Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ

Answers ( )

  1. Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ

    Trước hết,có thể thấy, các nhà nước ở phương Đông ra đời sớm hơn khá nhiều so với các nhà nước ở phương Tây. Các nhà nước phương Đông có sự ra đời sớm có thể được lý giải là do yêu cầu của việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.

    Thứ hai,thời điểm của sự ra đời một tổ chức nhà nước khó xác định chính xác vì tính chất quá độ của xã hội cộng sản nguyên thủy lên xã hội có nhà nước là rất lâu dài. Nói cách khác thì các nhà nước có quá trình “thai nghén và trở dạ rất lâu”. Bằng chứng là sự tồn tại của các công xã nông thôn kéo dài rất lâu mà Mác đã có một khẳng định về phương thức sản xuất Á đông đã ảnh hưởng tới tổ chức xã hội và nhà nước. Điều này được lý giải bởi một căn cứ như đã nêu ở trên là do tính cạnh tranh không cao, con người ít có xung đột, mâu thuẫn ít xảy ra hơn nên ít có cách mạng xã hội hơn.

    Thứ ba,nhà nước phương Đông cổ đại phát triển chậm chạp hơn. Điều này được lý giải ở việc tính chất duy tình trong các quan hệ xã hội làm cho con người tuy có gắn bó với nhau bền chặt hơn nhưng sẽ làm cho người ta trở nên bảo thủ ít chịu thay đổi vì thích sống trong hòa bình. Điều này được chứng minh bởi quan niệm của người phương Đông trong quan hệ giữa con người với trời, đất ( Thiên- Địa- Nhân).Người ta chỉ chịu làm cách mạng khi mà không còn cách nào khác sau khi đã cam chịu. Cũng vì lý do này mà quan hệ giai cấp trong xã hội phương Đông cũng trở nên ít gay gắt hơn rất nhiều so với phương Tây mà kết quả của nó là nhà nước phương Đông ra đời gắn liền với chế độ nô lệ gia trưởng. Hơn thế nữa, do quan hệ gắn bó, gần gũi với nhau con người phương Đông hay vì sĩ diện nên hay tự che giấu hoặc bao che cho nhau những khuyết tật của bản thân làm cho họ trở nên thủ cựu, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

    Thứ tư,càng gần với phương Tây và phương Bắc, các nhà nước càng có xu thế ra đời sớm hơn. Điều này được lý giải ở khía cạnh yêu cầu của việc tổ chức chống chiến tranh của các cộng đồng người. Các dân tộc ở phía Tây và phía Bắc thường là các dân tộc du mục, giỏi cưỡi ngựa, săn bắn mà thức ăn của họ chủ yếu là từ chăn nuôi và săn bắn nên họ có sức mạnh và thường trở nên hiếu chiến và cũng thiện chiến hơn.Việc chống lại các thế lực ngoại xâm này đòi hỏi các dân tộc này phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Việc tổ chức chiến đấu đòi hỏi những người có bản lĩnh, kinh nghiệm và có uy tín cao. Điều này mang lại một kết quả là sự phục tùng của xã hội đối với họ gần như là lẽ tự nhiên vì sự phục tùng đó vừa mang lại sự gắn kết trong cộng đồng để tạo nên sức mạnh, vừa nâng cao tính trách nhiệm của những người chỉ huy, quyền lực của người chỉ huy dễ được thần thánh hóa. Nó được coi như là một nguyên nhân dẫn đến sự “ngại làm cách mạng” của người phương Đông.

    Thứ năm,tổng kết về quá trình xâm lược các quốc gia phong kiến ở phương Đông của các thế lực thực dân phương Tây, người ta thấy chỉ có hai nhà nước phong kiến Nhật bản và Thái lan tránh được sự xâm lược và ách cai trị của người phương Tây. Đây là hai nhà nước phong kiến đã tự làm cuộc cách mạng xã hội, mở cửa và tiếp nhận văn minh phương Tây, không thi hành chính sách bế quan tỏa cảng như các nhà nước phong kiến còn lại. Điều đó cho thấy việc hạn chế giao lưu của các dân tộc phương Đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của khu vực này ngay từ thời kỳ cổ đại gắn với những điều kiện tự nhiên;

    Thứ sáu,sự chậm phát triển của các nhà nước ở phương Đông còn được lý giải qua tinh thần các giáo lý tôn giáo ở phương Đông mà điển hình là tư tưởng diệt dục, triệt tiêu các ham muốn, các nhu cầu của con người được thể hiện trong đạo Phật, làm cho con người tự thu mình lại, không thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Có quan điểm cho rằng nhu cầu của con người chính là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người, giáo lý đạo Phật lại đi ngược lại với quan điểm này. Ta thấy một điều rất rõ ở các nhà sư- những người đi theo đạo Phật thường ăn chay, tính tình của họ cũng vì thế mà trở nên nhu mì, hiền lành hơn. Nó rất gần với thói quen trong ăn uống của người phương Đông là ăn lương thực là chủ yếu và nhu cầu của họ cũng trở nên bị thu hẹp.

    Việc đưa ra những kết luận trên đây có ý nghĩa góp phần nhìn nhận lại sự chậm phát triển và tính chất dân chủ hạn chế của các dân tộc phương Đông với những nguyên nhân và điều kiện tự nhiên liên quan và để có thể phần nào đó có thể khắc phục những truyền thống lạc hậu của người Phương Đông ,trong đó có Việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

    Đối với sự xuất hiện của các nhà nước ở phương Tây, cách tiếp cận cũng tương tự như trên. Theo cách tiếp cận này, ta thấytruyền thống của lối sống phương Tây là duy lý.Truyền thống văn hóa duy lý là kết quả được hình thành từ thói quen sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của người phương Tây. Nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở phương Tây rất khác so với phương Đông. Đó là khí hậu tương đối điều hòa, địa hình khá bằng phẳng, rất ít thiên tai, các dòng sông thì yên ả, êm đềm. Khi đó ta thường có cảm nghĩ về cuộc sống dễ chịu của người phương Tây. Nhưng hãy nhìn vào “văn hóa ăn bằng dao dĩa” của người phương Tây để phân biệt với “văn hóa ăn bằng đũa” của người phương Đông. Thông thường ta thấy con người ở phương Tây tự lập từ rất sớm. Họ có thể thoát ly khỏi gia đình ngay từ bắt đầu sang tuổi thành niên để sống cuộc sống tự lập. Chính vì thế mà quan hệ theo thiết chế gia đình “tam đại, tứ đại đồng đường” thường rất hiếm. Điều này có thể được giải thích là tính cách và khí chất mạnh của người phương Tây. Nhưng tính cách và khí chất mạnh này có nguồn gốc từ đâu? Ta lại xuất phát từ nguồn thức ăn mà họ sử dụng.Văn hóa ăn bằng dao dĩacủa họ cho ta thấy thức ăn của họ chủ yếu là thực phẩm- sản phẩm của chăn nuôi và săn bắt. Điều kiện tự nhiên thuận lợi như đã nêu ở trên đã làm cho nền kinh tế tự nhiên của người phương Tây kéo dài hơn. Đó là nền kinh tế mà hoạt động của con người chủ yếu là khai thác các sản phẩm tự nhiên sẵn có mà ít phải chinh phục thiên nhiên, chưa phải lao động sản xuất. Trong khi đó, điều kiện địa hình bằng phẳng ít cách trở bởi sông núi đã tạo cho con người có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động và giao lưu. Điều này kéo theo các hệ quả:

    Thứ nhất,con người mang đến trao đổi cho nhau các yếu tố văn hóa, kinh tế, kinh nghiệm sản xuất… Biểu hiện cụ thể là các biểu hiện văn hóa của các dân tộc phương Tây là khá gần nhau (từ kiến trúc, chữ viết, âm nhạc đến ăn uống…) Điều đó làm cho phương Tây phát triển nhanh hơn do con người phát huy được các giá trị mà họ đã sáng tạo ra và thường xuyên được trao đổi;

    Thứ hai,việc mở rộng phạm vi hoạt động cũng có nguy cơ dẫn đến sự xung đột là rất cao. Chiến tranh xảy ra cũng rất khắc nghiệt và cũng rất nhanh chóng do tính chất thiện chiến của các tộc người vốn rất giỏi săn bắn và chăn nuôi. Giữa người đi chinh phục với người bị chinh phục có quan hệ phân biệt rất rõ ràng, trong đó ai là kẻ mạnh người đó sẽ chiến thắng và thống trị, người kia trở thành nô lệ. Nhiều khi cả một dân tộc bị nô lệ hóa như người Hilốt bị người Xpác xâm lược. Cũng vì lẽ đó mà việc áp đặt sự cai trị cần có một lực lượng đủ mạnh để đàn áp sự chống đối của người bị trị nên nhà nước hình thành sẽ rất nhanh chóng;

    Thứ ba,sự xung đột trong xã hội sẽ giúp cho việc loại trừ nhanh chóng những gì không phù hợp, yếu đuối. Tính chất cách mạng còn xuất phát từ chỗ người bị trị khi bị đàn áp dã man , tàn bạo quá cũng sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn, từ đó dẫn đến chỗ giai cấp thống trị cũng cần có sự thay đổi chính sách cai trị cho phù hợp để duy trì trật tự xã hội nên nền dân chủ ở phương Tây sớm được hình thành hơn;

    Thứ tư,sự giao lưu giữa các cộng đồng người do điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ góp phần cải tạo giống nòi do chế độ quần hôn nhanh chóng bị phá bỏ hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, kẻ mạnh càng có điều kiện để chứng minh ưu thế của mình so với những người khác. Kết quả là nguồn gen để lại cho các thế hệ sau cũng có chất lượng hơn. Điều này được chứng tỏ ở tầm vóc và sức khỏe của người phương Tây là hơn hẳn so với người phương Đông mặc dù ngày nay đã có ít nhiều thay đổi.

    Thứ năm,nhu cầu của người phương Tây cũng cao hơn so với người phương Đông. Điều này có được là do khí chất rất mạnh của người phương Tây. Họ vừa là những thế lực hay gây chiến tranh xâm lược nhưng họ cũng là những người có nhiều phát minh khoa học để đáp ứng nhu cầu của mình. Có thể nói đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của phương Tây. Các thế lực xâm lược phải là các thế lực có sức mạnh để có khả năng chinh phục các dân tộc khác. Điều này đã được lịch sử chứng minh một cách khá đầy đủ.

    xin ctlhn