Phương pháp on luyện học sinh giỏi

          Đây là khâu đầu tiên có tính chất quyết định chất lượng đội tuyển nên nó hết sức quan trọng.Việc phát hiện học sinh  giỏi môn Văn đòi hỏi người giáo viên phải trực tiếp giảng dạy ở các lớp phải lưu tâm ngay từ đầu năm học chứ không phải chờ đến gần kì thi mới tuyển chọn như chúng ta vẫn thường làm. Rõ ràng việc phát hiện học sinh  giỏi môn Ngữ Văn cũng không đến nỗi quá khó vì khả năng của các em đối với môn học này được bộc lộ phần nào qua kĩ năng nghe, nói, đọc, việc. Nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý nghĩ, quan điểm bản thân, Hơn nữa chỉ qua vài bài viết của các em dù đó là đoạn văn hay cả bài văn giáo viên cũng có thể nhận ra cách cảm, cách hiểu, cách nghĩ thông qua đó phát hiện ra những học sinh  có năng khiếu để có hướng bồi dưỡng.

          Việc tiếp theo khi chọn đội tuyển là sau khi đã phát hiện ra được học sinh  có năng khiếu.Giáo viên cần phải kiểm tra kiến thức các em. Vốn kiến thức cũng như khả năng cảm thụ của các em đến đâu. Sở dĩ phải làm bước này bởi yêu cầu đối với học sinh  giỏi ít nhất là phải có kiến thức cơ bản, cái gọi là phần nền để có cơ sở bồi dưỡng sau này.

          Đối với môn Ngữ Văn việc khơi gợi lòng yêu mến đối với môn học của các em là không thể thiếu. Bằng cách chuyển tải nào đó giáo viên phải truyền đến cho học sinh  lòng đam mê đối với môn học để học sinh  ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học từ đó tạo được niềm say mê – sự khám phá sáng tạo của học sinh  trong lĩnh vực văn chương.

   2. Lên kế hoạch bồi dưỡng :

           Như đã nói ở trên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên phải tự lên chương trình nội dung kiến thức. Do đó người giáo viên trước hết phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề yêu công việc mà mình đang làm và ý thức được tầm quan trọng của việcệc mình đang làm. Chính vì vậy giáo viên  bồi dưỡng phải mày mò, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để xây dựng được một chương trình với lượng kiến thức thích hợp với những điều học sinh  đã học và đồng thời phải vừa rộng vừa sâu đáp ứng được tính vượt trội của đối tượng học sinh  giỏi. Cần chú trọng sắp xếp chương trình sao cho có hệ thống và đảm bảo tính khoa học. Tránh tình trạng thích gì dạy nấy theo cảm tính. Để xây dựng được một chương trình ôn luyện đạt hiệu quả cao mà không nhàm chán đối với học sinh (vì các kiến thức đều đã được học) giáo viên cần phải sáng tạo trong việc thể hiện nội dung kiến thức. Sắp xếp lượng kiến thức giữa phân môn phù hợp với yêu cầu. Vì mục đích cuối cùng của học sinh là tạo lập được một văn bản đầy đủ về nội dung và hình thức. Để làm được điều đó, khi lên chương trình bồi dưỡng giáo viên cần phải chú ý đến tính thống nhất giữa các phân môn. Hơn nữa, đối với từng phân môn cần phải đảm bảo đúng đặc trưng của từng phần đối với phân môn Tiếng Việt. Khi giáo viên bồi dưỡng cho học sinh . Ngoài việc củng cố cho các em :cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từ …Thì đối với từng loại đơn vị kiến thức, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại.

   *Hoặc khi lên chương trình Tập làm văn : giáo viên hệ thống lại kiến thứcđã học rồi chia ra từng mảng chuyên đề chủ đề. Để tóm lược nội dung tác phẩm và khái quát lên vấn đề trọng tâm .

          VD:Chủ đề về người phụ nữ.

                 Chủ đề về người lính.

                 Chủ đề về người nông dân.

                 Chủ đề về người  mẹ…

          Để từ những kiến thức mang tính khái quát – học sinh có thể khai triển ra một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn theo cách cảm và cách nghĩ của bản thân một cách sang tạo hơn.

   *Còn đối với Tập làm văn . Do có sự lặp lại và nâng cao về nội dung kiến thức. Cho nên việc ôn luyện lí thuyết có phần thuận lợi hơn. Do đó khi lên chương trình giáo viên đặc biệt chú trọng hơn đối với phần luyện tập. Giáo viên có thể bố trí làm sao đó để học sinh  được thực hành càng nhiều càng tốt và đối với mỗi kiểu loại hay mỗi dạng đề giáo viên cần phải có ví dụ minh họa cụ thể.

   *Bên cạnh việc xây dựng một chương trình cụ thể, về nội dung và phương pháp thì việc lên kế hoạch về thời gian bồi dưỡng cho học sinh  cần phải hợp lí kế hoạch. Việc sắp xếp các buổi học bồi dưỡng không nên gần nhau mà có thể phân đều trong tuần. Ví dụ : khi đã  bố trí thời gian bồi dưỡng thì tiết tiếp theo phải là giữa tuần…Mỗi buổi không học quá ba tiết. Mục đích của việc làm nay là tạo điều kiện cho các em có thời gian làm bài tập ở nhà và học các môn học khác. Đồng thời làm mềm hóa sự cẳng thẳng của áp lực thi cử.

          Nói tóm lại, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi khi giáo viên có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng . Công tác bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

3. Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng:

          Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ ôn luyện cho các em những kiến thức nội dung thuần túy mà giáo viên nên tập trung bồi dưỡng kĩ năng cơ bản để phục vụ cho việc củng cố vốn kiến thức mà các em đã có để chuyển tải được lượng kiến thức đã học thành kiến thức của riêng mình. Bởi đối tượng được bồi dưỡng ở dây là học sinh  giỏi. Cho nên việc củng cố phát triển kĩ năng là vô cùng quan trọng. Sau đây tôi xin nêu

một vài biện pháp bồi dưỡng và phát triển kĩ năng cho học sinh.

  Thứ nhất là kĩ năng cảm thụ văn chương.

          Như chúng ta đã biết học Văn là một quá trình tổng hòa nhiều cách thức nhiều thao tác ở nhiều không gian, thời gian khác nhau. Bằng nhiều giác quan và nội lực của người học.Nên việcệc học Văn trong nhà trường là để biết thưởng thức, biết tự giải mã tác phẩm văn chương nghĩa là học những kiến thức phương pháp cơ bản nhất liên quan đến vấn đề văn chương. Một vấn đề được đặt ra cho người giáo viên dạy Văn nói chung cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng là dạy theo cách nào để đạt hiệu quả tối ưu ?

         Với việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần hưỡng dẫn cho học sinh  các thao tác kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học.

          Đầu tiên phải nói đến kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với vấn đề này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh  nắm được những đặc trưng cơ bản của từng thể loạI văn học. Để trên cơ sở đó học sinh   có hướng phân tích cụ thể. Chẳng hạn khi phân tích một tác phẩm truyện sẽ khác với phân tích một tác phẩm thơ.Với tác phẩm truyện cần chú ý đến hình ảnh, ngôn ngữ nhạc điệu tiết tấu, cảm xúc của nhà thơ.

         Những chi tiết chọn lọc để phân tích tác phẩm phải là những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Việc phân tích biện pháp nghệ thuật để làm nổI bật nội dung hay vừa phân tích nội dung vừa phân tích nghệ thuật – cũng tùy thuộc vào từng thể loại khi học sinh  thành thạo về kĩ năng phân tích thì việc cảm thụ tác phẩm sâu sắc và tự nhiên hơn.

          Thứ hai là kĩ năng đọc tài liệu tham khảo. Để học tốt môn Ngữ Văn cần phải đọc sách nhiều. Nhất là đối với học sinh giỏi môn Ngữ Văn việc đọc sách tham khảo là không thể thiếu. Đó là điều mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh.Về việc này giáo viên cần hướng dẫn các em cách chọn sách tham  khảo cũng như cách đọc. Trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng đọc cho học sinh.

         Đối với sách tham khảo học sinh  sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm qua bài viết của người khác. Nếu như biết cách hướng dẫn học sinh  rèn luyện tư duy của mình thông qua hình thức này.

         Với học sinh  giỏi để rèn luyện kĩ năng này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh  biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm. Để đối chiếu với phần lí thuyết của từng dạng bài, kiểu bài. Tự rút ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn ví như khi học sinh  đọc một bài văn đạt giải – học sinh  cần phải làm gì?Điều trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh  học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào?..v..v..Tiếc là luyện cho học sinh  kĩ năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình.Chứ không phải học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Vì mục đích cuối cùng của việc đọc sách giáo khoa nói chung và sách tham khảo nói riêng là cách chuyển hóa tri thức của người thành tri thức của bản thân mình một cách sáng tạo. Do đó việc bồi dưỡng kĩ năng đọc sách tham khảo một cách khoa học đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện năng lực văn chương cho các em.

          Thứ ba là bồi dưỡng kĩ năng tạo lập văn bản. Nói đến kĩ năng tạo lập văn bản phải nói đến cách trình bay, diễn đạt,cách sắp xếp triển khai bài viết cũng nhưcách điều chỉnh thời lượng bài viết cho phù hợp với học sinh.Đặc biệt đối với học sinh  giỏi thì những kĩ năng này lạI phải càng chú trọng hơn. Nếu chúng ta không làm tốt được những việc này thì dù học sinh có nắm chắc kiến thức cơ bản bao nhiêu đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng vẫn không đạt như mong muốn.

         Bởi một yêu cầu đầu tiên đối với bài viết của học sinh  nói chung và học sinh  giỏi nói riêng là chữ viết phải rõ rang đúng chính tả.Cách dùng từ đặt câu phải thật chính xác chuẩn mực. Cách khai triển bài đoạn văn bài văn phải lôgic, chặt chẽ. Cho nên giáo viên phải rèn cho học sinh  làm tốt những kĩ năng này. Điều đó đòi hỏi phải có thời gian để các em rèn luyện. Đồng thời giáo viên phải kèm cặp sát sao chỉ bảo chấm chữa bài tập kịp thời và động viên khích lệ sửa chữa uốn nắn học sinh kịp thời giúp học sinh  phát triển kĩ năng một cách tự nhiên hơn.

         Đối với phân môn Tiếng Việt. Thường khi làm bài các em có một thói quen là hay trả lời vắn tắt(kể cả trong văn bản). Kiểu hỏi cái gì trả lời nấy. Cách trả lời nôm na đó thực ra nó không mang tính chất văn chương. Với học sinh giỏi cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ khoa học có đầu có đuôi là rất cần thiết. Chẳng hạn khi cho học sinh  phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

       “ Mọc giữa dòng song xanh

                                             Một bông hoa tím biếc

    Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trờI

    Từng giọt long lanh rơi

  Tôi đưa tay tôi hứng..”

                                                                  (Mùa xuân nho nhỏ_Thanh HảI) .

         Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các bước sau:

                        – Giới thiệu câu thơ.

                        – Chỉ ra các biện pháp tu từ.

                       – Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung chủ đề.

                       – Nêu suy nghĩ, cảm xúc, những nhận xét đánh giá của bản thân về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của tác giả.

         Hay trước một đề bài Tập làm văn-sau bước tìm hiểu đề, tìm lý lẽ ra để định hướng bài viết học sinh  phải vận dụng kĩ năng lập dàn ý.

         Mặc dù việc rèn kĩ năng này hầu như là một việc làm thường xuyên trong mỗi dạng bài kiểu bài trong chương trình thế nhưng hầu như tất cả học sinh  kể cả học sinh  giỏi thường bỏ qua bước này. Do đó khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh kĩ năng này tạo thói quen tốt trước khi viết bài bởi đây là một bước quan trọng mang tính khoa học nên học sinh  cần phải thực hiện.