Niên hiệu mới của nhật bản là gì

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố, niên hiệu mới của Nhật Bản là "Reiwa" (Lệnh Hòa) xuất phát từ tuyển tập thơ "Manyoshu" (Vạn diệp tập).

Niên hiệu mới của nhật bản là gì
Niên hiệu mới của Nhật Bản là Reiwa (Lệnh Hòa). Ảnh: Reuters/Kyodo.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho hay, niên hiệu mới có nguồn gốc từ "Manyoshu" (Vạn diệp tập) - tuyển tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản.

Theo ông Yosshihide Suga, danh tính của người giúp chọn ra tên niên đại mới sẽ được giữ kín theo yêu cầu của những người này.

Sau thông báo của ông Suga, Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích việc đặt niên đại mới.

"Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đặt niên đại của triều đại mới từ văn học Nhật Bản" - ông Abe nói.

Thủ tướng Nhật Bản cho hay, tuyển tập thơ "Manyoshu" phổ biến với người dân khắp Nhật Bản, bất kể họ ở đâu đồng thời tập thơ này cũng đại diện cho văn hóa đất nước Nhật Bản.

"Tôi hy vọng tên niên đại mới sẽ bám rễ sâu vào đời sống của người dân Nhật Bản" - ông nói.

Theo AFP, niên hiệu mới của Nhật Bản gồm 2 từ: "Rei" - có thể có ý nghĩa liên quan tới "trật tự" hoặc có thể là "điềm lành" trong khi từ "Wa" thường được hiểu là "hòa bình" hoặc "hòa thuận".

Niên hiệu mới Reiwa sẽ chính thức được đưa vào sử dụng từ ngày 1.5 khi Thái tử Naruhito lên ngôi sau khi Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị một ngày trước đó.

Thứ Hai, 10:24, 01/04/2019

VOV.VN - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đã chính thức thông báo niên hiệu mới của Nhật Bản là Lệnh Hòa (Reiwa).

Niên hiệu mới này sẽ chính thức bắt đầu từ sau ngày 30/4, khi Thiên Hoàng Akihito chính thức thoái vị và Hoàng Thái tử Naruhito đăng quang vào ngày 1/5.

Niên hiệu mới của nhật bản là gì
Hoàng Thái tử Naruhito (trái) sẽ đăng quang vào ngày 1/5. Ảnh: Mainichi

Niên hiệu Nhật Bản là kết quả của một hệ thống hóa thời kỳ lịch sử do chính Thiên hoàng Kotoku thiết lập vào năm 645. Hệ thống niên hiệu của nước này vốn được coi là bất thường cho đến khi bắt đầu bước vào thế kỷ thứ 8. Chỉ từ sau năm 701 niên hiệu mới tuần tự phát triển mà không bị gián đoạn trong suốt mấy thế kỷ. Tại Nhật Bản hiện nay, năm có thể được đánh số bằng niên hiệu của Thiên Hoàng tại vị. Niên hiệu lâu dài nhất của Nhật Bản là Chiêu Hòa (64 năm) của Thiên hoàng Hirohito (1926-1989). Hiện tại niên hiệu của Thiên hoàng Akihito là Bình Thành (Heisei).

Đến nay, Nhật Bản đã có 250 niên hiệu khác nhau. Trong khoảng 200 năm trở lại đây, một triều đại cũng là toàn bộ thời gian trị vì của một Thiên Hoàng.

Theo dự kiến thì tròn một tháng nữa Thiên Hoàng Akihito sẽ thoái vị và thời kì Heisei hiện nay sẽ khép lại. Thiên Hoàng dự kiến sẽ tiếp tục đảm nhiệm các nhiệm vụ trên tư cách biểu tượng đất nước cho tới lúc thoái vị vào ngày 30/4. Trong ngày 1/4, Thiên Hoàng dự kiến sẽ kí và đóng dấu vào văn bản chính phủ về việc đổi niên hiệu cho thời kì mới, sau khi niên hiệu được Nội các thông qua.

Từ ngày 17/4, Thiên Hoàng và Hoàng Hậu Michiko sẽ tới thăm tỉnh Mie trong 3 ngày. Thiên Hoàng sẽ tới dự một buổi lễ trước ngày thoái vị tại Đền Ise, nơi thờ tổ tiên trong hoàng tộc.

Vào ngày 26/4, Thiên Hoàng và Hoàng Hậu sẽ dự buổi lễ trao giải cho Giải thưởng Học thuật MIDORI, và đó sẽ là công việc cuối cùng ở ngoài Hoàng cung trên tư cách Thiên Hoàng và Hoàng Hậu.

Vào ngày 30/4, Thiên Hoàng sẽ dự lễ thoái vị. Tại đây Thiên Hoàng sẽ có bài phát biểu cuối cùng trước người dân trước khi chính thức thoái vị. Đây sẽ là lần đầu tiên sau 202 năm một buổi lễ thoái vị được tổ chức.

Ngoài lễ đăng quang và thoái vị, các nghi thức Lễ khác như Lễ tuyên bố đăng quang trong và ngoài nước dự kiến sẽ diễn ra vào 22/10. Các nghi Lễ chúc mừng được phân ra làm 4 phần, cũng sẽ bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 10. Ngoài các nguyên thủ của 195 nước có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Đại sứ các nước tại Nhật Bản cũng sẽ được mời tham gia vào một 1 số nghi lễ.

Điều đặc biệt là trong Lễ Thoái vị và Đăng quang, các nữ Hoàng tộc không được tham gia vì qui định hạn chế chỉ có Nam đã trưởng thành được tham gia, ngoại trừ Hoàng Hậu mới và Công chúa. Dự kiến 1 số nữ Bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản cũng sẽ tham gia. Từ sau thời Đại chính (1912-1926), việc nữ tham gia vào những nghi thức quan trọng của Hoàng Gia là không được cho phép./.

Người Nhật có hai loại lịch, một là lịch theo phương tây và hai là lịch theo niên hiệu. Lịch theo phương tây là loại lịch phổ biến ở Nhật Bản được ghi rõ ngày tháng năm bằng số. Lịch theo niên hiệu là lịch có năm được tính theo niên hiệu của Thiên hoàng. Nếu các bạn chưa biết cách tính năm theo niên hiệu ở Nhật Bản thì hãy xem hết bài viết này để biết cách tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản nhé.

Niên hiệu mới của nhật bản là gì

  1. Niên hiệu là gì?

Niên hiệu là một giai đoạn gồm các năm được đặt theo hiệu của hoàng đế. Ở Nhật Bản, mỗi đời Thiên hoàng thường chỉ lấy một niên hiệu duy nhất và các năm sẽ được tính theo niên hiệu của Thiên hoàng. Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu nhé, từ năm 1989, Nhật hoàng lấy hiệu là Heisei nên niên hiệu là Heisei. Đến ngày 01/05/2019, Nhật hoàng đã thoái vị và truyền ngôi cho con trai là Naruhito. Nhật hoàng mới lên ngội lấy hiệu là Reiwa (Lệnh Hòa) cho nên từ sau ngày 01/05/2019 niên hiệu mới của Nhật Bản sẽ là Reiwa.

  1. Quy ước về năm theo niên hiệu ở Nhật Bản

Tại Nhật, năm theo niên hiệu sẽ được gọi bằng hiệu của Thiên Hoàng trong thời kỳ đó kèm theo Gannen hoặc số phía sau. Năm Thiên hoàng lên ngôi sẽ được gọi bằng hiệu của Thiên hoàng + Gannen và các năm sau được tính từ 2 trở đi. Ví dụ, Thiên hoàng lên ngôi vào năm 1989 lấy hiệu là Heisei (Bình Thành), do vậy năm 1989 tính theo niên hiệu sẽ gọi là Heisei Gannen và các năm sau gọi là Heisei 2, Heisei 3, Heisei 4 …. tương ứng với năm 1990, 1991, 1992 …

  1. Cách tra lịch theo niên hiệu ở Nhật Bản

Niên hiệu mới của nhật bản là gì
Reiwa - niên hiệu hiện tại của Nhật Bản. Nó có nghĩa là sự hài hòa đẹp đẽ

Để tính năm theo niên hiệu thường các bạn cần phải nhớ niên hiệu tương ứng được dùng trong khoảng thời gian nào. Từ đó, các bạn có thể tính nhẩm đến năm mà các bạn cần tính khá đơn giản. Tuy nhiên, từ năm 645 cho tới năm 2019 có rất nhiều đời Thiên hoàng nên mình liệt kê một số niên hiệu của Thiên hoàng trong thời gian gần đây thôi nhé.

  • Reiwa (令和): bắt đầu từ 01/05/2019 – nay
  • Heisei (平成): 1989 – 2019
  • Showa (昭和): 1926–1989
  • Taisho (大正): 1912–1926
  • Meiji (明治): 1868–1912
  • Keio (慶応): 1865—1868
  • Genji (元治): 1864—1865
  • Bunkyu (文久): 1861—1864
  • Man’en (万延): 1860—1861
  • Ansei (安政): 1854—1860
  • Kaei (嘉永): 1848—1854
  • Koka (弘化): 1844—1848
  • Cách quy đổi năm dương lịch theo niên hiệu

Công thức tính như sau: Năm niên hiệu cần đổi = Năm dương lịch – năm bắt đầu niên đại (gannen) + 1. Còn nếu năm cần tính mà trùng với năm bắt đầu niên đại thì chúng ta sẽ không gọi là 1 mà gọi là Gannen nhé.