Những nguyên tắc thành công review năm 2024

Đây không phải là cuốn sách của những ý tưởng hay. Đây là cuốn sách của những nguyên tắc vượt trên cả thời gian, những nguyên tắc đã được nhiều người thành đạt áp dụng từ xa xưa. Tôi đã nghiên cứu những nguyên tắc này trong hơn 30 năm qua và đã ứng dụng vào cuộc sống của chính mình. Thành tựu tôi đạt được cho tới ngày hôm nay chính là kết quả của quá trình bền bỉ ứng dụng những nguyên tắc này từ khi tôi bắt đầu học được chúng vào năm 1968.

Những thành tựu tôi đạt được là trở thành tác giả và biên tập viên của hơn 60 cuốn sách bán chạy nhất với hơn 80 triệu bản, hơn 39 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Ngày 24 tháng Năm năm 1998, tôi còn lập kỷ lục Guinness trong việc viết sách sau khi có bảy cuốn sách lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của New York Times. Thu nhập thuần hàng năm của tôi trong vòng hơn 10 năm qua đều đạt tới con số hàng tỉ đô la. Tôi còn sở hữu một căn nhà tuyệt đẹp tại California và được mời xuất hiện trên tất cả các chương trình lớn tại Mỹ (từ chương trình Oprah tới Good Morning America). Những bài báo hàng tuần của tôi luôn có hàng triệu độc giả. Thù lao cho một buổi nói chuyện của tôi lên tới 25.000 đô la. Tôi đã được mời tới nói chuyện với những công ty trong top Fortune 500 trên toàn thế giới và từng được nhận vô số giải thưởng của giới chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, gia đình tôi vẫn đầm ấm, vợ chồng con cái hòa thuận. Tôi đã đạt tới trạng thái vững vàng về thể lực, cân bằng, hạnh phúc và tĩnh tâm.

Tôi cũng có hân hạnh kết giao cùng Tổng giám đốc của những công ty trong danh sách Fortune 500; các ngôi sao trong ngành phát thanh, truyền hình và điện ảnh; những tác giả nổi tiếng cũng như những nhà lãnh đạo và nhà giáo tinh thần giỏi nhất thế giới. Tôi đã từng đối thoại với các thành viên quốc hội, các vận động viên chuyên nghiệp, lãnh đạo của những tập đoàn lớn và những siêu sao bán hàng tại những khu du lịch và trung tâm nghỉ dưỡng lớn nhất thế giới – từ Khu du lịch Bốn Mùa tại Nevis, British West Indies tới những khách sạn sang trọng nhất tại Acapulco và Cancun. Tôi đi trượt tuyết tại Idaho, California và Utah, chơi rafting tại Colorado, leo núi tại California và Washington. Thêm vào đó, tôi còn đi nghỉ tại những khu nghỉ dưỡng đẹp nhất thế giới ở Hawaii, Australia, Thái Lan, Morocco, Pháp và Italy. Cuộc sống thật tuyệt vời!

Và cũng giống như hầu hết bạn đọc, cuộc sống của tôi bắt đầu từ một xuất phát điểm rất bình thường. Tôi lớn lên tại Wheeling, West Virginia. Tại đây, cha tôi làm việc cho một cửa hàng hoa, thu nhập hàng năm của ông là 8000 đô la. Mẹ tôi nghiện rượu còn cha tôi thì nghiện làm việc. Tôi thường phải làm việc suốt cả mùa hè để kiếm sống (chẳng hạn như làm nhân viên cứu hộ tại hồ bơi hay làm việc cho cửa hàng hoa của bố). Tôi vào đại học nhờ có học bổng và làm nhân viên phục vụ bữa sáng tại một trong những ký túc xá của trường để có tiền trang trải sách vở, quần áo và những buổi hẹn hò. Tôi chưa từng nhận một đồng trợ cấp từ ai. Năm cuối đại học, tôi làm giáo viên bán thời gian với mức lương 120 đô la cho hai tuần làm việc. Mỗi tháng, tôi phải trả 79 đô la tiền thuê nhà, như vậy tôi còn 161 đô la để chi trả những chi phí còn lại. Đến cuối tháng, tôi ăn tất cả những món trong “bữa tối 21 xu” – gồm một hộp súp cà chua 10 xu, tỏi ớt và nước cùng một gói mì spaghetti 11 xu.

Sau khi tốt nghiệp đại học, công việc đầu tiên của tôi là giảng dạy lịch sử tại một trường trung học phổ thông cho học sinh da đen phía Nam Chicago. Khi đó, tôi gặp người cố vấn dày dạn kinh nghiệm của mình, W.Clement Stone. Stone là một tỉ phú, đã tự tay gây dựng cơ nghiệp. Ông tuyển dụng tôi vào làm, dạy tôi những nguyên tắc thành công căn bản mà tôi vẫn áp dụng cho tới tận ngày nay. Từ những cuộc trò chuyện với Stone, tôi đã phỏng vấn hàng trăm người thành đạt – những vận động viên chuyên nghiệp và vận động viên Olympic, những nhà kinh doanh giải trí nổi tiếng, những tác giả của các cuốn sách bán chạy nhất, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, chính trị, những doanh nhân thành đạt và những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất. Tôi đã đọc hàng ngàn cuốn sách (trung bình tôi đọc hết một cuốn trong hai ngày), tham gia hàng trăm buổi hội thảo và dành hàng ngàn giờ lắng nghe những chương trình thu thanh về những nguyên tắc tạo dựng thành công và hạnh phúc. Sau đó, tôi đã ứng dụng những nguyên tắc này vào chính cuộc sống của mình. Tôi đã giới thiệu những nguyên tắc mang lại hiệu quả trong các bài nói chuyện, các buổi hội thảo cho hơn một triệu người trên toàn bộ 50 bang của nước Mỹ và hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới.

Mình là người ít đọc sách về đầu tư hay làm giàu lắm hay là vì thế nên mới đầu tư hay lỗ nhỉ ?=)))). Đây là một trong những cuốn sách tuy được viết bởi triệu phú nhưng lại không phải kiểu phương pháp làm giàu mà giống một cuốn sách về việc phát triển bản thân hơn.

Ray Dalio là một trong những người giàu nhất thế giới, và đối với ông việc vận hành hay xây dựng một doanh nghiệp thành công không phải là một điều gì quá khó khăn hay cần có những kiến thức bác học vĩ mô mà đó chỉ là việc áp dụng và thực hành những bộ nguyên tắc duy nhất của bản thân phải tuân theo trong mọi tình huống.

Thực tế + Ước mơ + Quyết tâm = Một cuộc sống thành công

Quy trình 5 bước nguyên tắc của Ray Dalio

  1. Đặt mục tiêu rõ ràng
  2. Xác định và không chấp nhận các vấn đề cản đường đến đạt được mục tiêu đó.
  3. Chẩn đoán chính xác các vấn đề để đi đến nguyên nhân gốc rễ của chúng.
  4. Thiết lập kế hoạch để vượt qua các vấn đề đó.
  5. Làm những gì cần thiết để đẩy các kế hoạch này đến kết quả.

1. Nguyên tắc đơn giản áp dụng suốt cuộc đời

Một trong những nguyên tắc đơn giản ông đã áp dụng xuyên suốt cuộc đời đó là chỉ làm những việc mà mình muốn làm không phải vì người khác muốn mình làm. Khi bản thân độc lập tự đưa ra quyết định cho bản thân thì mới biết mình thực sự muốn gì và muốn đi đến đâu.

Đối với ông phần lớn thất bại thường đến từ việc bản thân quá tự tin hay thường xem nhẹ sự thật, không chấp nhận thực tại và luôn tìm cách phủ định nó.

Việc một cá nhân tìm kiếm, theo đuổi và đạt được giá trị trong cuộc sống cũng là một cách vận hành đưa xã hội tốt lên.

Và nguyên tắc là bản thân phải luôn có nguyên tắc khi đưa ra quyết định không được dựa trên cảm xúc, luôn có một cái đầu mở với mọi thứ như việc chấp nhận khuyết điểm của bản thân và thừa nhận nó.

Nếu như bạn nhận thấy mình đang thiếu tập trung cho công việc tức là bạn cũng nhận ra bản thân đang có yếu điểm về việc quản lý thời gian cũng như tập trung và đã đạt được bước đầu của việc nhận thức mình phải làm gì.

Nếu như nhận được một lời chỉ trích hay phê bình thay vì phủ định hay nói giảm, nói tránh chúng ta nên học cách tự hỏi bản thân: “liệu điều đó có đúng?” và đón nhận những góp ý, có thể sẽ rất khó để bạn tiếp cận những lần đầu nhưng sau này rồi thì bạn nhận ra đây là cách để mình có thể tiến bộ nhanh nhất.

Công thức của Ray Dalio: sự tiến bộ (progress) = nỗi đau (pain)+ việc liên hệ bản thân (reflection).

2. Luôn tìm nguyên nhân gốc rễ

Thường chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa nguyên nhân tạm thời và nguyên nhân gốc rễ.

Ví dụ “tôi đi muộn chuyến tàu này”

  • Nguyên nhân tạm thời: bởi vì “tôi quên kiểm tra lịch tàu”
  • nguyên nhân gốc rễ: bởi vì ” tính tôi hay quên nên tôi đã không kiểm tra lịch tàu”

Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp mọi người chỉ ra được điểm yếu của bản thân, nhưng bạn cũng không cần cảm thấy xấu hổ vì điều này. Thay vào đó hãy tìm ra giải pháp xây dựng một hệ thống nhắc nhở cho bản thân hay nhờ một người nào đó có điểm mạnh trong việc này phụ bạn.

Bạn có thể mượn các kỹ thuật hay kiến thức từ các lĩnh vực khác áp dụng vào cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn không cần phải là một vận động viên chuyên nghiệp mới có thể sử dụng một số phương pháp huấn luyện của họ, bạn vẫn có thể học được điều đó như một vđv chuyên nghiệp được đào tạo.

Nhìn nhận cuộc đời như một trò chơi sẽ giúp bạn tập trung vào việc đạt được kết quả và đạt được mục tiêu của mình. Quan trọng nhất là hãy tiếp cận quá trình này một cách bình tĩnh, lý trí thay vì bị cảm xúc chi phối. Một cách tốt để giữ mình bình tĩnh và không quá cảm xúc trong quá trình đánh giá là coi cuộc sống của mình như một trò chơi. Làm thế nào để vượt qua những thử thách để đạt được mục tiêu của bạn?

Cuộc đời sẽ không là một trận thắng dài. Ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng có thời kỳ không một huy chương . Khi mọi thứ không suôn sẻ, hãy giữ bình tĩnh và nhớ lại quan điểm trên, coi cuộc đời như một trò chơi.

(Phải in đậm câu này vì đọc nhiều sách nói về nhìn cuộc đời như trò chơi quá:)). Bác Jordan cũng có bài cuộc đời là một chuỗi trò chơi tương tự ý kiến này).

3. Chinh phục

Trước khi bắt đầu, bạn cần đặt ra một “mục tiêu cuối cùng”. Bí quyết để đặt ra một mục tiêu tốt là càng cụ thể càng tốt và điều đó là ưu tiên. Nhiều người mắc sai lầm tập trung vào quá nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Quan trọng là chọn và cam kết với mục tiêu mà bạn mong muốn nhất. Khi làm như vậy, bạn tự động loại bỏ bất kỳ mục tiêu nào khác. Nếu có điều gì đó mà bạn cảm thấy đặc biệt đam mê, nhưng cảm thấy mình không có đủ kỹ năng để thành thạo, đừng vội vàng xóa bỏ nó. Chưa bao giờ là quá muộn để cải thiện kỹ năng hiện có và học những kỹ năng mới.

Bạn có thể tiếp cận quá trình này bằng cách xác định và phân tích những rào cản đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Quan trọng là phân tích chính xác các trở ngại đó và lập kế hoạch để vượt qua chúng, đưa bạn đến mục tiêu của mình.

Mỗi bước trong năm bước đều yêu cầu tài năng và kỷ luật khác nhau. Bạn cần xác định và giải quyết những điểm yếu của mình trong quá trình này.

4. Trung thực và rõ ràng

Trong một tổ chức hãy luôn cố gắng duy trì sự trung thực và rõ ràng trong cách vận hành như một văn hoá công ti.

Hầu hết các vấn đề mà công ty của bạn đang gặp phải thường sẽ là cơ hội cho bạn. Nhưng để tận dụng các cơ hội này, chúng ta cần thiết kế công ty của mình một cách sao cho có thể phát hiện vấn đề càng sớm càng tốt và giải quyết chúng. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng một tổ chức là từ ” từ trên xuống”.

Thiết kế tổ chức “từ trên xuống” có nghĩa là đầu tiên đặt ra những quản lý xuất sắc. Họ nên đáng tin cậy với các tiêu chuẩn cao. Nếu các quản lý không phải là những người có thành tích cao, điều đó có nghĩa là điều này sẽ lan rộng đến nhân viên của họ. Nhưng nếu các quản lý đạt được kết quả xuất sắc, cung cấp giám sát mạnh mẽ và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, thì nhóm của họ sẽ đạt được thành tích xuất sắc tương tự.

Mỗi bộ phận nên được cấp cho họ mức độ kiểm soát riêng với tài nguyên mà họ cần. Nếu bộ máy vận hành cồng kềnh cản trở các bộ phận khác khỏi việc hành động nhanh chóng, nhóm của bạn sẽ không thể hiệu quả.

Không vượt quá tỷ lệ 10 đến 1 giữa nhân viên và quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ lý tưởng là 5 đến 1. Với tỷ lệ này, một quản lý thực sự có thể có mối quan hệ mạnh mẽ, có ý nghĩa hơn với mỗi nhân viên. Tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng quản lý, vì vậy tốt hơn là điều chỉnh tỷ lệ trên cơ sở từng trường hợp, thay vì đặt một giới hạn cứng trên tỷ lệ này.

5. Tổng kết

Cuốn sách là một bộ nguyên tắc có thể mọi người sẽ thấy nhàm chán nhưng nếu nhìn nhận vào cách họ vận hành thì mình nhận ra là những người thành công trong lĩnh vực của mình luôn có một nguyên tắc nhất định. Cho dù là nguyên tắc đơn giản hay phức tạp thì điều đầu tiên chúng ta phải cần làm là cam kết với những điều mà mình đặt ra.

Xác định các “điểm mù” của bạn. Giữ một danh sách các tình huống của các quyết định tồi mà bạn đã đưa ra trong quá khứ. Bạn có thể hỏi người khác, đặc biệt là những người đã phát hiện ra những sai sót để giúp bạn làm điều này. Bạn có thể tham khảo danh sách này khi đưa ra quyết định liên quan đến những lĩnh vực này.

Hi vọng sau bài viết này mọi người có thể có thêm nhiều ý tưởng rút ra trong việc phát triển bản thân.