Phẩm chất của người lãnh đạo là gì

Phẩm chất của người lãnh đạo là gì
Phẩm chất của người lãnh đạo là gì
Phẩm chất của người lãnh đạo là gì
Phẩm chất của người lãnh đạo là gì

Tu dưỡng phẩm chất của người lãnh đạo

Tác giả: Lê Văn Dũng

Phẩm chất là gì? Chất có nghĩa là cái vốn có; chất là tính quy định bên trong một vật này khác với vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Khái niệm phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của người lãnh đạo không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của người lãnh đạo. Tu dưỡng là lao động miệt mài về học vấn. Tu nhằm theo đuổi cái đẹp, dưỡng là làm cho nó đầy đủ. Tu như đẽo gọt, dùi mài, dưỡng như dạy dỗ hun đúc. Nói một cách khái quát, tu dưỡng là một quá trình học tập lâu dài và được trải nghiệm qua thực tiễn để đạt đến một trình độ nhất định về tư tưởng, đạo đức, kỹ năng, tri thức của một con người. Vì sao cần phải tu dưỡng phẩm chất của người lãnh đạo? Tu dưỡng phẩm chất là nhu cầu tự thân để người lãnh đạo hoàn thiện mình, nhất là người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, nơi gần dân và trực tiếp tiếp xúc với dân nhiều nhất. Bởi vì, giác ngộ chính trị, đạo đức, tri thức, tài năng của con người không phải là cái có sẵn, mà nó được rèn luyện, bồi dưỡng hình thành trong một thời gian dài, trong các mối quan hệ xã hội phức tạp. Người lãnh đạo dù có tài giỏi đến đâu cũng đều chịu ảnh hưởng của các tư tưởng khác nhau nên có vấn đề mâu thuẩn giữa nhận thức chủ quan và thực tế khách quan. Để hạn chế mâu thuẩn, rút ngắn khoảng cách từ nhận thức chủ quan đến hoạt động thực tiễn, người lãnh đạo buộc phải nỗ lực học tập không ngừng, phải tăng cường rèn luyện; không ngừng phát huy sự sáng suốt, năng động, sáng tạo; hạn chế loại bỏ mặt trì trệ, xơ cứng, lạc hậu mới có thể làm cho phẩm chất của mình ngày càng nâng cao, từng bước đi đến hoàn thiện. Tu dưỡng phẩm chất của người lãnh đạo là đảm bảo quan trọng việc thực hiện có hiệu quả chức năng lãnh đạo. Người lãnh đạo không chỉ tham gia cuộc đấu tranh cải tạo hiện trạng theo hướng tốt hơn mà còn giữ vai trò then chốt trong xã hội, dù đó là xã hội vĩ mô hay chỉ là một xã hội thu nhỏ như ở cơ sở. Họ nắm giữ quyền lực nhất định, là người chỉ huy, người tổ chức các tổ chức xã hội, người thực hiện các chức năng ra quyết định và kiểm tra đánh giá việc thực hiện quyết định; là người kiện toàn cơ cấu tổ chức, là người lựa chọn và sử dụng nhân tài, là người làm công tác chính trị… Cho nên đối với người lãnh đạo, việc tự giác tu dưỡng nâng cao phẩm chất có tác dụng quyết định việc thực hiện có hiệu quả chức năng lãnh đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước hiện nay ở nước ta, việc nâng cao sự tu dưỡng phẩm chất các mặt của người lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chung. Bởi vì , từ năm 1922, qua thực tiễn, Lênin khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn”(1). Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất năng lực, đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ. Trên cơ sở thực tiễn đó Đảng ta khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”(3). Từ đó có thể khẳng định việc tu dưỡng phẩm chất người lãnh đạo là một tất yếu khách quan. Đối với trường chính trị tỉnh,nơi đào tạo- bồi dưỡng hầu hết đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý đương chức và kế cận ở cơ sở, thiết nghĩ ban giám hiệu và lực lượng giảng viên của trường- thông qua giảng dạy, quản lý- cần phải làm hết sức và nhiều cách để tinh thần của sự tu dưỡng phẩm chất nêu trên ngấm vào học viên, trở thành nhu cầu tự thân của học viên; đồng thời sự tu dưỡng đó gắn bó và được nâng cao một cách tự nhiên cùng với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh mà Đảng ta phát động hơn hai năm qua. (1) V.I.lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1997, t.44, tr449 (2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995,t.5,tr.269,273 (3) Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện ĐH IX, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr.141

Đã xem: 26340

Phẩm chất của người lãnh đạo là gì

Phẩm chất của người lãnh đạo là gì
Đăng nhập/Đăng ký

Phẩm chất của người lãnh đạo là gì
Online

Người lãnh đạo cần có những phẩm chất gì?

Các phẩm chất lãnh đạo nên có.

Khả năng tự nhận thức. Nhà lãnh đạo cần hiểu bản thân để nắm bắt được cách mọi người trong và ngoài tổ chức nhìn nhận về mình. ... .

Đồng cảm. Khả năng đồng cảm của nhà lãnh đạo đang dần được đề cao hơn. ... .

Minh bạch. ... .

Tư duy chiến lược. ... .

Liêm chính. ... .

Quyết đoán. ... .

Sức lôi cuốn. ... .

Hòa nhập..

Phẩm chất có nghĩa là gì?

Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Khái niệm phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động.

Năng lực quản lý là gì?

Năng lực quản lý là khả năng thực hiện những công việc, nhiệm vụ cụ thể của công ty, doanh nghiệp. Nhà quản trị khi nắm được kỹ năng quản lý sẽ sử dụng kiến thức, tầm nhìn của bản thân để dẫn dắt tập thể nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao.