Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Tải về AIDA64 Extreme

AIDA64 Extreme thực sự là một phần mềm kiểm tra và đo nhiệt độ CPU nổi danh với khả năng thông báo hết sức chi tiết tình trạng phần cứng, từ đó thay người dùng đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình thiết bị vận hành. Các chức năng nổi trội của AIDA64 Extreme bao gồm đánh giá lỗi phần cứng, kiểm soát hoạt động CPU và khả năng đo nhiệt độ CPU.

Xem thêm: Nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt? Cách duy trì nhiệt độ CPU khi chơi game

2. Phần mềm SpeedFan

Tải về SpeedFan

Phần mềm đo nhiệt độ CPU Speedfan từ lâu đã được biết đến là một trong những công cụ hỗ trợ đo nhiệt độ CPU tốt nhất trên thị trường. Ngoài khả năng theo dõi hiệu quả tốc độ quạt, điện áp và mức nhiệt hiện tại của máy tính, CPU Speedfan con cho phép hiệu chỉnh tốc độ quạt theo ý muốn. Điều này giúp chủ nhân thiết bị chủ động được nếu cảm thấy quạt CPU chạy quá nhanh, quá chậm hay quá ồn.

3. Phần mềm CPU-Z

Tải về CPU-Z

CPU-Z được không ít người lựa chọn khi kiếm tìm một phần mềm hiển thị tốc độ CPU nhẹ và hiệu quả. CPU-Z nổi danh nhờ khả năng thống kê tên CPU, tên mã, chipset, chỉ số TDP tối đa, loại chân cắm CPU. Thông qua CPU-Z, bạn sẽ kiểm tra được nhiều thông tin về phần cứng thiết bị, dữ liệu CPU máy tính và bộ nhớ cache, đồng thời đo nhiệt độ CPU hiệu quả.

4. CPUID HWMonitor

Tải về CPUID HWMonitor

Nếu bạn cần một công cụ giám sát phần cứng hiệu quả thì CPUID HWMonitor sẽ là sự lựa chọn hết sức hợp lý bởi phần mềm này có thể theo dõi những chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống. CPUID HWMonitor có giao diện rất dễ dùng, nổi bật ở khả năng nhận biết nhiệt độ ổ cứng qua card video GPU và S.M.A.R.T.

5. Speccy

Tải về Speccy

Ngoài việc phản ảnh nhiệt độ CPU, phần mềm Speccy còn tỏ ra nổi trội ở việc hiển thị đầy đủ thông tin về CPU, RAM, Motherboard, Graphics, ổ cứng, ổ CD và Audio. Sự toàn diện và tính giản đơn của Speccy đem tới một phương án hữu hiệu nhất dành cho những ai muốn nắm được thông tin nhiệt độ cùng với hiệu suất phần cứng trên chiếc PC, laptop mình đang dùng.

6. HWiNFO64

Tải về HWiNFO64

Với HWiNFO64, người dùng có thể theo dõi nhiều thông tin chi tiết về tình trạng hoạt động cũng như những thông tin phần cứng như CPU hay RAM máy tính. Mọi chỉ số cần thiết như tốc độ quạt, nhiệt độ, nguồn và điện thế được hiển thị đầy đủ trong giao diện cũng góp phần biến HWiNFO64 thành công cụ giám sát hệ thống đắc lực.

7. Core Temp

Tải về Core Temp

Việc theo dõi nhiệt độ CPU sẽ trở nên đơn giản hơn với sự hỗ trợ của Core Temp, đây là phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU trên desktop nổi bật nhờ tác vụ thông báo mức nhiệt của mỗi lõi trong cả bộ CPU hệ thống. Khả năng ghi lại sự biến thiên nhiệt độ CPU của Core Temp sẽ giúp bạn xử lý kịp thời trong những trường hợp nhiệt độ tăng cao.

8. Real Temp

Tải về Real Temp

Nổi bật ở tác vụ phân tích nhiệt độ các loại chip máy tính, Real Temp là công cụ hỗ trợ quản lý quá trình làm việc hết sức đắc lực, giúp bạn thấy được đâu mới là tốc độ lý tưởng nhất cho chiếc PC/laptop mà mình sở hữu. Bạn cũng có thể thông qua Real Temp để biết được nhiệt độ tối thiểu và tối đa của cả hệ thống.

9. MSI Afterburner

Tải về MSI Afterburner

Nhờ giao diện thiết kế đẹp mắt mang phong cách gaming và khả năng hỗ trợ ép xung laptop chuyên nghiệp, MSI After burner trở thành phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU trên laptop được nhiều game thủ lựa chọn. Nhìn trong hình dưới, chắc hẳn bạn cũng thấy rõ chỉ số tốc độ CPU được đặt ở vị trí rất dễ quan sát. Ngoài ra, bạn còn có thể thông qua MSI After burner để hiệu chỉnh tốc độ quạt và gia tăng hiệu suất bộ nhớ.

10. NZXT’s Cam software

Đây là một phần mềm có giao diện khá đẹp, thân thiện và dễ dùng, bao gồm nhiều mục giám sát như CPU, GPU, HDD, Network....Ngoài ra,bạn có thể mua 1 số linh kiện của hãng NZXT để dùng trong cùng 1 ứng dụng như mod đèn, chỉnh các chế độ đèn case...

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính không cần phần mềm

Để thực hiện cách kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm này, bạn cần mở BIOS bằng cách khởi động lại máy tính, sau đó nhấn các phím chức năng (Fn) ngay khi logo thương hiệu hiện ra.

Lúc này, bạn truy cập vào mục Power. Tại dòng CPU Temperature, hệ thống sẽ cho bạn thấy được mức nhiệt của CPU hiện tại là bao nhiêu.

Xem thêm:

Để đánh giá tình trạng sức khỏe máy tính, chúng ta có rất nhiều công cụ kiểm tra phần cứng đặc biệt là phần mềm kiểm tra RAM và check lỗi RAM và phần mềm test CPU để đưa ra những đánh giá về hiệu suất của máy tính. Intel Processor Diagnostic Tool là phần mềm chính hãng để kiểm tra sức khỏe cho CPU, kiểm tra các tính năng cụ thể của bộ xử lý, thực hiện kiểm tra stress test cho CPU. Công cụ sẽ nhận định xem CPU của bạn có hoạt động tốt hay không qua từng bài đánh giá, kiểm tra khác nhau. Tất cả thông tin kết quả của CPU sau khi kiểm tra đều được hiển thị đầy đủ để người dùng theo dõi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng Intel Processor Diagnostic Tool để kiểm tra CPU trên máy tính.

Hướng dẫn dùng Intel Processor Diagnostic Tool

Bước 1:

Chúng ta truy cập vào trang chủ của Intel Processor Diagnostic Tool để tải phần mềm bản 64-bit hoặc 32-bit dựa theo phiên bản hệ điều hành Windows mà bạn đang sử dụng.

https://downloadcenter.intel.com/download/19792/Intel-Processor-Diagnostic-Tool

Bước 2:

Sau khi tải xuống và tiến hành cài đặt thành công bạn nhập từ khóa Intel Processor Diagnostic Tool trong thanh tìm kiếm rồi gõ Enter để mở công cụ kiểm tra sức khỏe CPU.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Bước 3:

Ngay khi mở thì công cụ tiến hành thực hiện các bài kiểm tra cho CPU. Bạn sẽ nhìn thấy thanh tiến trình kiểm tra như hình dưới đây. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cấu hình máy tính, có thể diễn ra vài phút hay thậm chí là 30 phút. Những bài kiểm tra nào đã hoàn thành sẽ có chữ Pass và đang kiểm tra có chữ Testing.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Bước 4:

Kết quả của bài đánh giá CPU là danh sách đầy đủ của các bài kiểm tra ở cột Results và kết quả cuối cùng CPU có hoạt động tốt hay không. Trong trường hợp CPU gặp lỗi thì sẽ hiện thông báo để người dùng được biết.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Ngoài ra, tại giao diện của Intel Processor Diagnostic Tool bạn cũng biết thêm cấu hình, thông tin phần cứng tại cột System Info.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách xem thông tin phần cứng máy tính
  • Giải mã các thông số kỹ thuật trên laptop

Hướng dẫn các kiểm tra CPU máy tính, laptop nhanh chóng

CPU là gì? Vì sao phải kiểm tra CPU máy tính? Cách kiểm tra CPU cho laptop, máy tính như thế nào? Có đơn giản không? Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây cùng HC nhé!

1. CPU là gì?

Central Processing Unit viết tắt là CPU, là bộ xử lý trung tâm. Đối với máy tính, CPU được ví như bộ não mà tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của máy.

CPU được chia thành 02 khối chính:

- Khối điều khiển (CU - Control Unit): các yêu cầu, thao tác từ người dùng được dịch sang ngôn ngữ máy để xử lý.

- Khối tính toán (ALU - Arithmetic Logic Unit): các con số toán học & logic được tính toán kĩ càng -> đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2. Hướng dẫn các kiểm tra CPU máy tính, laptop

Vì sao phải kiểm tra CPU của máy tính, laptop? Đây là thắc mắc của khá nhiều người dùng. Việc kiểm tra CPU của laptop giúp bạn biết chính xác các phần cứng đang được trang bị. Khi muốn sửa chữa hoặc thay mới, việc kiểm tra CPU sẽ giúp chọn CPU mới cho máy tính đơn giản hơn rất nhiều.

Có rất nhiều cách để kiểm tra CPU cho máy tính:

- Kiểm tra với Properties.

- Sử dụng mã lệnh "Dxdiag".

- Sử dụng lệnh "Msinfo32".

- Dùng phần mềm Intel Power Gadget.

- Sử dụng Command Prompt.

- Sử dụng System Information.

- Sử dụng Task Manager.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Dù bạn là người không quá rành về công nghệ, các phương pháp kiểm tra mà HC gửi tới bạn sau đây không hề phức tạp. Hãy theo dõi ngay nhé!

2.1. Kiểm tra CPU bằng Properties

Đây là cách kiểm tra CPU đơn giản nhất cho laptop, máy tính.

Cách thực hiện:

- Bước 1:

+ Cách 1: Click chuột phải vào This PC (Windows 10) hoặc My Computer (Windows7) trên màn hình desktop -> Chọn Properties.

+ Cách 2: Nếu không thấy tùy chọn này trên màn hình, nhấn tổ hợp phím Windows + E -> Tìm This PC hoặc My Computer -> Click chuột phải -> Chọn Properties.

- Bước 2: Màn hình sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về máy tính. Xem thông tin về CPU ở Phần System/Processor.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.2. Cách xem cpu laptop sử dụng mã lệnh "Dxdiag"

Mã lệnh "Dxdiag" giúp bạn kiểm tra các thông tin CPU như:

- Tốc độ.

- Cấu hình bộ xử lý.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

- Bước 1: Kích vào Start Menu (góc trái bên dưới màn hình) hoặc sử dụng phím tắt Windows + R.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 2: Gõ lệnh "Dxdiag" lên thanh tìm kiếm -> Nhấn Enter hoặc OK.

- Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị hộp hội thoại DirectX Diagnostic Tool -> Thông tin về CPU laptop được hiển thị ở phần Processor (mục System Information).

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.3. Cách xem CPU của máy tính, laptop bằng lệnh "Msinfo32"

Cách này cũng tương tự như sử dụng mã lệnh "Dxdiag". Tuy nhiên, ngoài các thông số về tốc độ, cấu hình bộ xử lý, bạn có thể xem thêm số lượng các lõi CPU được cài đặt trong hệ thống.

Hướng dẫn thao tác chi tiết:

- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc click chọn Menu Start.

- Bước 2: Gõ mã lệnh "Msinfo32" -> Nhấn Enter hoặc OK.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị hộp hội thoại System Information -> Kiểm tra CPU máy tính ở dòng Processor.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.4. Kiểm tra CPU máy tính trong Settings

Đây là một trong những cách kiểm tra thông tin về CPU của laptop, máy tính đơn giản và hữu ích nhất.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Click chọn Start Menu (nằm trên thanh taskbar, góc trái bên dưới màn hình).

- Bước 2: Nhấn chọn biểu tượng Settings (Cài đặt) có hình bánh răng cưa.

- Bước 3: Chọn System -> Chọn mục About ở cột bên trái và bạn sẽ thấy thông tin CPU của máy hiển thị ở dòng Processor.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.5. Sử dụng phần mềm Intel Power Gadget

Intel Power Gadget là phần mềm của bên thứ 3. Với phần mềm này bạn có thể biết được nhiều thông tin về CPU như:

- Tần số, tốc độ cơ bản của CPU.

- Kiểm tra tốc độ hiện tại của CPU.

- Nhiệt độ CPU.

- Mức tiêu thụ năng lượng.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

Các thông tin khác:

- Intel Power Gadget hỗ trợ trên các nền tảng: Windows, MacOs, Linux.

Ngoài phần mềm Intel Power Gadget, bạn cũng có thể sử dụng một phần mềm khác là CPU-Z để kiểm tra các thông số CPU.

2.6. Sử dụng Task Manager để kiểm tra CPU cho laptop

- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + ESC để mở Task Manager.

- Bước 2: Sau khi xuất hiện hộp hội thoại -> Chọn tab Performance.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 3: Chọn mục CPU và bạn sẽ thấy các thông tin về CPU (số nhân, số luồng, tốc độ, cấu hình, ...) hiển thị ở bên tay phải.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.7. Xem CPU máy tính bằng System Information

- Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng kính lúp trên thanh Taskbar -> Gõ "System Information".

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 2: Chọn System Summary để kiểm tra CPU máy tính.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

2.8. Sử dụng Command Prompt

Các kiểm tra CPU cho laptop theo cách này cũng rất đơn giản.

- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp hội thoại Run.

- Bước 2: Gõ "cmd" và chọn OK.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 3: Nhập lệnh "WMIC CPU Get DeviceID,NumberOfCores,NumberOfLogicalProcessors" trong cửa sổ của Command Prompt.

>> Xem thêm: Chia sẻcách đăng bài trên Instagram bằng laptop, máy tính cho các bạn mới dùng Instagram.

Phần mềm kiểm tra CPU laptop

- Bước 4: Kiểm tra số nhân, số luồng CPU.

+ Number Of Cores: là số lượng nhân.

+ Number Of Logical Processors: số lượng luồng xử lý.

Trên đây là 8 cách kiểm tra CPU máy tính, laptop chi tiết mà HC muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Theo dõi HC để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Siêu thị điện máy HC