Phá thai rồi có mang thai lại được không

Hiện nay, có rất nhiều chị em quan hệ tình dục sau khi phá thai nhưng không sử dụng biện pháp an toàn. Dẫn đến tình trạng tiếp tục mang thai ngoài ý muốn. Vậy sau khi phá thai lại mang thai có sao không? Thời điểm thích hợp để mang thai sau khi phá thai là lúc nào? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bạn gái.

“Bác sĩ ơi! Em mới phá thai hơn tháng. Sau đó em và bạn trai có quan hệ nhưng không dùng bao cao su, vì nghĩ rằng không thể mang thai ngay được. Thế nhưng, em mới thử thai thì xuất hiện 2 vạch hơn mờ. Có phải em đã có thai sau khi phá thai không? Em nên làm gì bây giờ? Sau phá thai bao lâu thì có thai trở lại bình thường?Mong bác sĩ cho em lời khuyên”.

Sau phá thai bao lâu thì có thai trở lại bình thường?

Sau khi phá thai, cần phải có thời gian thích hợp để tử cung được hồi phục, tái tạo lại và duy trì lại chức năng vốn có như cũ.

Thông thường, sau 4 – 8 tuần tính từ thời điểm phá thai. Nội mạc tử cung được tái tạo, chu kỳ kinh trở lại quỹ đạo, buồng trứng phóng noãn bình thường, nội tiết tố dần đi vào ổn định.

Thời điểm này, hệ thống sinh dục nữ hoàn toàn được khôi phục. Chị em hoàn toàn mang thai trở lại nếu có quan hệ tình dục không sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh nào.

Phá thai rồi có mang thai lại được không

Vậy vừa phá thai xong lại có thai có sao không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sau lúc phá thai thì chị em sẽ phải đối mặt với một số tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Mức độ tổn thương ít hoặc nhiều còn tùy vào phương pháp phá thai, địa chỉ phá thai cũng như sức khỏe của thai phụ. Vì vậy tử cung cần ít nhất 3 tháng để hồi phục, bởi thế những bác sĩ khuyên sau hút thai buộc phải để 6 tháng sau mới mang thai lại để tử cung có thời gian phục hồi.

Bên cạnh đó, nếu có bị viêm nhiễm mà đang có thai thì việc chữa trị viêm nhiễm vừa không tốt cho thai nhi lại vừa phiền phức trong vô cùng trình điều trị.

Ngoài ra niêm mạc tử cung chưa ổn định cũng có khả năng dẫn đến phức tạp trong việc làm cho tổ của thai nhi, sức khỏe của thai phụ sau hút thai chưa được ổn định cũng dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Rất dễ xảy ra các rủi ro như sẩy thai hay có thai bên ngoài tử cung.

Tất cả các khuyến cáo trên là nguy cơ có khả năng gặp. Nếu như mang thai sớm chứ không phải ai cũng ảnh hưởng, vì thế chị em đừng quá lo lắng, giữ gìn sức khỏe có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, thai phụ cần đi thăm khám chuyên khoa sản để xem thai đã vào tử cung chưa, thông qua kiểm tra trực tiếp bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể thêm.

Nguyên nhân dễ bính bầu trở lại sau khi phá thai?

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, sau khi phá thai nếu quan hệ tình dục không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào như: uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su thì bạn rất dễ có nguy cơ bị dính bầu trở lại.

Nguyên nhân là do tại thời điểm bạn nạo hút thai sẽ là thời điểm bắt đầu một chu kỳ nguyệt san mới ở người phụ nữ. Vì thế, nếu không kiêng cữ mà “giao ban” luôn thì thời gian 2 tuần sau “chữa cháy”. Chính là thời điểm trứng bắt đầu rụng nên nếu có cơ hội gặp "tinh binh" sẽ có sự thụ thai bình thường.

Do vậy nếu bạn “chót” nóng vội quan hệ tình dục chỉ sau 1, 2 tuần sau khi nạo hút thai thì hãy cẩn thận nhé. Nếu từ 4-8 tuần sau đó mà nguyệt san chưa xuất hiện trở lại thì bạn hãy nghi ngờ mình dính bầu trở lại đấy.

Nên làm gì nếu vừa phá thai xong lại mang thai?

Lúc này chị em có hai sự lựa chọn lớn khi mang thai. Cụ thể ,chị em có thể chọn giữ hoặc bỏ thai tùy theo sức khỏe, mong muốn và lời khuyên của bác sĩ. Nếu chị em có ý định tiếp tục bỏ thai thì nên tới cơ sở y tế để được trợ giúp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc phá thai về dùng hoặc tới nơi kém chất lượng.

Để đảm bảo chị em bỏ thai an toàn bác sĩ sẽ phải khám kỹ lưỡng. Sau đó bác sĩ sẽ có thể tiến hành thủ thuật cho chị em. Chị em cần tới những nơi uy tín và được theo dõi sức khỏe khi thực hiện thủ thuật. Lần phá thai tiếp này rất nguy hiểm vì chỉ cách lần trước trong thời gian ngắn.

Trường hợp thai phụ quyết định giữ thai thì càng phải đi khám. Chỉ có đi khám bệnh thì mới đảm bảo được sức khỏe của chị em có tốt và phù hợp mang thai không. Khám thai cũng là để bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai nhi, sức khỏe mẹ và chuẩn bị cho thai kỳ thật tốt.

Mang thai ngay sau khi phá thai nên hay không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội khuyến cáo, sau khi phá thai nữ giới tuyệt đối không được mang thai ngay, mà phải chờ cho tới khi các hệ cơ quan hoàn toàn bình phục. Những lý do thuyết phục không được mang thai ngay sau thời điểm phá thai đó là:

Sự tổn thương của hệ thống các cơ quan sinh dục phải mất ít nhất 2 – 6 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn. Mang thai quá sớm khi lớp niêm mạc tử cung vẫn mỏng và chưa đủ khả năng tạo độ bám cho bào thai sẽ gây ra tình trạng băng huyết rồi dẫn tới sảy thai.

Sau khi phá thai độ mở của cổ tử cung vẫn khá rộng, buồng tử cung cũng chưa sẵn sàng để nuôi dưỡng bào thai mới, nếu bạn mang thai sớm khi này nguy cơ sảy thai rất cao, thai chết và lưu lại lâu trong tử cung gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, rối loạn đông máu và có thể đe dọa đến tính mạng của các thai phụ.

Mang thai sớm sau khi phá thai cũng khiến không ít chi em phải đối mặt với bất thường nguy hiểm nhất trong thai kỳ đó là mang thai ngoài tử cung do tình trạng viêm tắc vòi trứng gây ra. Sự phát triển của khối thai ngoài tử cung đe dọa trực tiếp tới mạng sống của thai phụ.

Cách tránh thai sau khi phá thai

Sau khi phá thai chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn có sức khỏe ổn định để mang thai.

Vì vậy trong thời gian sau khi phá thai, chị em nên áp dụng các biện pháp tránh thai sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi phá thai. Điều này giúp cho tử cung phục hồi nhanh nhất.
  • Khi quan hệ lại phải áp dụng các biện pháp tránh thai: bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày. Hạn chế dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vì loại thuốc có tác dụng mạnh đến tử cung làm cho tử cung lâu hồi phục hơn.

Những việc cần làm cho lần mang thai tiếp theo

Sau khi phá thai 4-8 tháng và muốn mang thai lại, chị em cần chú ý một số điều sau:

  • Giữ tâm lý thoải mái, không lo lắng căng thẳng
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất
  • Uống bổ sung các loại vitamin và thuốc bổ trước khi mang thai
  • Khám sức khỏe tổng quát cả vợ và chồng để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản. Từ đây bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về cách chăm sóc trong thai kỳ. Nếu bố mẹ có bệnh lý gì gây ảnh hưởng đến thai nhi thì sẽ được theo dõi trong quá trình mang thai.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây về vấn đề vừa phá thai xong lại mang thai, đã giúp ích cho nhiều chị em trong việc sắp xếp thời gian và kế hoạch mang thai hậu phá thai hợp lý nhất để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh cũng như phát triển một cách toàn diện nhất.

Phá thai rồi có mang thai lại được không
Phá thai rồi có mang thai lại được không

Nhiều người sau khi phải tiến hành chấm dứt thai kỳ vì một lý do nào đó thường hay băn khoăn về việc sau khi nạo phá thai bao lâu thì có thai lại.

Chấm dứt thai kỳ, mà chúng ta thường gọi là nạo phá thai, là việc loại bỏ các mô thai, các bộ phận của thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Việc chấm dứt thai kỳ có thể được thực hiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Trong bài viết này, Hello Bacsi giải đáp giúp bạn thắc mắc chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể có thai trở lại, mời bạn cùng tìm hiểu.

Việc chấm dứt thai kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc chấm dứt thai kỳ sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Có thai ngoài ý muốn
  • Mang thai do bị hãm hiếp hay loạn luân
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, có các vấn đề về di truyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhận thức nếu được sinh ra
  • Sức khỏe của người mẹ quá yếu, việc mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ nên buộc phải bỏ thai để điều trị.

Sau khi thực hiện biện pháp chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai?

Sau khi thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai trở lại hay phá thai bao lâu thì có thai lại là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ.

Theo nhiều chuyên gia sản khoa, việc thực hiện các biện pháp sản khoa nhằm chấm dứt thai kỳ chỉ gây ra tác động nhất định với sức khỏe, tâm lý phụ nữ và không có tác dụng ngừa thai. Mặt khác, nếu được thực hiện đúng cách, tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thì việc chấm dứt thai kỳ thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản và quá trình rụng trứng. Điều này có nghĩa là sau khi thực hiện đình chỉ thai kỳ, bạn hoàn toàn có thể thụ thai trong khoảng 7–10 ngày sau đó.

Nguyên do sự rụng trứng là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, diễn ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Thế nên ngay sau khi chu kỳ kinh của bạn bắt đầu bình thường trở lại, bạn hoàn toàn có khả năng thụ thai. Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, bạn hoàn toàn có thể thụ thai.

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc thụ thai ngay sau khi chấm dứt thai kỳ không được khuyến khích vì cơ thể bạn và cơ quan sinh sản cần thời gian để hồi phục. Nếu bạn chấm dứt thai kỳ bằng thủ thuật hút thai hoặc nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi ít nhất 1 tháng mới nên nghĩ đến việc có thai trở lại. Ngoài ra, nếu bạn chấm dứt thai kỳ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, bạn nên đợi lâu hơn để tử cung cũng như cơ thể có đủ thời gian để phục hồi.

Thế nên, để đảm bảo sức khỏe và có sự chuẩn bị tốt nhất, sau khi đình chỉ thai kỳ, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai, chờ ít nhất 3 tháng mới nên thụ thai trở lại. Điều này còn giúp đảm bảo an toàn cho bạn và bé trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, các chuyên gia sản phụ khoa cũng khuyến cáo rằng trước khi có ý định mang thai trở lại, bạn nên đến bệnh viện sản phụ khoa để khám, sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sảy thai, hư thai, dị tật bẩm sinh…

Người từng chấm dứt thai kỳ sẽ khó thụ thai, thậm chí là vô sinh?

Thực tế là các bác sĩ sản khoa chưa có đủ bằng chứng để chứng minh việc từng nạo phá thai, hút thai nhiều lần gây trở ngại cho vấn đề thụ thai. Nếu bạn có kế hoạch mang thai sau khi thực hiện chấm dứt thai kỳ, tình trạng sức khỏe tốt, tử cung đã phục hồi thì không có gì phải lo lắng.

Việc mang thai sau khi chấm dứt thai kỳ cần có kế hoạch cụ thể: chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, thời gian tốt nhất để mang thai.

[embed-health-tool-”ovulation”]

Tình trạng khó thụ thai, thậm chí là vô sinh xảy ra ở người từng chấm dứt thai kỳ có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tình trạng sót mô thai, nhau… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sẹo, biến chứng dẫn đến khó thụ thai.
  • Trong một số trường hợp, việc nong và nạo cổ tử cung không được thực hiện đúng cách dẫn đến nguy cơ cao gây tổn thương cho tử cung, cổ tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng có nguy cơ xảy ra sau khi tiến hành chấm dứt thai kỳ bằng thủ thuật. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Việc nong, nạo lòng tử cung có thể làm gia tăng nguy cơ sẹo hình thành bên trong tử cung hoặc trên cổ tử cung. Nếu vết sẹo lớn có thể dẫn đến khó thụ thai, sẩy thai vì gây cản trở khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh. Tình trạng này được các chuyên gia sản khoa gọi là “hội chứng Asherman“.

Những điều cần lưu ý nếu muốn mang thai sau khi chấm dứt thai kỳ

Nếu đang cố gắng thụ thai lại sau khi chấm dứt thai kỳ, bạn nên thực hiện những gợi ý sau:

  • Tiến hành khám phụ khoa và trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra tổng thể về cơ quan sinh sản và đánh giá thể chất, tinh thần để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai.
  • Nếu quyết định mang thai trở lại, bạn cần chuẩn bị tinh thần thật tốt để đối phó với sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai, các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.
  • Theo dõi ngày rụng trứng và tích cực quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Bạn hãy mua que thử rụng trứng hoặc tải ứng dụng theo dõi rụng trứng trên điện thoại thông minh để sử dụng.
  • Sau giao hợp, bạn nên kê cao chân, hông bằng cách đặt một chiếc gối dưới mông để có thể giúp tinh trùng tiếp cận với trứng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Nếu cổ tử cung suy yếu, sau khi thụ thai, bạn có thể phải tiến hành khâu cổ tử cung để giữ cho thai nhi được phát triển an toàn.
  • Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bài tập tăng cường cơ sàn chậu như tập Kegel.
  • Cân nhắc dùng đến các phương pháp hỗ trợ thụ thai nếu bạn không thể tự thụ thai sau thời gian dài cố gắng. Hãy nhờ chuyên gia sản khoa tư vấn về các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.

Trường hợp chưa sẵn sàng mang thai, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để đảm bảo bạn sử dụng biện pháp tránh thai thật hiệu quả.

Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể mang thai an toàn sau khi đã thực hiện chấm dứt thai kỳ:

  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ đầy đủ.
  • Có chế độ ăn lành mạnh và bổ dưỡng.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và không hút thuốc (kể cả là hút thuốc thụ động), tiêu thụ thức uống có cồn, giảm tối đa lượng thức uống có chứa caffeine.
  • Hoạt động thể chất đều đặn với cường độ vừa phải giúp bạn có sức khỏe tốt, để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hello Bacssi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc sau khi chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai hay nạo phá thai bao lâu thì có thai lại và làm thế nào để mang thai trở lại an toàn, khỏe mạnh.

Lan Quan/HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.