Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp thuộc kiểu câu gì

Đề kiểm tra chất lượng cuối hki lớp 4 môn: Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.22 KB, 3 trang )

(1)ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HKI LỚP 4 Môn : TIẾNG VIỆT Thời gian: 40 phút A/ KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) 1/ Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các bài tập đọc đã học ở học kỳ 1 và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài . 2/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) : Văn hay chữ tốt. Thưở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản : - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo TRUYỆN ĐỌC 1 ( 1995 ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị thầy cho điểm kém ? a. Vì ông viết văn chưa hay mà chữ lại xấu. b. Vì ông viết văn hay nhưng chữ viết xấu. c. Vì ông viết văn được nhưng chữ rất xấu. 2. Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ? a. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chữ xấu, quan không đọc được. b. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chưa đủ sức thuyết phục quan xét xử. c. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn không được quan đọc đến. 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ? a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. b. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong bao lâu ? a. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy tuần. b. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy năm liền. c. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy tháng. 5. Câu: “ Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ?”, được dùng để làm gì ? a. Để hỏi người khác. 1 Lop4.com.

(2) b. Để hỏi điều chưa biết. c. Để tự hỏi mình. 6. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây: a, Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục. c, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê. B. Phần B. Kiểm tra Viết ( 10 điểm ): I. Chính tả: ( Nghe -viết ) ( 5 điểm ) Cánh diều tuổi thơ. SGK TV 4 -Tập 1- T146 ( từ đầu đến …. những vì sao sớm ) II. Tập làm văn Đề bài : Em hãy tả chiếc áo em mặc đến trường ngày hôm nay. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, GHI ĐIỂM I) Cho điểm phần đọc thành tiếng : 10 điểm 1/ Đọc thành tiếng (6 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : - Đọc đúng tiếng, đúng từ (2 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm). - Tốc độ đạt yêu cầu (2 điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm). 2/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm): Từ: Câu 1 -> câu 4 : Đúng mỗi câu 0,5 điểm. Câu 1 : b Câu 2: a Câu 3: c Câu 4 : b Câu 5 : a Câu 5 : 1 điểm Câu 6 : Đúng mỗi câu 0,5 điểm. a, Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? c, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? II/ Kiểm tra viết (10 điểm) B/ KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1/ Viết chính tả (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm) - Bài viết sai 1 lỗi giáo viên trừ 0,5 điểm. 2/ Tập làm văn (5 điểm) - Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm : + Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên. + Đúng yêu cầu đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả, cách trình bày mà GV có thể cho các mức điểm phù hợp ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HKI LỚP 4 Môn : TOÁN Thời gian: 40 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 5 điểm Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ( 1 điểm ): Câu 1: Số gồm có năm chục triệu, năm mươi nghìn và năm mươi được viết là: A. 505 050 B. 5 050 050 C. 5 005 050 D. 50 050 050 Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40. Năm đó thuộc thế kỉ nào ? 2 Lop4.com.

(3) A. Thế kỉ thứ I B. Thế kỉ thứ II C. Thế kỉ thứ XI Câu 3: Trong các góc dưới đây, góc vuông là: A. B. C. Thế kỉ thứ III. D. A . góc đỉnh A B . góc đỉnh B C. góc đỉnh C D. góc đỉnh D Câu 4: 2 tấn 75 kg =....kg A. 275 B. 2750 C. 2057 D. 2075 Câu 5 : Để tính số trung bình cộng của các số 30 ; 40; 50; 60 ta làm như sau : A. (30 + 40 + 50 + 60) : 2 B. (30 + 40 + 50 + 60) : 3 C. (30 + 40 + 50 + 60) : 4 D. (30 + 40 + 50 + 60) : 5 B. PHẦN TỰ LUẬN 4 điểm Câu 1: Đặt tính rồi tính ( 2 điểm ) 1465 + 1800 93862 -25836 39405 x 6 8228 : 44 Câu 2: ( 2 điểm ) Tuổi mẹ và tuổi con cộng lại bằng 42 tuổi. Mẹ hơn con 30 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, GHI ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Mỗi ý đúng ghi ( 1 điểm ): Câu 1: D. 50 050 050 Câu 2: A. Thế kỉ thứ I Câu 3: Trong các góc dưới đây, góc vuông là: B . góc đỉnh B Câu 4: D. 2075 Câu 5 : Để tính số trung bình cộng của các số 30 ; 40; 50; 60 ta làm như sau : C. (30 + 40 + 50 + 60) : 4 B. PHẦN TỰ LUẬN ( 2 điểm) Câu 1: Đặt tính rồi tính ( 2 điểm ) Đáp số: 3265 68026 236430 187 Câu 2: ( 2 điểm ) Số tuổi mẹ là: ( 42 + 30) : 2 = 36 ( tuổi) Số tuổi của con là: 36 – 30 = 6 ( tuổi ) Đáp số: mẹ 36 tuổi, con 6 tuổi Trình bày đúng, sạch, đẹp 1 điểm EaTruôl, ngày 10/10/2012 Người ra đề Phạm Hồng Minh. 3 Lop4.com.

(4)

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Văn hay chữ tốt trang 129 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

Bài đọc

Văn hay chữ tốt

   Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

   Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

   Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

   Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)

- Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.

- Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.

- Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - TH Phú Tân A năm 2015 - 2016, có đáp án chi tiết, các em theo dõi dưới đây:

ĐỀ BÀI :

I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt.

 Cho văn bản sau:           

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

1/Đọc thành tiếng (1 điểm) : Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.

            Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng

            Đoạn 2: Lá đơn. . . .cho đẹp

            Đoạn 3: Sáng sáng . . .  chữ tốt.

2/ Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15- 20 phút ):

Khoanh tròn  chữ cái  trước ý  trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm) : Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém ?

A/ Văn hay – chữ xấu                B/ Văn hay                            C/ Văn hay – chữ xấu

Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ?

A/ Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.  

B/ Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.  

C/ Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản.

A/ Bà cụ                           B/ Hàng sang                         C/ Khẩn khoản

Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?:   

A/ Chín trang.                 B/ Mười quyển                      C/ Mười trang

Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ?

A/ Cần cù                        B/ Quyết chí                          C/ Chí hướng

Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?

A/ Tiếng sáo diều.                      B/ Có chí thì nên.                 C/ Công thành danh toại.

Câu 7 : Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.” (0,5 điểm)

Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là: (0,5 điểm)

II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn ( viết đoạn,bài )

A. Chính tả ( nghe – viết ) ( 2,0 đ) ( khoảng 15 phút )

Bài viết : Cánh diều tuổi thơ  

(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)

                           (Viết đoạn: tuổi thỏ....đến những vì sao sớm.)

B. Viết đoạn, bài (3,0đ) ( khoảng 35 phút )

Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích .

 Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - TH Phú Tân A năm 2015

I. 1: Đọc thành tiếng ( 1 điểm)  (HS đọc khoảng 75 chữ / 1 phút )

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát

0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

0,25 điểm

Đọc diễn cảm

0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu

0,25 điểm

Cộng

1 điểm

Chú ý

- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

2: Đọc thầm ( 4 điểm ) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

C

B

B

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết

Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?

                     Hay: Cao Bá Quát thế nào?

II. A: Chính tả ( 2,0 điểm)

- Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).

- Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm

- Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.

B: Tập làm văn ( 3,0 điểm )

1. Mở bài:  Giới thiệu bài: Giới thiệu được đồ vật định tả, tên gì ? Gặp trong trường họp nào ? ( 0,5 điểm )

2. Thân bài

a. Tả bao quát (hình dáng, màu sắc. . .) ( 1,5 điểm )

b.  Tả từng bộ phận (chi tiết từng bộ phận mà đồ vật định tả) 

  ( 0,75điểm )

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của về đồ vật được tả.  ( 0,25 điểm )

Nguồn: Dethi.violet

Xem thêm tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 4