Rò rỉ thủy ngân nhà máy Rạng Đông

Rò rỉ thủy ngân nhà máy Rạng Đông

Hiện trường vụ cháy kho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông - Ảnh: DANH TRỌNG

Cho đến nay vẫn chưa hề có can thiệp hay khuyến cáo về sức khỏe cho những người sống lân cận kho Công ty Rạng Đông, người dân rất lo lắng.

Có thủy ngân trong không khí và nước

Một tuần trôi qua, kết quả quan trắc không khí tại khuôn viên phía trước khu vực đám cháy, nhà kho bị cháy, nồng độ thủy ngân trong mẫu không khí được lấy cao vượt ngưỡng 10-30 lần theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Đây là ngưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người.

Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có hàm lượng thủy ngân nằm ngoài ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đó là điểm ở hồ Hạ Đình và trên sông Tô Lịch, tại điểm cách ngõ 320 Hạ Đình (khu vực cháy) 1,5km về phía hạ lưu. Bên cạnh đó, hàm lượng thủy ngân mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa của Công ty Rạng Đông cao hơn các vị trí khác.

Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tối 4-9, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết qua tính toán số lượng đèn huỳnh quang và đèn compact bị cháy, cho thấy số lượng thủy ngân bị thất thoát ra môi trường từ 15,1 - 27,2kg, 3 kho chứa nguyên liệu (đoàn khảo sát của Tổng cục Môi trường đã tiếp cận) chưa bị cháy. Bộ TN-MT đã yêu cầu công ty báo cáo rõ số lượng thủy ngân.

Ông Nhân cũng cho biết thêm theo quy chuẩn Việt Nam, có 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn 1,3 lần, 1/8 mẫu trầm tích có giá trị thủy ngân vượt tiêu chuẩn 1,36 lần. Qua so sánh kết quả quan trắc với tiêu chuẩn của WHO, Mỹ, châu Âu và Canada cho thấy có 4 vị trí lấy mẫu vượt quy chuẩn, hướng phát tán tại vị trí cách hàng rào 200m, 500m, 1.000m đều phát hiện có thủy ngân vượt chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ở đô thị.

Các kết quả nước mặt, không khí trong khuôn viên khu vực bị cháy, theo ông Nhân công bố là vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO và là ngưỡng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Nhưng ông Nhân cho rằng đây là "sự cố mất an toàn hóa chất ở quy mô trung bình", với các khuyến cáo phạm vi vùng ô nhiễm theo tiêu chuẩn của WHO và châu Âu là 500m tính từ hàng rào kho đến khu vực xung quanh.

Lo ngại ngộ độc thủy ngân

Vậy là đã một tuần từ thời điểm xảy ra vụ cháy và những khuyến cáo sau khi có kết quả kể trên, nếu có, là rất chậm trễ về mặt phòng vệ sức khỏe. Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, cho đến ngày 4-9, đã có trên 100 người dân, cảnh sát chữa cháy và phóng viên trực tiếp tác nghiệp trong vụ cháy tại kho Công ty Rạng Đông đến khám và xét nghiệm. 

"Hầu hết kết quả đều trong ngưỡng cho phép về hàm lượng thủy ngân. Nhưng chúng tôi sẽ gửi kết quả lên Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế để bộ làm việc với các bộ chức năng" - đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Tuy nhiên, đã có một trong số những người đến khám cho biết họ đã đi khám ở 2 bệnh viện, còn phải đợi kết quả trong 15 ngày nữa do các phản ứng khá dữ dội sau vụ cháy: viêm lợi, miệng có vị đắng khó chịu, mất vị giác, run khi nghỉ và giảm chức năng vận động, nôn khan, cổ họng rát, trướng bụng, đau bụng từng cơn... Người này lo ngại mình đã bị "ngộ độc thủy ngân".

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, những biểu hiện của ngộ độc thủy ngân bao gồm buồn nôn và nôn, sốt, tê chân tay, khó thở, tức ngực... Những triệu chứng này cũng giống một phần với trường hợp người bệnh kể trên. 

Ông Nguyên cho hay thủy ngân có tác hại ghê gớm nhất là khi bị hun nóng, trong vụ cháy kéo dài hơn 6 giờ này thủy ngân đã bị hun nóng và bốc hơi ra không khí, dẫn tới hàm lượng thủy ngân trong một số điểm quan trắc vượt ngưỡng cho phép. Việc người dân sống lân cận khu vực bị cháy lo ngại là có cơ sở.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4-9, giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết đang gửi kết quả xét nghiệm cho các chuyên gia cho ý kiến, khuyến cáo trước khi công bố kết quả rộng rãi.

Theo các chuyên gia y tế, thời gian khuyến cáo những biện pháp bảo vệ sức khỏe càng chậm thì nguy cơ tác hại đối với sức khỏe càng nhiều.

Trên 100 người xét nghiệm tìm thủy ngân

Theo ông Nguyễn Trung Nguyên, có trên 100 người đã xét nghiệm thủy ngân. Trong đó có một số người được lấy nước tiểu 24h để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo một số xét nghiệm khác như công thức máu, ure, creatinin, men gan, bilirubin, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch. Các mẫu xét nghiệm thủy ngân trong máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

Cho đến nay đã có 82 trường hợp cho kết quả nồng độ thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/l (mức tối đa cho phép). Bệnh viện cũng duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, theo dõi, đánh giá các trường hợp nghi ngờ ngộ độc phức tạp.

Ông Nguyên cho biết trong trường hợp ngộ độc thủy ngân thì hiện có thể sử dụng thuốc để thải trừ. Tuy nhiên việc điều trị cần càng sớm càng tốt, nếu ngộ độc thủy ngân không được điều trị, về lâu dài sẽ tác động đến thần kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Rò rỉ thủy ngân nhà máy Rạng Đông
Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Có khu vực thủy ngân vượt ngưỡng 30 lần

LAN ANH

Sau vụ hỏa hoạn lớn, thiêu rụi 2.000 m2 nhà xưởng của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, phường Hạ Đình có thông báo người dân phòng tránh khói bụi từ vụ cháy.

Dân thiệt hại nặng vì nhà nằm sát Công ty bóng đèn Rạng Đông Đám cháy tối 28/8 tại Công ty bóng đèn Rạng Đông lan nhanh khiến nhiều gia đình không kịp di dời đồ đạc. Nhiều tài sản giá trị bị ngọn lửa thiêu rụi.

Theo UBND phường Hạ Đình, vụ cháy lớn tối 28/8 tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông) tạo ra lượng lớn khói bụi và các chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ nguy hại đến sức khỏe người dân xung quanh.

Vì vậy, UBND phường thông báo và hướng dẫn người dân chăm sóc và tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, đặc biệt là người già và trẻ em. Theo đó, người dân cần rửa mắt, mũi, súc miệng hàng ngày bằng dung dịch nước muối 0,9% từ 4 đến 6 lần hoặc nhiều hơn, trong 7-10 ngày sau vụ cháy.

Rò rỉ thủy ngân nhà máy Rạng Đông
Hàng nghìn bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, cháy rụi sau vụ hỏa hoạn. Ảnh: NPV.

Bên cạnh đó, người dân cần ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Người dân không sử dụng rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá lợn được nuôi trồng, sử dụng nước từ các bể hở trong bán kính 1 km từ tâm đám cháy trong 21 ngày.

Các gia đình cần sơ tán trẻ em, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của khói bụi từ 1 đến 10 ngày để hạn chế các nguy hại. Các hộ dân theo dõi sức khỏe của các thành viên, nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời.

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết trong bóng đèn huỳnh quang có một số các chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người.

"Trong mỗi bóng đèn có vài mg thủy ngân, nhưng lượng thủy ngân này đều đã được quy định ở mức tương đối an toàn, ví dụ có vỡ ra thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi số lượng bóng đèn vỡ lớn, người ta phải tính toán xem lượng thủy ngân này có thoát được không, lượng tồn dư bao nhiêu, vượt thế nào so với chuẩn cho phép trong không khí, từ đó đưa ra khuyến cáo cho người dân", ông Côn phân tích. 

Theo ông Côn, không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy.

"Ngoài thủy ngân, khói bụi từ vụ cháy này có thể kèm theo cả photpho, bột kẽm, và một số hóa chất khác. Các chất này cũng có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cần đo đạc mới biết chính xác được khu vực cháy có bị ô nhiễm các chất này không", vị chuyên gia cho biết.

Người dân tiếp tế bánh mỳ cho lính cứu hỏa dập lửa ở công ty Rạng Đông Hỏa hoạn ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông diễn ra trong 5 giờ. Nhiều người dân đã tiếp tế bánh mỳ và nước uống cho lính cứu hỏa.

"Thủy ngân là một kim loại độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Bất kỳ sự phát tán nào cũng là không mong muốn. Vì thế, khi có sự cố xảy ra thì nên cảnh giác", giáo sư Jozef Pacyna, Đại học Khoa học và công nghệ AGH, Ba Lan, nói với VnExpress về vụ cháy kho của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông hôm 28/8. 

Đang giữ vai trò chủ trì của Hội thảo Quốc tế về Ô nhiễm Thủy ngân lần thứ 14 kéo dài đến 13/9 tại Ba Lan, Pacyna rất quan tâm đến thông tin vụ cháy đã làm phát tán lượng thủy ngân ước tính lên đến hơn 27 kg. Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam hôm 4/9 công bố không khí phía trước và trong khu nhà kho bị cháy có giá trị thủy ngân cao, vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO 10-30 lần. Ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m. Lãnh đạo Công ty Rạng Đông thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam. 

Rò rỉ thủy ngân nhà máy Rạng Đông

Đám cháy tại nhà kho của Công ty Rạng Đông ở Hà Nội hôm 28/8. Ảnh: Ngọc Thành.

Đánh giá về mức độ nguy hại của sự cố, giáo sư Pacyna khẳng định 27 kg thủy ngân là rất lớn nhưng nó chưa có tác động ngay lập tức đến sức khỏe con người

Ông phân tích, thủy ngân phát ra sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là dạng vô cơ. Trong khi đó kim loại chỉ độc hại khi nó ở dạng hữu cơ, độc hơn 10.000 lần so với thủy ngân ở dạng vô cơ. Thủy ngân vô cơ trở nên độc hại sau quá trình methy hóa, là quá trình chuyển đổi diễn ra trong môi trường nước hoặc bị hòa tan vào đất, nhiễm vào nguồn thực phẩm như cá, hải sản. Sau khi tích tụ trong không gian, thủy ngân sẽ rơi xuống mặt đất hoặc mặt nước và trở nên nghiêm trọng.

"Lượng thủy ngân phát tán sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông không gây nguy hại ngay lập tức khi nó ở trong không khí, vì quá trình nó trở nên độc hại với con người có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm", Pacyna nói.

Quảng cáo

Ý kiến này của Pacyna cũng nhận được sự đồng tình của một số nhà khoa học đang tham gia hội thảo quốc tế về thủy ngân tại Ba Lan, khi ông trao đổi với họ.

Về phạm vi ảnh hưởng của sự cố, giáo sư Pacyna cho biết 27 kg thủy ngân chắc chắn bị phát tán trong không khí và có thể đi xa khỏi nguồn là nhà kho của Công ty Rạng Đông. Lượng thủy ngân tích tụ trong không khí phụ thuộc vào khối lượng phát ra của nó, hướng gió, lượng mưa. 

Việc cần phải làm hiện nay, theo giáo sư Pacyna là Việt Nam thực hiện giám sát độ tập trung và độ tích tụ thủy ngân trong không khí.

"Các bạn nên có một bản đồ về mức độ tích tụ thủy ngân sau đám cháy và sẽ có bức tranh về lượng người có thể bị ảnh hưởng", ông nói. 

Sau khi xác định được nơi tập trung nhiều thủy ngân, cần lấy mẫu tóc của người dân trong khu vực để kiểm tra. Thủy ngân có thể đi vào máu, vào cơ thể con người và thể hiện mức độ ô nhiễm qua mẫu tóc. Pacyna cho hay thực phẩm là con đường chính mà thủy ngân có thể nhiễm vào cơ thể người. 

Quảng cáo

Những người ở gần đám cháy như lính cứu hỏa và công nhân tiếp xúc với một lượng thủy ngân tích tụ trong không khí lớn hơn nhiều lần so với người khác ở khu vực lân cận. Thủy ngân này ở dạng vô cơ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi một người hít vào một lượng lớn thủy ngân, hóa chất này có thể chuyển hóa thành độc hại bên trong cơ thể con người. Tình trạng này chắc chắn sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe, liên quan đến nhiễm độc. 

Những người ở gần đám cháy có nên đi khám ở bệnh viện hay không tùy thuộc vào các triệu chứng. Nếu họ cảm thấy không khỏe, dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi khám. Họ nên xét nghiệm mẫu tóc, là dấu hiệu cho thấy mức độ nhiễm độc thủy ngân trong máu và toàn bộ cơ thể. 

Pacyna khẳng định các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể ước tính được mức độ ô nhiễm thủy ngân trong không gian bằng việc sử dụng mô hình đo độ phân tán, là mô hình phổ biến trên thế giới. Qua trao đổi với các đồng nghiệp Na Uy, ông biết rằng Na Uy và Việt Nam đã có một số dự án hợp tác về lĩnh vực kiểm soát thủy ngân. 

Đặc biệt lưu ý đến dữ liệu "điểm quan trắc cách cống xả Công ty Rạng Đông 1 km có 12 trong 13 mẫu trầm tích và bùn đáy hàm lượng thuỷ ngân vượt quy chuẩn 6,1 lần" do Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố hôm 4/9, ông Pacyna cho biết lượng thủy ngân vượt 6,1 lần cho phép là kết quả của sự tích trữ trong một thời gian dài. 

Ông lý giải không thể có việc thủy ngân có trong trong trầm tích và bùn đáy chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ cháy của Công ty Rạng Đông. Kim loại này cần đi qua mặt nước rồi mới đến các lớp bên dưới. Ông cho rằng dữ liệu đó cho thấy khu vực bị nhiễm thủy ngân từ nhiều năm nay, có thể là do kim loại này bị rò rỉ, được gọi là "sự phát tán mang tính lịch sử". 

Theo Pacyna, vụ cháy ở Công ty Rạng Đông dẫn tới một vấn đề là việc rò rỉ thủy ngân chưa từng được điều tra và nó cần được thực hiện. 

"Đó là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý và phản ứng của giới chức Việt Nam", ông nói.

Giáo sư Jozef Pacyna chuyên nghiên cứu về chu trình hoá sinh và dòng thuỷ ngân, các kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường. Ông có hơn 450 ấn phẩm khoa học, trong đó có 30 cuốn sách, 120 bài trên các tạp chí. Năm 2012, ông giành được giải thưởng Thành tựu trọn đời (Life Achievement Award) của ICHMET (Hội thảo quốc tế về kim loại nặng trong môi trường), ghi nhận đóng góp của ông trong việc nâng cao kiến thức khoa học về kim loại nặng trong môi trường và tác động đến sức khoẻ con người.

Ông từng là Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu không khí Na Uy, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Michigan và Đại học Yale, Mỹ, Đại học Công nghệ Chalmers, Thuỵ Điển.