơn vị trung gian giữa làng và nước thì luôn luôn thay đổi còn tổ chức của làng thì vẫn luôn đượcgiữ nguyên. Hương ước tạo nên tính tự trị của làng xã. Nhưng mặt khác chính nội dung hương ước cũng cócác điều khoản quy định nghĩa vụ của làng xã với nhà nước. Như vậy từ lệ làng ý thức cộng đồng làng xã đãphát triển thành ý thức quốc gia dân tộc. Với tiến trình lịch sử ấy ý thức ấy sẽ càng thêm sâu đậm, thể hiệntinh thần làm chủ đất nước của tổ tiên ta. Chính hương ước sẽ làm cho nhà nước và làng xã gắn bó với nhauhơn trong công cuộc gìn làng giữ nước. Từ đó làng xã là đơn vị bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, là cơ sở củaxã hội Việt Nam. Lòng yêu nước cũng từ đó mà ra. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống laođộng cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn, yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đãtạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, lánggiềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng Nhà- Làng- Nước- Dân tộc. Đối với con người VNtrong lịch sử cũng như hiện đại, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hết sức khăng khít trong một hệ thốngbền chặt Nhà - Làng - Nước. Điều này được biểu hiện rất rõ ở tính cộng đồng:" Bầu ơi! Thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"Câu 10: Nghệ thuật Việt Nam truyền thống:* Các loại hình nghệ thuật truyền thống:a. Văn chương truyền thống Việt Nam: Sự xuất hiện của văn học viết là 1 bước phát triển quan trọng củanền văn hóa, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa bác học. Đặc điểm:- Hai dòng văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm cùng song song phát triển:+Văn học viết bằng chữ Hán: thời Lý - Trần có trên 110 tác giả, đa số là các nhà sư, nho sĩ viết về triết học vàgiáo lý. Sang thời nhà Lê, Nguyễn Trãi đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc về lòng yêu nước, lòng tựhào và khi phách dân tộc.+Văn học viết bằng chữ Nôm: Thời Lê, sự ra đời của tập thơ Quốc Âm thi tập và Hồng Đức Quốc âm thi tậpđã đánh dấu sự hình thành của thơ ca chữ Nôm. Vào cuối Lê - đầu Nguyễn, nền văn học Nôm đạt nhiều thànhtựu rực rỡ, đỉnh cao là Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương...Dùng chữ viết dân tộc nên dòng văn học Nôm phảnánh được nhiều mặt quan trọng của đời sống và tâm hồn dân tộc, in đậm dấu ấn văn hóa Đại Việt- Thiên về thơ ca:+ Tác phẩm thơ ca chiếm 72,6% văn học VN+ Thể loại văn xuôi truyền thống thực chất là văn xuôi thơ (Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô..)+ Thơ ca truyền thống có cấu trúc chặt chẽ, vần luật nghiêm ngặt, thể hiện sự cân xứng, hài hòa về hình thứclẫn nội dung như thơ lục bát, song thất lục bát, thơ Đườngb. Hội họa: Nổi tiếng là tranh dân gian Đông Hồ với đề tài chủ yếu là cảnh sinh hoạt nông thôn vui vẻ, sungtúc pha chất hài hước như tranh Gà lợn, Hứng dừa....c. Kiến trúc và điêu khắc- Kiến trúc và điêu khắc tôn giáo:+ Giai đoạn đầu do Phật giáo là Quốc giáo nên kiến trúc và điêu khắc Phật giáo rất phát triển, chù chiền đượcxây dựng khắp nơi như Chùa Một Cột, Chùa Keo, Chùa Thiên Mụ... Trong các ngôi chù lớn đều có côngtrình điêu khắc Phật giáo như tượng đá A di đà, tượng La Hán, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng thú nhưRồng, Phượng, voi...+ Từ sau TK XV, Nho giáo lên ngôi, kiến trúc đình làng phát triển mạnh mẽ, mỗi làng đều có một ngôi đình.- Kiến trúc cung đình: nhiều công trình kiến trúc như Kinh thành Thăng Long, Cung đình Huế, cung điện,lăng tẩm, thành quách...phản ánh trình độ kỹ thuật thẩm mỹ tinh tế, tài hoa, đồng thời nói lên khả năng tiếpnhận và cải biến sáng tạo của người Việt từ ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc.d. Nghệ thuật sân khấu truyền thống: Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc thù: Chèo, múarối nước (Bắc bộ), Tuồng (Trung bộ), Cải lương (Nam bộ). Ngoài ra còn có các làn điệu dân ca truyền thốngđặc trưng của mỗi vùng miền.* Đặc điểm của nghệ thuật truyền thống:- Tính tổng hợp:+Không có sự tách biệt giữa các loại hình ca – múa – nhạc, tất cả đều có mặt trong một vở diễn sân khấu(chèo, tuồng, cải lương)+Các tác phẩm nghệ thuật sân khấu là sự kết hợp giữa bi và hài đan xen.+Trong âm nhạc, đàn bầu chỉ có một dây nhưng lại có thể phát ra đủ mọi âm thanh, cung bậc khác nhau.- Tính biểu cảm:+ Âm nhạc thường mang giai điệu trữ tình, sâu lắng, tốc độ chậm, âm sắc trầm, chú trọng luyến láy, nội dungthường là đề tài quê hương, tình yêu đôi lứa...đặc biệt đàn bầu là một loại nhạc cụ riêng đặc biệt của VN rấtthích hợp thể hiện tâm trạng cảm xúc buồn, sâu lắng.+ Vũ kịch thường dùng những động tác tay mềm dẻo, uyển chuyển, không có các động tác chân mạnh nhưnhảy cao, nhảy dài như múa phương Tây+ Trong nghệ thuật sân khấu (chèo, tuồng, cải lương) dùng ánh mắt, cử chỉ để biểu lộ cảm xúc+ Trong hội họa và điêu khắc, đề tài chủ yếu là phản ánh cuộc sống êm đềm, vui vẻ, hạnh phúc ở làng quêCâu 11: Giao tiếp và ứng xử trong văn hóa truyền thống:* Người Việt coi trọng giao tiếp: do nền văn hóa nông nghiệp sống quần cư, sự gắn kết cộngđồng cao nên người Việt coi trọng và thích việc giao tiếp:- Chào hỏi được xem như là một ứng xử văn hóa quan trọng (Lời chào cao hơn mâm cổ)- Thích thăm viếng nhau và coi đó là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, thắt chặt thêm quanhệ- Có tính hiếu khách (khách đến nhà đón tiếp niềm nở, chu đáo, tận tình)* Ứng xử trong giao tiếp:- Thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp: quan tâm đến những thông tin cánhân của đối tượng giao tiếp (tuổi, nghề nghiệp, quê quán...), đặc điểm này có nguồn gốc từtính cộng đồng và lối sống trọng tình (quan tâm đến người khác)- Đặt tình cao hơn lý: thể hiện qua Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…Yêu nhau chínbỏ làm mười…vì trọng tình nên cách xưng hô thân mật hóa, coi mọi người như bà con họhàng: cô, bác, dì, cháu, con...- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất:+ Thể hiện qua Tốt danh hơn lành áo….Đói cho sạch, rách cho thơm…Giấy rách phải giữlấy lề….Trâu chết để da, người ta chết để tiếng…+ Vì trọng danh dự nên nghi thức lời nói giao tiếp mang tính tôn ti, thứ bậc (chào nhau theoquan hệ xã hội và sắc thái tình cảm)+ Vì quá coi trọng danh dự nên mắc bệnh sĩ diện Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau mộttiếng anh hùng mà thôi. Đem chuông đi đánh nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấydanh.; Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp,…Tốt khoe, xấu che- Giữ ý, nhường nhịn, cả nể, thiếu tính quyết đoán trong giao tiếp:+ Có thói quen không mở đầu trực tiếp, không đi thẳng vào vấn đề cần nói mà thường hay nóivòng vo để đưa đẩy, tạo sự thân mật và thăm dò thái độ của đối tượng giao tiếp+ Do giữ ý nên thường không biểu lộ trực tiếp cảm xúc của mình với đối tượng giao tiếp (cácbài ca dao tỏ tình thường nói vòng vo, bóng gió)+ Thái độ giứ ý dấn đến tâm lý nhường nhịn, cả nể, sợ mất lòng người đối thoại: Lời nóichẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.; Học ăn học nói, học gói học mở. Mộtsự nhịn, chín sự lành…+ Thái độ đắn đo, cân nhắc thái quá, thiếu tính quyết đoán trong trong giao tiếp Người khônăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo…* Văn hóa ngôn từ trong giao tiếp:- Lời nói mang tính ước lệ, biểu trưng cao: không nói trực tiếp, cụ thể vào điều cần nói mànói bóng gió bằng hình ảnh ví von, ẩn dụ, tạo nên tính đa nghĩa, có thể vận dụng linh hoạt vàonhiều văn cảnh giao tiếp khác nhau (Trăm sau đổ một đầu tằm; Tưởng giếng nước sâu nối sợigàu dài, ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây..)- Trong tục ngữ, thành ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày hay dùng câu nói có 2 vế đối ứng trongquan hệ so sánh, tương phản, tạo tiết tấu vần điệu cho lời nói (Trèo cao ngã đau; Ông nói gàbà nói vịt...)Câu 12: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cấu trúc VH VN từ truyền thống sang hiện đại1. Giao lưu văn hóa Việt – Hán (từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X): Sự du nhập với rất nhiềuyếu tố văn hóa của Trung Hoa nổi trội là tư tưởng nho giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội về phong tục, nề nếp, thể chế chính trị và đạo đức. Văn hóa bản địa cùng với sự du nhập củacác yếu tố mới của nền văn hóa ngoại sinh đã định hình cho nền văn hóa truyền thống.2. Tiếp xúc văn hóa Pháp - bước khởi đầu (1858 - 1954)Lịchsử xãhội:Đặcđiểmvănhóa:- 1858, Pháp nổ súng xâm lược VN, sau đó chúng lần lượt đánh chiếm Nam bộ rồi đánh ra Bắc Bộ- 1883, nhà Nguyễn thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn lãnh thổ VN- Qua 2 cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, xã hội VN có những thay đổi mang tính bước ngoặt.Văn - Với mục đích khai thác tài nguyên, Pháp chú trọng phát triển đô thị, công nghiệp và giaohóathông:vật+ Đầu TK XX, Hà Nội trở thành đô thị sầm uất, là trung tâm chính trị - văn hóa, công nghiệpchất - thương nghiệp. Hải Phòng trở thành hải cảng lớn ở Đông Dương. Sài Gòn - Chợ Lớn là khuđô thị công - thương nghiệp khá sầm uất...+ Các khu khai thác mỏ lớn ra đời: Hồng Gai, Cẩm Phả --> khai thác than+ 1919 đã có hệ thống đường sắt dài 2.000 km --> phục vụ cho khai thác thuộc địa- Sự du nhập của văn minh vật chất phương Tây:+ Các phương tiện giao thông hiện đại: ô tô, tàu điện, xe lửa...+ Kiến trúc nhà Tây, nhiều tầng, biệt thự+ Trang phục: nam giới bắt đầu mặc Âu phục, nữ giới mặc áo dài tân thờiVănhóaxãhội:Vănhóatinhthần- Các tầng lớp xã hội mới ra đời:+ GC tư sản, tiểu TS thành thị+ GC vô sản (công nhân)+ Tầng lớp trí thức Tây họcTầng lớp nho sĩ bị phân hóa và trở nên yếu thế.- Sự tồn tại của 2 loại hình thái kinh tế - xã hội: phong kiến và TBCN - gọi là chế độ thực dânnửa phong kiến. Đây là giai đoạn người dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”- Tư tưởng:+ Tư tưởng Nho giáo: bị khủng hoảng, phân hóa và mất dần vai trò độc tôntồn tại và xuất  Nhà Nho cố hữu: trung thành với nền văn hóa giáo dục cũ, bất lực trướchiện cùng lúcbiến đổi của xã hộinhiều hệ tư Nhà Nho tức thời: đầu hàng Pháp, tiếp nhận yếu tố văn hóa và giáo dụctưởng khácPháp để làm quan cho chính quyền thực dânnhau, tác Nhà Nho tân tiến: tiếp nhận các luồng văn hóa phương Tây, chủ trươngđộng và ảnhcải cách văn hóa, qua đó làm nền tảng đấu trang GPDT. Nổi bật làhưởng lẫnphong trào Đông Kinh nghĩa thục.nhau:+ Tư tưởng dân chủ tư sản: hoàn toàn đối lập với tư tưởng tiểu nông và tưtưởng Nho giáo. Tư tưởng này phát triển rất mạnh giai đoạn này, là tư tưởngcủa tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và trí thức Tây học Ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao >< ý thức cộng đồng của làngxã Đề cao văn minh vật chất >< đề cao giá trị tinh thần của Nho giáo, cưdân nông nghiệp Đề cao tri thức khoa học và lối tư duy phân tích, coi trọng KHKT ><truyền thống coi trọng kinh nghiệm chủ quan cảm tính và tư duy tổnghợp biện chứng

 Lối sống cởi mở, năng động >+ Tư tưởng M - L: được truyền bá vào VN thông qua hoạt động của NAQvà các Đảng viên Cộng sản.--> Như vậy, vào những năm đầu TK XX, hệ giá trị của văn hóa truyền thốngđã dần bị mai một bởi sự hình thành của một giá trị mới mang nội dung dânchủ tư sản.Ngôn ngữ+ Chữ Quốc ngữ ra đời thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Khi Pháp chiếm đượcNam Kì, chữ Quốc ngữ bắt đầu được dạy trong trường học --> Sự ra đời chữQuốc ngữ là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình văn hóa VN, đánh dấu sựkhởi đầu của công cuộc hội nhập nền văn hóa VN vào nền văn hóa hiện đạicủa nhân loại+ Báo chí Quốc ngữ ra đời và phát triển nhanh chóng, góp phần to lớn trongviệc mở mang, khai thông dân tríNghệ thuật+ Văn học: chuyển mình mạnh mẽ, bắt đầu dùng chữ Quốc ngữ để sáng tác.Sự du nhập của các thể loại văn học mới với nhiều luồng tư tưởng khác nhauđã hình thành nên 3 dòng văn học: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phêphán và văn học cách mạng --> Văn học VN đã chuyển sang phạm trù vănhọc hiện đại+ Nghệ thuật: các loại hình được chuyên môn hóa, du nhập thêm nhiều loạihình mới như kiến trúc, kịch nói, điện ảnh...--> Sự phát triển của nghệ thuật và văn học đã làm thay đổi cả hệ thống quanđiểm thẩm mỹ, làm biến đổi thế giới tinh thần và diện mạo văn hóa VNGiáo dục:+ Bãi bỏ mô hình giáo dục Nho giáo, mở trường Tây học+ Một số trường cao đẳng, đại học, kĩ nghệ ra đời+ Một số cơ sở nghiên cứu khoa học ra đời --> KH-KT dần trở thành tri thứcchiếm ưu thế, tạo tiền đề cho nền khoa học VN và sự hình thành tầng lớp tríthức mới.Nhận xét:- Văn hóa VN đã trải qua “sự đứt gãy lịch sử” chưa từng có với sự thay đổi toàn diện bộ mặt văn hóa xã hộitừ thành thị đến nông thôn, từ văn minh lúa nước sang văn minh nông nghiệp, từ chữ Hán, chữ Nôm sangchữ Quốc ngữ, từ tư tưởng Nho giáo sang tưu tưởng dân chủ tư sản...tất cả đều hướng về hội nhập vớiphương Tây- Trải qua bước ngoặt này, bản sắc dân tộc không những không bị mất đi mà còn linh hoạt, thu nạp những yếutố văn hóa ngoại sinh, góp phần làm giàu có thêm nền văn hóa dân tộc, hội nhập văn hóa thế giới.3. Tiếp xúc với văn hóa Mỹ (1954 - 1975)- Cuộc tiếp cúc và giao lưu văn hóa Mỹ ở miền Nam là hệ quả tất yếu của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.Nền kinh tế, văn hóa, xã hội miền Nam phát triển theo con đường TBCN- Tích cực: Nền kinh tế hàng hóa phát triển, lối sống năng động, cởi mở, dễ hóa nhập, phát huy khả năng sángtạo cá nhân- Tiêu cực: Coi trọng văn minh vật chất, lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân và lối sống tự do,phóng túng4. Giao lưu văn hóa với Liên Xô và các nước Đông Âu (1954 – 1991)- Diễn ra ở miền Bắc với tính chất chủ động theo định hướng XHCN thông qua hợp tác, giúp đỡ, trao đổikinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học (gửi sinh viên và cán bộ du học, chuyên gia nước ngoài sang giúp VN)- Tích cực: Nền kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học có bước phát triển quan trọng, ngày càng hội nhập vớithế giới.- Tiêu cực: Nền kinh tế bao cấp + không mở rộng quan hệ với các nước ngoài hệ thống XHCN nên kinh tế trìtrệ, cứng nhắc, bảo thủ, văn hóa đơn điệuCâu 13: Mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hóa truyền thống với công cuộc CNH - HĐH đất nước- Trong bối cảnh mới, nền kinh tế chuyển mình từ nông nghiệp tiểu ông sang CNH - HĐH và công cuộc hộinhập, giao lưu toàn cầu hóa đang là nhân tố có tính quyết định dẫn đến quá trình chuyển đổi cấu trúc văn hóaVN truyền thống sang hiện đại- Mục tiêu CNH - HĐH là cơ cấu lại nền kinh tế thị trường theo hướng cân bằng nông nghiệp và côngnghiệp, giữa đô thị với nông thôn, xây dựng nền công nghiệp hiện đại với sự hình thành các khu công nghiệplớn, phát triển thương mại và nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và toàn cầu1. Tác động của văn hóa truyền thống đối với sự nghiệp CNH - HĐH- Nước ta tiến hành CNH - HĐH từ nền kinh tế tiểu nông với những phong tục, tập quán, lối sống, thói quenlàm việc và tư duy nông nghiệp nên chúng ta đã gặp không ít thuận lợi và khó khăn.- Thuận lợi:+ Ý thức đoàn kết cộng đồng cao+ Tiết kiệm, ý thức tự lực tự cường, vượt khó, cần cù, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động+ Tính tôn ti, nề nếp, trọng tình, hòa hiếu tạo cho xã hội tính ổn định cao+ Tư duy biện chứng, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt tạo khả năng thích ứng cao- Khó khăn:+ Nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, thói tùy tiện, voo nguyên tắc,tác phong đủng đỉnh, lối ứng xử kiểu giađình chủ nghĩa, ý thức tôn trọng pháp luật không cao+ Tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thói đố kị, cào bằng, kìm hãm năng lực sáng tạo của cá nhân+ Bệnh gia trưởng, tư tưởng độc đoán, bảo thủ, “phép vua thua lệ làng”--> Những khó khăn trên vẫn tồn taị dai dẳng, khó tẩy trừ trong thời gian ngắn, làm chậm tiến trình phát triểnCNH - HĐH2. Tác động của công nghiệp hóa đối với văn hóa truyền thống- Khi xã hội càng đi vào quy củ nề nếp, luật pháp ngày càng hoàn thiện thì lối làm ăn tùy tiện sẽ bị đẩy lùi, lốihành xử kiểu gia đình chủ nghĩa sẽ không còn cơ hội tồn tại- Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ càng lớn thí lối làm ăn kiểu sản xuất nhỏ sẽkhông còn thích hợp- Khi nhịp sống công nghiệp ngày càng khẩn trương thì tác phong đủng đỉnh sẽ không còn tồn tại- Khi quan hệ xã hội ngày càng mở rộng thì tư tưởng địa phương hẹp hòi, bảo thủ cũng bị đẩy lùiCâu 14: Tác động 2 mặt của toàn cầu hóa đối với văn hóa truyền thống? Cần phải làm gì để xây dựngnền văn hóa VN “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong bối cảnh toàn cầu hóa?* Tác động 2 mặt của toàn cầu hóa:- Tích cực:+ Về văn hóa vật chất: toàn cầu hóa góp phần kích thích cạnh tranh, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển,làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng mức sống của cư dân, rút ngắn thời gian để theo kịp sự phát triển củathế giới nhờ áp dụng kinh nghiệm và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới+ Về văn hóa tinh thần: Trong điều kiện toàn cầu hóa, cư dân VN có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóaphong phú, hưởng thụ được các sản phẩm văn hóa đa dạng của nhân loại. Tạo ra môi trường để cọ xát vớicác nền văn hóa mới, đó là con đường để đào thải những đặc trưng văn hóa lỗi thời không phù hợp. Đồngthời thông qua giao lưu với các nền văn hóa, nền văn hóa truyền thống VN sẽ được bổ sung, làm giàu thêmbởi những giá trị văn hóa tiên tiến đương đại.- Tiêu cực:+ Toàn cầu hóa với nền kinh tế thị trường cạnh tranh lạnh lùng vì lợi nhuận cũng mang lại những hệ lụy tấtyếu như làm xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc như lối sống trọng tình, sự bền vững của giađình và tính ổn định của xã hội và sự tha hóa về đạo đức lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay là minhchứng cụ thể do toàn cầu hóa mang lại.+ Toàn cầu hóa kinh tế mang theo sự hưởng thụ các giá trị vật chất, theo đó là văn hóa tiêu dùng, văn hóahưởng thụ, khát vọng làm giàu, tạo lối sống ăn chơi sa đọa, bạo lực thực dụng tác động đến lối sống giản dịcần kiệm của người VN truyền thống mà đặc biệt là giới trẻ.+ Tốc độ đô thị hóa đã làm cho tính cộng đồng - một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng bị maymột, quan hệ gia đình lỏng lẻo dần, có sự phân hóa trong tư duy, lối sống, cách ứng xử giữa các vùng miền,các tầng lớp dân cư, các thế hệ.Vào giai đoạn giao thời của văn hóa VN hiện nay, khi các giá trị truyền thống đang bị khủng hoảng, nhiềucái cũ đã lỗi thời trong khi cái mới được du nhập ồ ạt mà chưa được thẩm định bởi thời gian nên chưa địnhhình những chuẩn mực mới. Do đó sẽ không tránh khỏi hiện tượng xô bồ lẫn lộn, xấu tốt đan xen khó kiểmsoát, thậm chí có lúc cái xấu lấn át cái tốt. Đây là sự nguy hiểm cho giới trẻ hiện nay với nhịp sống luôn vồvập với cái mới thì khó định hình một chuẩn mực sống cho phù hợp và đấy cũng một trong những nguyênnhân sịnh ra các loại tội phạm đáng báo động trong thanh niên hiện nay.* Xây dựng nền văn hóa VN “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong bối cảnh toàn cầu hóa- Tận dụng các lợi thế của toàn cầu hóa, tiếp thu các thành tựu hiện đại của các nước tiên tiến để đưa đất nướchội nhập thế giới- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu văn hóa truyền thống, chủ động, tích cực giao lưu, tiếp thucó chọn lọc để đáp ứng yêu cầu của thời đại- Chủ động bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống (lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù chịu khó, trọngtình, hòa hiếu...), không đánh mất và trở thành bản sao- Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cần phải gắn liền với các hoạt động cụ thểCâu 15: Văn hóa làng VN truyền thống:Do lối sống định cư nên với người Việt, làng là môi trường sống, là cộng đồng chủ yếu làm nền tảng cho tổchức xã hội nông nghiệp cổ truyền. Với lịch sử hàng ngàn năm, làng Việt Bắc Bộ là cái nôi hình thành, nuôidưỡng và bảo tồn các đặc trưng bản sắc của văn hóa dân tộc. Cũng từ văn hóa làng hình thành nên lối sống,thói quen, cách tư duy, ứng xử của người Việt truyền thống.1. Tổ chức hành chính của làng:- Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong các cấp của bộ máy chính quyền phong kiến.- Bộ máy chính quyền làng xã gồm 3 tổ chức lồng vào nhau:+ Dân làng xã: toàn bộ cư dân nam giới từ 18 tuổi trở lên và là dân chính cư.+ Hội đồng kì mục: gồm những người vừa có điền sản, vừa có chức vụ hay phẩm hàm, được dânlàng xã cử lên, đề ra các chủ trương và biện pháp để làm tròn việc làng việc nước.+ Lý dịch: là chức vụ cấp xã của chính quyền phong kiến, đứng đầu là Lý trưởng, có trách nhiệmthực hiện các chủ trương của Hội đồng Kì mục để thực hiện công việc tự quản lí làng xã và thi hànhcác chiếu chỉ của triều đình2. Đặc trưng của văn hóa làng:- Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa làng.hai đặc trưng nàycó mqh hữu cơ, tác động biện chứng, vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nhau.- Văn hóa làng chính là cội nguồn, sức mạnh, cũng là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và gìn giữcác đặc trưng bản sắc của văn hóa dân tộc và cũng là cơ sở để hình thành ý thức về quốc gia– dân tộc.- Làng Việt Bắc Bộ: tính tự trị cao => làng Việt Trung Bộ: cơ cấu làng bắt đầu lỏng lẻodần, tính tự trị khép kín mờ nhạt hơn -> làng Việt Nam Bộ: tính chất mở đẩy lùi tính tự trịhoàn toàn mà thay vào đó là lối sống năng động, dễ thích nghi, hòa nhập.TÍNH CỘNG ĐỒNG- Lối sống định cư của cư dân nông nghiệp trồng trọt đã hình thành nên tính cộng đồng.- Tính cộng đồng là sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, gia tộc, giữa các thành viên tronglàng với nhau. Là sự ứng xử trong mqh giữa các thành viên trong làng với nhau.Cơ sở Quan hệ láng giềng: Do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi phải sống địnhhình cư, quần tụ thành làng => Hình thành mqh láng giềng gắn bó (Bán anh em xa mua láng giềngthành gần...)Quan hệ huyết thống: Làng hình thành trên cơ sơ quần tụ các gia đình có cùng huyết thống,gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau về VC – TT (Chị ngã em nâng; Một người làm quan cả họđược nhờ….)Biểu hiệnVề kinh tế: cư dân trong làng tương trợ, giúp nhau lao động sản xuất, chống thiên tai,Biểu tượngTácđộngTíchcựcTiêucực… (Một miếng khi đói…; Lá lành đùm lá rách;…)Về tình cảm: cư dân trong làng luôn giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, khi vui,buồn (Một con ngựa đau…;Bầu ơi)Về phong tục, tín ngưỡng: cả làng có chung phong tục, cùng thờ chung một vị thầncủa làng (Thành Hoàng), cùng tham gia hội hè, hôn nhân đặt lợi ích cộng đồng lêntrên quyền lợi cá nhân.Về luật pháp: mỗi thành viên không được công nhận với tư cách cá nhân, bị hòa tantrong cái chung của cộng đồng họ mạc, làng, xã (trách nhiệm hình sự liên đới vớinhững người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, hàng xóm,…), một người phạm tội cảcộng đồng chịu vạ lây.(Một người làm quan cả họ được nhờ; Phúc cùng hưởng, họa cùng chịu)Ý thức cộng đồng khiến cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ, là cơ sở hìnhthành tinh thần đoàn kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quý báu củadân tộc ta.- Đình làng- Cây đa- Bến nước- Tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng và tính tập thể hòa đồng. (Một con ngựa đau…)- Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang đùm bọc nhau, là cơ sở tạo nên lốisống trọng tình– một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt (Tay đứt ruột xót;Chị ngã em nâng; Môi hở răng lạnh; Lá lành…)- Tạo nên tư tưởng bè phái, “chủ nghĩa thân quen” (Đóng cửa bảo nhau)- Thói dựa dẫm, ỉ lại (Một người làm quan…; Cha chung không ai khóc; Lắm sãikhông ai đóng cửa chùa)- Thói cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức cá nhân (Xấu đều hơn tốt lỏi; Chết một đốngcòn hơn sống một người)- Trọng tình cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lý (Dẫn nhau ratrước cửa quan…; Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình)TÍNH TỰ TRỊ- Là sự ứng xử trong mqh giữa làng này với làng khác.- Do tính cố kết cộng đồng cao khiến cho mỗi làng trở thành một đơn vị độc lập, khépBản chấtkín, co cụm lại trong không gian khá biệt lập của mỗi làng => tạo nên tính chất tự trị,khép kín như một đặc trưng nổi bật của văn hóa làng.Cơ sở hình - Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự túcthànhtự cấp là nguyên nhân tạo nên lối sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng.- Về không gian địa lí: cư dân mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khá biệt lập,Biểu hiệnbao quanh là lũy tre và cổng làng=>mỗi làng tồn tại như một “vương quốc” nhỏ khép kín- Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự cấp tự túcnên không có nhu cầu giao thương với bên ngoài.- Về hành chính: mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chứcnăng giải quyết mọi việc trong làng, bao gồm: Hội đồng Kì mục (có chức năng như lậppháp), Lý dịch (có chức năng như hành pháp), Lệ làng – Hương ước (là luật lệ của làng).Hương ước là tập tục dân gian tùy vào từng làng, phản ánh tâm lý, phong tục, tập quán,nếp sống, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cư dân làng, tạo nên áp lực tinh thần bất khảkháng, hình thành lệ làng. Vì vậy, luật tục - hương ước - lệ làng đã ràng buộc mỗi cư dânlàng vào 1 nề nếp, quy củ, tạo thành nếp sống chung ổn định- Người dân trong làng có thể ít hiểu về luật pháp của nhà nước, nhưng lại hiểu rất rõ lệlàng và tuân thủ nghiêm ngặt; thậm chí lệ làng còn có hiệu lực hơn luật pháp của nhànước (Phép vua thua lệ làng; Nhập gia tùy tục;…)- Về tình cảm: các thành viên đều có quan hệ họ hàng nên qhệ giao lưu tình cảm cũngkhép kín trong phạm vi làng..- Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có Thành Hoàng là vị thần bảo trợ cho dân làng; có hộihè, đình đám riêng.Sự độc lập về các yếu tố trên đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một “vương quốc” nhỏkhép kín, khá biệt lập và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ với NN.Biểu tượng - Lũy tre làng và Cổng làngTích cực- Tạo nên ý thức độc lập, tự chủ- Tinh thần tự lực tự cường và đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm.Tiêu cực- Hình thành tư tưởng tiểu nông tư hữu, ích kỉ (Bè ai người nấy chống;Ruộng ai người nấy đắp bờ; Của mình thì giữ..)- Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ (Nhập gia tùy tục; Ta về tatắm ao ta;…)- Tính gia trưởng, tôn ti (Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu),lối ứng xử kiểu gia đình chủ nghĩa (Đóng cửa bảo nhau) Tạo nên lối tư duy hướng nội, bảo thủ, trì trệ, tâm lý không thích sựthay đổi.Tác độngCâu 16: Phân tích những đặc trưng của nền văn hóa truyền thống đã chi phối đến thái độ ứng xử đốivới PL của người Việt xưa và nayCũng như các khía cạnh khác của đời sống, pháp luật thời phong kiến bị chi phối bởi các đặc trưng vănhóa truyền thống:1- Từ tính cộng đồng: Trọng tình, nhân ái, bao dung cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình caohơn lí – trọng tình nhẹ lí (Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình).Đề cao tính cộng đồng, dẫn đến sự coi nhẹ và kìm hãm vai trò cá nhân cộng với suy nghĩ cào bằng và hùatheo số đông đã dẫn đế tư tưởng người khác làm được thì mình cũng làm được dù việc đó là vi phạm phápluật: vi phạm luật giao thông, vượt đèn đỏ, xả rác bừa bãi, xâm hại của công… (Xấu đều còn hơn tốt lỏi;Khôn độc không bằng ngốc đàn…)Một trong những mặt trái của tính cộng đồng là tính tư hữu, ích kỉ phổ biến hiện nay là tình trạng tham ô,tham nhũng của các quan chức theo tư tưởng cha chung không ai khóc.2- Từ tính tự trị: Mỗi làng có một luật tục riêng, còn gọi là hương ước, lệ làng. Hương ước là một loạiluật tục dân gian bắt nguồn từ tập quán của từng làng, phản ánh tâm lí, phong tục, tập quán, nếp sống(thuần phong mỹ tục) ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cư dân trong làng, buộc mỗi thành viên trong làng vàomột nề nếp, qui củ, tạo thành nếp sống chung ổn định trong không gian khép kín của mỗi làng. Luật tụcnày tồn tại song song với luật pháp của nhà nước, tuy không đối lập với luật pháp nhà nước, nhưng bộ luậtcủa nhà nước khó tiếp cận được với dân chúng – quanh năm sống ở trong lũy tre làng và khó cụ thể hóavào hoàn cảnh của từng làng. Do đó, người dân ít hiểu biết về luật pháp của nhà nước nhưng lại tuân thủmột cách nghiêm ngặt lệ làng. Đây chính là nguyên nhân tạo nên thói quen không tuân thủ luật pháp củacư dân nông nghiệp Việt Nam (phép vua thua lệ làng; Nhập gia tùy tục…) Ngày nay, tại các vùng dân tộcthiểu số, vùng sâu vùng xa: đồng bào nơi đây vẫn còn làm theo những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan ở địaphương có từ rất lâu đời, trong đó có rất nhiều tập tục vi phạm, đi ngược lại pháp luật của nhà nước như:tảo hôn, ép cưới, thầy Mo chữa bệnh dẫn đến chết người…Ngoài ra, về nguyên tắc pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích của giai cấp. Nếu nhìn lại lịch sử chúngta thấy thái độ bất tuân pháp luật đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong xã hội thực dân phong kiến.Khi đó pháp luật chủ yếu thể hiện ý chí và mang lại lợi ích cho thực dân, phong kiến, khi mà giữa nhànước và nhân dân lao động luôn có sự đối lập nhau, thì người dân lao động luôn tìm mọi cách để trốn tránhpháp luật, không tuân theo pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình.Thói gia trưởng – tôn ti: đối với rất nhiều người nắm quyền lực, đặc quyền trở thành một vật trang sứckhông thể thiếu. Việc yêu thích thụ hưởng đặc quyền của người nắm quyền lực được giải thích không chỉđơn giản vì nó đem lại những tiện ích, mà còn vì nó có tác dụng thỏa mãn nhu cầu của người thụ hưởngđược phân biệt với những tầng lớp thấp hơn. Trong không ít trường hợp, người cầm quyền không muốndừng lại trước đèn đỏ, không muốn xếp hàng chờ qua cầu, phà, không phải vì đang chịu sức ép của thờihạn thực hiện một công vụTư tưởng ích kỉ, tư hữu cũng tác động không nhỏ đến ứng xử PL của người Việt. Chính những tư tưởngnày đã dẫn đến chuyện tham nhũng, vơ vét của chung, “rút ruột” các công trình vì lợi ích của bản thânmình, gia đình mình mà quên đi lợi ích chung của xã hội.3- Ứng xử mềm dẻo, linh hoạt dẫn đến lối ứng xử tùy tiện, lách luật. Luôn tiềm ẩn khuynh hướng tìmmọi cách để lẩn tránh luật pháp, tìm cách “lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những khiếm khuyết, hạn chếcủa pháp luật để hễ có cơ hội thì vụ lợi.4- Văn hóa trọng tình: ưa giải quyết bằng hoà giải hơn kiện tụng, trọng sự thông cảm. Luôn lấy chuẩnmực đạo đức tình cảm làm nguyên tắc ứng xử trong mua bán, trao đối => không cần đến pháp luật.5 - Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: tính nhẫn nhục chịu đựng, vị tha nên thường dĩ hòa vi quý khôngmuốn nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Sợ trả thù, sợ quả báu...Câu 17: Hãy giải thích ý kiến cho rằng trong tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, làng tồn tại nhưmột tiểu vương quốc:- Không gian địa lý thì làng cũng có đường biên giới như một quốc gia, giới hạn của làng là những lũy trebao bọc xung quanh, có cổng làng như cửa khẩu của một quốc gia, nơi ra vào làng .- Hành chính: mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chức năng giảiquyết mọi việc trong làng, bao gồm: Hội đồng Kì mục (có chức năng như lập pháp), Lýdịch (có chức năng như hành pháp), Lệ làng – Hương ước (là luật lệ của làng). Hương ướclà tập tục dân gian tùy vào từng làng, phản ánh tâm lý, phong tục, tập quán, nếp sống, ănsâu vào tiềm thức của mỗi cư dân làng, tạo nên áp lực tinh thần bất khả kháng, hình thànhlệ làng. Vì vậy, luật tục - hương ước - lệ làng đã ràng buộc mỗi cư dân làng vào 1 nề nếp,quy củ, tạo thành nếp sống chung ổn định.- Kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự cấp tự túc nênkhông có nhu cầu giao thương với bên ngoài.- Tín ngưỡng, phong tục: mỗi làng đều có Thành Hoàng là vị thần bảo trợ cho dân làng; cóphong tục, hội hè, đình đám riêng. Nếu quốc gia có quốc tổ Hùng Vương thì làng có Thành Hoànglàng, làng có phân biệt trên dưới thì quốc gia có tôn ty thứ bật.- Tình cảm: cư dân trong làng luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai địchhọa, đói kém …tạo sự đoàn kết gắn bó chặc chẽ giống như sự thống nhất của một quốc gia. Do lỗi sống tựtrị khép kín nên việc dựng vợ gã chồng cũng phải trong cùng một làng xã.Câu 18: Đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với giáo dục VN hiện nay?* Đặc điểm của giáo dục Nho giáo:1- Mục đích giáo dục: đào tạo ra những người để làm quan “trị nước chăn dân” à Đề cao vinh quang củangười đỗ đạt (tục xướng danh, ban áo mão và đãi yến tiệc, vinh qui bái tổ, khắc bia tiến sĩ ở Văn Miếu).2- Nội dung giáo dục: Không coi trọng truyền thụ tri thức khoa học mà chủ yếu là giáo dục tư tưởng, đạođức, lễ nghĩa, các phép ứng xử để đào tạo nên mẫu người quân tử hiểu biết về thi, thư, lễ nhạc, có đủnhững phẩm chất để làm quan cai trị thiên hạCác sách giáo khoa của Nho giáo:+ Tứ thư: - Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử ; - Đại học: dạy phép làm người để trở thành ngườiquân tử ; - Trung dung: dạy cách sống dung hòa, không thiên lệch; - Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của MạnhTử+ Ngũ kinh: - Kinh thi: thơ ca dân gian TQ; - Kinh thư: truyền thuyết, lịch sử TQ; - Kinh lễ: ghi chépcác nghi lễ; - Kinh dịch: tư tưởng triết học cổ TQ; - Kinh xuân thu: ghi chép các sự kiện xảy ra ở nướcLỗ (quê hương Khổng Tử).3- Phương pháp truyền thụ tri thức: Coi trọng việc ghi nhớ máy móc các nội dung trong 2 bộ sách giáokhoa kinh điển của Nho giáo (Tứ thư và Ngũ kinh), các tư tưởng của Khổng, Mạnh được gọi là lời dạy củathánh hiền được thầy đọc trò chép, học thuộc lòng nguyên vẹnNhận xét:- Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt"thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức vềgiới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của KhổngTử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuầntư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sảnxuất thực tiễn thì lại không phát triển.- Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trườngphái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú vàđa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đíchhọc là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được mục đíchđó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranhluận những vấn đề mang tầm khu vực, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá,đạt đến những tầm cao tư tưởng.* Ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đến giáo dục Việt Nam hiện nay?- Tích cực: Những đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư trọngđạo của người Việt Nam, đạo đức con người tốt, vinh danh người đỗ đạt, tôn sư trọng đạo, đề