Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những gì

Mặc dù vẫn là phỏng vấn nhưng mỗi hình thức lại cần có cách tổ chức và phương pháp chuẩn bị, tiến hành khác nhau để đảm bảo kết quả tốt nhất. Phỏng vấn qua video đặc biệt cần thiết trong điều kiện ứng viên ở xa hoặc tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa, làm việc online. Nhà tuyển dụng và ứng viên không gặp trực tiếp nhưng vẫn có thể trao đổi, nhìn thấy phản ứng và từ đó đưa ra đánh giá. Để có một cuộc phỏng vấn video thành công và tuyển dụng được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị rất nhiều cả từ thiết bị, quy trình và các câu hỏi.

Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì khi phỏng vấn qua video?

I. Phỏng vấn qua video cần chuẩn bị những gì?

1. Lập quy trình phỏng vấn

Trước hết, khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua video, nhà tuyển dụng cần lập kế hoạch chính thức cùng với toàn bộ nhóm tuyển dụng. Bạn cần hình dung về quy trình phỏng vấn mới khi nó được tiến hành từ xa. Cụ thể, những vấn đề cần xem xét gồm có: Bạn có phải yêu cầu ứng viên chuẩn bị gì hay không? Bạn có kế hoạch dự phòng không nếu bất ngờ mất tín hiệu kết nối, v.v.
Một lưu ý khác là khi lập quy trình phỏng vấn qua video, nhà tuyển dụng cần nhận thức rõ về vai trò quan trọng của giao tiếp. Một quy trình tiêu chuẩn, có sự thống nhất giữa các thành viên ban phỏng vấn, hỏi đúng trọng tâm sẽ đảm bảo không có thông tin sai lệch hay nhiều lỗi xuất hiện, khiến trải nghiệm của ứng viên tệ đi.

2. Lựa chọn, cài đặt và kiểm tra thiết bị

Bất kể bạn chọn phần mềm phỏng vấn qua video nào thì điều quan trọng vẫn là bạn phải hiểu và có kinh nghiệm với các thao tác, với thiết bị. Tốt nhất là bạn hãy thực hiện một số nghiên cứu trước để tìm hiểu xem ứng viên có cần phải có thông tin đăng nhập nhất định, một địa chỉ email cụ thể hoặc tải xuống một nền tảng để tham gia cuộc trò chuyện hay không. Đảm bảo cung cấp tất cả thông tin này cho các ứng viên trước cuộc phỏng vấn để họ có thể tự mình trang bị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tổ chức một vài cuộc phỏng vấn thử nghiệm với các thành viên trong nhóm phỏng vấn để đảm bảo mọi người đều hiểu cách thiết lập các chức năng video và âm thanh, tự tắt tiếng, chia sẻ màn hình và cuộc trò chuyện trong suốt cuộc phỏng vấn.

3. Thông báo sớm nhất có thể cho các ứng viên về cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn video khi được thực hiện đúng cách thì có thể đảm bảo hiệu quả như phỏng vấn trực tiếp. Việc chuyển đổi sang phỏng vấn từ xa cũng có thể mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng và người tìm việc - ít nhất thì nhiều ứng viên sẽ không thấy căng thẳng như phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn phải cung cấp cho ứng viên hướng dẫn rõ ràng về thiết bị mà họ sẽ cần để tham gia cuộc phỏng vấn - truy cập internet, phần mềm hoặc ứng dụng, không gian yên tĩnh, v.v.

4. Tạo không gian phỏng vấn phù hợp

Một bước quan trọng khác nhà tuyển dụng cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn video là tạo một không gian phỏng vấn phù hợp, đồng thời nhắc ứng viên, tốt nhất là có môi trường đủ yên tĩnh, đủ ánh sáng. Chất lượng video là yếu tố quyết định chất lượng cuộc phỏng vấn nên nếu ứng viên gặp khó khăn khi nghe hoặc nhìn thấy người phỏng vấn, họ sẽ gặp khó khăn khi kết nối với công ty và công việc.

5. Chuẩn bị quy trình phản hồi

Cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng nên chuẩn bị sẵn các quy trình phản hồi, đưa ra đánh giá sơ bộ với ứng viên cũng như lắng nghe ý kiến của họ về trải nghiệm phỏng vấn với công ty. Một giải pháp đơn giản là bạn có thể gửi ứng viên bảng khảo sát đơn giản, hỏi về cảm nhận của ứng viên, họ có cảm thấy hài lòng không, còn muốn cải thiện gì hay không, v.v. Những nhận xét có thể giúp nhà tuyển dụng nhận ra vấn đề và thay đổi, kịp thời rút kinh nghiệm.

II. Các bước để tuyển dụng thành công nhờ phỏng vấn qua video

1. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể

Là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn cần hiểu rằng phỏng vấn qua video cũng quan trọng như phỏng vấn trực tiếp. Những báo cáo cho thấy khi phỏng vấn qua video, 55% giao tiếp là phi ngôn ngữ, 38% khác được truyền đạt qua giọng nói và số lượng thông tin bạn cung cấp chỉ chiếm khoảng 7%. Bạn nên chú ý đến giao tiếp bằng mắt, ngồi thẳng và gật đầu để thể hiện rằng bạn đang theo dõi những gì ứng viên đang nói. Đừng quên mỉm cười để cổ vũ họ chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, các kỳ vọng và mong muốn với công việc và môi trường làm việc.

2. Lựa chọn trang phục phù hợp

Bản thân người phỏng vấn cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng vì đó là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng với ứng viên. Việc ăn mặc như bạn thường mặc trong văn phòng giúp ứng viên cảm nhận được văn hóa công ty và có trải nghiệm tích cực hơn.

Bí quyết để tuyển dụng thành công qua video

3. Làm nổi bật văn hóa công ty

Các ứng viên không thể trực tiếp trải nghiệm văn hóa công ty của bạn trong cuộc phỏng vấn qua video, vì vậy hãy làm nổi bật văn hóa của bạn trong suốt cuộc trò chuyện. Nhấn mạnh các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của công ty, chia sẻ những câu chuyện về các sự kiện, chương trình đào tạo hoặc các chuyến du lịch hàng năm, v.v. xen vào nội dung của cuộc phỏng vấn sẽ giúp ứng viên dễ hình dung hơn và bị thu hút hơn.

4. Đặt câu hỏi tập trung, nhất quán

Bất kể hình thức phỏng vấn nào, cả trực tiếp và qua video đều chỉ thành công một khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi tập trung, nhất quán. Điều này sẽ đảm bảo phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, đồng thời giữ công bằng giữa các ứng viên, không có thiên vị vì đánh giá không chính xác. Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn số câu hỏi phỏng vấn và thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn, ví dụ như từ 15 - 20 phút cho 1 ứng viên.
Phỏng vấn qua video có những ưu điểm như thuận tiện, tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả tuyển dụng. Để tổ chức các cuộc phỏng vấn qua video thành công, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung vào tất cả các bước của quy trình.

MỤC LỤC:
I. Phỏng vấn qua video cần chuẩn bị những gì?
II. Các bước để tuyển dụng thành công nhờ phỏng vấn qua video

Đọc thêm: Thế nào là một cuộc phỏng vấn thành công?

Đọc thêm: 5 Điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên

Nếu có một cuộc hẹn phỏng vấn trong vài ngày sắp đến, tốt hơn hết ứng viên nên tiếp tục nghiên cứu vài thông tin quan trọng về nhà tuyển dụng, bởi đây có thể là vũ khí bí mật mang đến cho bạn lợi thế lớn trong suốt buổi trò chuyện đấy!

Tìm hiểu cẩn thận về doanh nghiệp là một trong những cách tốt nhất để bạn trở thành ứng viên nổi bật nhất trong quá trình tuyển dụng. Bằng cách tập trung khả năng điều tra và phân tích như một thám tử vào nhà tuyển dụng, bạn sẽ khám phá ra các chi tiết về họ để chuẩn bị tốt hơn cho mọi cuộc phỏng vấn.

Có lẽ bạn sẽ tự hỏi “Sao tôi phải dành thời gian tìm hiểu nhà tuyển dụng?”. Lý do hàng đầu, nghiên cứu về công ty là cách tốt nhất để biết được họ đang làm gì và tìm kiếm điều gì ở ứng viên. Từ đó bạn có thể chuẩn bị hành trang tốt hơn để trả lời những câu hỏi và thể hiện mình như là tiềm năng số một.

Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những gì

Vậy nếu đã để tâm chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới thì bạn đừng quên tìm hiểu 7 điều sau đây về nhà tuyển dung nhé!

1. Những kỹ năng và kinh nghiệm nào được đánh giá cao

Trước hết, bạn nên biết công ty mình muốn gia nhập đang tìm kiếm ứng viên với tiêu chuẩn ra sao. Điều này cho phép bạn định vị mình chính là người mang giá trị phù hợp.

Muốn biết đủ và đúng về tiêu chuẩn này, hãy đọc thật kỹ lưỡng các dòng mô tả chi tiết trong mẩu tin tuyển dụng của họ. Ứng viên cũng có thể tìm kiếm thêm thông tin từ website nghề nghiệp của công ty nhằm có thêm ý tưởng về mẫu người mà họ chào đón. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn cũng có thể tiếp cận với những nhân viên hiện đang làm việc tại công ty và hỏi thăm về những phẩm chất và năng lực được công ty đề cao.

2. “Yếu nhân” của công ty

“Yếu nhân” của công ty chính là những người nắm giữ các vị trí quan trọng chủ chốt trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp. Những cá nhân này có thể là nhân sự quản lý, giám đốc bộ phận và đặc biệt là CEO hoặc Chủ tịch HĐQT công ty.

Bạn có thể tìm ra ai là người chủ chốt trong tổ chức bằng cách đọc trang giới thiệu (About us) về công ty, ban lãnh đạo và tiểu sử nhân viên. Một ý tưởng hay khác nữa là tìm kiếm thông qua các trang mạng xã hội trực tuyến như Linked In, Facebook, Twitter để biết xem các cá nhân này nói gì về công ty.

Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những gì

3. Các tin tức nổi bật và sự kiện gần đây

Khi bạn tham gia một buổi phỏng vấn việc làm, nắm bắt đầy đủ và cập nhật từ trước những tin tức mới nhất liên quan đến công ty luôn là hướng đi đúng đắn.

Hầu hết công ty đều có bố trí một danh mục trên trang web để chia sẻ các thông cáo báo chí và tin tức về hoạt động hay sự kiện của họ. Đây là nguồn tin tuyệt vời để ứng viên tìm kiếm những tin tức chuẩn xác, chính thức và quan trọng.

4. Văn hoá, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp

Người tìm việc nên có khả năng nói một cách tự tin rằng họ phù hợp với văn hoá công ty trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Trên thực tế, một nghiên cứu của Millennial Branding đã cho thấy rằng 43% chuyên gia nhân sự tin rằng sự phù hợp văn hoá sẽ là phẩm chất quan trọng nhất mà ứng viên cần thể hiện trong quá trình tuyển dụng.

Khi nghiên cứu về nhà tuyển dụng, hãy chú ý đến những gì họ viết trên website về sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về văn hoá công ty bằng cách theo dõi các trang mạng xã hội hay hội nhóm trực tuyến của họ.

5. Khách hàng, sản phẩm và dịch vụ

Là nhân viên tiềm năng, bạn cần phải có nhận thức về loại hình công việc mà mình sẽ phụ trách nếu được tuyển dụng. Với việc nắm bắt khái quát về đối tượng và phân khúc khách hàng cũng như các loại sản phẩm, dịch vụ chính công ty đang cung cấp, nghĩa là bạn đã có sự chuẩn bị tốt để vượt qua vòng phỏng vấn.

Tìm kiếm trên website sẽ giúp ứng viên biết công ty đang bán sản phẩm gì. Thêm vào đó, hãy đọc các bài blog, câu chuyện nổi bật hoặc báo cáo của công ty để hiểu biết rõ hơn những thành quả của họ.

6. “Sự thật ẩn giấu”

Nhằm giúp người tìm việc có thể chuẩn bị toàn diện cho buổi phỏng vấn, các website việc làm như CareerBuilder hay Glassdoor đã hỗ trợ những công cụ nhằm khám phá các thông tin nội bộ tiềm ẩn sâu hơn về nhà tuyển dụng, điều không thể tìm thấy trên các website công ty.

Khi sử dụng các trang web này, bạn có thể tìm thấy các thông tin điển hình về số liệu lương, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên, các đánh giá về công ty, chi tiết quy trình tuyển dụng và hơn thế nữa.

7. Người phỏng vấn

Cuối cùng, bạn nên cố hết sức tìm ra ai là người phỏng vấn. Điều này tạo cho bạn lợi thế trong buổi phỏng vấn bởi bạn sẽ có cơ hội kết nối tốt hơn với người đối diện và mang đến một cuộc trò chuyện thật ý nghĩa, đầy ấn tượng.

Nhiệm vụ tìm ra người trực tiếp phỏng vấn mình đôi khi có vẻ khó khăn, nhưng ứng viên có thể xác định được tên của họ qua vài cuộc điều tra nho nhỏ. Đầu tiên, hãy thử tìm tên của người đó trong các email và cuộc gọi trao đổi liên quan đến công việc. Còn nếu không tìm thấy bất kỳ thông tin nào, hãy phản hồi một cách lịch sự và hỏi về tên của người bạn sẽ gặp.

Một khi đã có được tên người phỏng vấn, hãy làm một đợt nghiên cứu trên Linked In, Facebook và các trang mạng xã hội. Thao tác này sẽ cho bạn một cái nhìn nền tảng về người phỏng vấn, vị trí và phạm vi quản lý của họ trong công ty và thậm chí là cả những mối quan tâm hay sở thích tương đồng cả hai cùng chia sẻ.

Trên đây là 7 thông tin chúng tôi khuyên mọi ứng viên đều phải lưu tâm tìm hiểu kỹ trước khi có mặt tại bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn tìm việc. Còn có chi tiết quan trọng nào bạn cho rằng nên bổ sung vào danh sách gợi ý này không, hãy cùng chia sẻ với CareerBuilder Việt Nam nhé!

(Nguồn hình: Internet)