So sánh các loại cám bò năm 2024

Lượng vật chất khô

Vật chất tươi = vật chất khô + nước

Protein và năng lượng

  • Protein và năng lượng là các chất dinh dưỡng thiết yếu để bò sữa duy trì, tăng trưởng và sản xuất sữa
  • Chất đạm và năng lượng có trong vật chất khô và thường được biểu thị bằng các đơn vị như sau:

Chất đạm : % protein thô tính theo vật chất khô

Năng lượng : MJ/kg chất khô

Một vài thức ăn thô xanh có chứa nhiều đạm và năng lượng trong chất khô hơn những loại thức ăn thô xanh khác.

Thức ăn thô xanh

Vật chất khô (%)

Đạm thô (%)

Năng lượng trao đổi (MJ)

Cỏ voi

14 – 17%

6 – 9%

7 – 8 MJ

Cỏ voi lai VA06

14 – 18%

7 – 9%

7 – 8 MJ

Cỏ lông Para

17 – 24%

10 – 13%

7 – 8 MJ

Cỏ xả

19 – 27%

10 – 14%

8 – 9 MJ

Cỏ Mulato 2

18 – 22%

11 – 15%

8 – 9 MJ

Yến mạch

14 – 19%

15 – 18%

7 – 9 MJ

Cỏ Úc lai

14 – 22%

12 – 17%

7 – 9 MJ

Thân bắp tươi

18 – 29%

9 – 14%

7 – 9 MJ

Thân bắp nguyên trái

22 – 28%

8 – 11%

9 – 11 MJ

  1. Chất xơ

Dạ cỏ cần đủ chất xơ để hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều chất xơ thì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Để quá trình tiêu hóa và dạ cỏ hoạt động tốt thì khẩu phần bò sữa phải có hàm lượng chất xơ tối thiểu 28% tính theo vật chất khô.

  • Cỏ già có nhiều chất xơ hơn cỏ non!
  • Thân có nhiều chất xơ hơn lá!

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

Hàm lượng đạm và năng lượng trong thức ăn thô xanh biến động rất lớn, tùy thuộc vào những nhân tố như giống cỏ, độ phì nhiêu của đất, khí hậu, mùa vụ và thời điểm cắt v.v…

Vì vậy, các số liệu trong bảng thống kế trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Điều quan trọng là người chăn nuôi cần hiểu rõ vật chất khô là gì, đạm thô là gì và năng lượng là gì và dựa trên biểu hiện của gia súc để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp.

Lượng thức ăn cung cấp cho bò

Bò cần nhiều thức ăn thô xanh mỗi ngày. Vì vậy, chúng ta cần ước tính chính xác lượng thức ăn thô xanh mà trại có thể sản xuất.

Năng suất cỏ phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất và biện pháp quản lý, chăm sóc (tưới nước, bón phân…)

Bảng dưới đây liệt kê năng suất trung bình của một số giống cỏ:

Cỏ

Số lứa cắt

Sinh khối tươi

Hàm lượng vật chất khô (%)

Năng suất vật chất khô (tấn/ha)

Năng suất đạm thô (tấn/ha)

Cỏ voi

7

250

16%

40

2.8

Cỏ voi lai VA06

7

300

16%

48

3.6

Cỏ lông Para

9

150

22%

33

3.96

Cỏ xả

9

200

19%

38

4.9

Cỏ Mulato 2

9

250

17%

42.5

5.7

Yến mạch

9

120

19%

22.8

2.74

Cỏ Úc lai

3

60

15%

9.0

1.62

Thân bắp tươi

1

60

21%

12.6

1.51

Thân bắp nguyên trái

1

60

27%

16.2

1.54

Nguồn: trích từ dự án bò sữa Việt - Bỉ 2009

Công thức tính:

  • Sinh khối tươi = kg/m2/lứa cắt x số lứa cắt x 10000
  • Năng suất vật chất khô (tấn/ha) = sinh khối tươi (tấn/ha) x hàm lượng vật chất khô (%)
  • Năng suất đạm thô (tấn/ha) = năng suất vật chất khô(tấn/ha) x hàm lượng đạm thô(%)

Cỏ tốt là loại có hàm lượng đạm thô, năng lượng trao đổi, và tính ngon miệng cao! Cỏ có chất lượng tốt thường có:

  • Tỉ lệ lá cao, tỉ lệ thân thấp
  • Thân mềm
  • Không có hoa
  • Thơm ngon và có màu xanh sậm

Năng suất thực sự

Năng suất thực sự của một giống cỏ được xác định dựa vào sinh khối và chất lượng của loại cỏ đó. Một số giống có năng suất chất khô cao nhưng phần chất khô mà gia súc có thể ăn được lại thấp và do đó năng suất thực sự của giống cỏ đó là thấp. Bảng dưới đây so sánh năng suất chất khô thực sự (phàn có thể ăn được) của một số giống cỏ trông phổ biến ở Việt nam.

Người nuôi muốn tăng trọng cho bò chỉ cần cắt rau về nấu cháo trộn ít cám gạo, đồng thời cho bò uống ít nước muối pha loãng để giúp bò tiêu hóa nhanh. Hàng ngàn hộ gia đình ở các miền quê Phú Yên đang áp dụng phương pháp này để vỗ béo cho bò.

So sánh các loại cám bò năm 2024

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ ở xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân) nấu cháo vỗ béo bò - Ảnh: H.NAM

Thúc cho bò tăng trọng

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn (ở xã An Nghiệp, Tuy An), lúc trước bò được chăn thả, gần đây phong trào trồng cỏ tây, cỏ voi dọc bờ sông, suối phát triển mạnh, tạo nguồn thức ăn nên bò được chuyển sang nuôi nhốt. Thế nhưng nhận thấy việc nuôi bò theo cách truyền thống mất nhiều thời gian mới có được bê con để bán nên ông chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Năm ngoái, ông Tuấn mua một con bò đực cao 1m trong trạng thái suy dinh dưỡng với giá 9 triệu đồng, sau một tháng vỗ béo con bò trở nên mướt lông “đổ thịt”. Sau một năm nuôi vỗ béo, ông Tuấn bán con bò này được 18 triệu đồng.

Ông Tuấn tận dụng khoảnh đất nhỏ gần bờ mương thủy lợi trồng rau muống, rau lang. Hàng ngày, ông cắt rau trộn ít cám gạo nấu cháo cho bò ăn. “Mỗi năm nuôi bò vỗ béo trung bình lãi 10 triệu đồng/con. Ở miền quê trồng lúa bán kiếm được 10 triệu đồng khó lắm. Còn để có được số tiền ấy từ việc nuôi heo thì phải nuôi trên 10 con, tiền đầu tư mua cám công nghiệp không phải ít, hơn nữa người nuôi luôn túc trực, lúc nào cũng lu bu với công việc. Trong khi đó, người nuôi bò vỗ béo có thể tranh thủ thời gian đi làm đồng được. Vì vậy, nuôi bò “sướng” hơn nuôi heo nhiều”- ông Tuấn so sánh.

Đó là đối với bò cỏ, còn vỗ béo bò lai như ông Võ Văn Đông (ở xã Xuân Phước, Đồng Xuân) thì cho ăn “sang” hơn. Theo ông Đông, mỗi lần nấu cháo, ông cho một lon gạo vào nồi. Khi pha cháo cho bò ăn, ông đổ thêm ít cám công nghiệp loại tăng trọng, đồng thời cho chúng uống ít nước muối pha loãng để giữ lượng nước trong cơ thể giúp bò tiêu hóa nhanh. Bò lai ăn dày, sức ăn mạnh nên ông Đông tận dụng các loại đu đủ, chuối… trong vườn chín héo nấu cháo cho bò. Ông Đông vừa bán cặp bò lai với giá 25 triệu đồng. Cách đây 4 tháng ông mua cặp bò này chỉ 15 triệu đồng.

Cách nuôi hiệu quả

Nhiều người nuôi bò lai chọn phương pháp nuôi không tính thời gian mà đầu tư nuôi “đúng sức” để có lãi cao hơn. Ông Trần Văn Thường (ở xã Đức Bình Đông, Sông Hinh), mua cặp bò lai Thái (giống bò màu trắng nâu) 15 triệu đồng, sau hơn một năm rưỡi nuôi, ông bán được 42 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Thường, bò cỏ nuôi lớn đến đâu trọng lượng thịt phát triển đến đó, còn bò lai khi còn nghé đã nặng bộ xương. Vì vậy phải nuôi bò cao đúng mức, chiều cao đạt đỉnh (thường là 3m) thì bò mới bung đùi, nổi ụ, thịt nhiều, bán thu lãi lớn.

Ông Huỳnh Thanh, một thương lái ở huyện Đồng Xuân cho rằng, khi mua bò hơi, giá của bò lai sẽ nhích hơn. Kẹt lắm mới mua bò ốm vì khi đưa vào lò mổ ra thành phẩm, chủ lò mổ ép, tính giá trọng lượng ngang xương nhiều hơn nhưng lại rẻ hơn so với giá thịt đùi, nọng…

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, khi mua bò về nuôi vỗ béo cần chú ý chọn giống. Đối với bò cỏ, con nghé một năm tuổi mà sừng ra dài thì đây là loại bò “cục bột” (thấp thước) chậm phát triển. Vì vậy, người nuôi cần chọn bò cỏ hay bò lai có xương to, vai rộng, mông nở, bản lưng lớn… Người chăn nuôi cũng thường nuôi từ 2 con để bò tranh nhau ăn, mau lớn.

Mô hình nấu cháo… vỗ béo cho bò tại huyện Đồng Xuân, Tuy An bắt đầu từ cuối tháng 11/2009 khi đợt lũ lịch sử ập đến khiến hàng ngàn cây rơm dự trữ làm thức ăn cho bò dọc theo sông Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy An bị nước lũ cuốn trôi, ngập ướt. Sau lũ, hàng ngàn hecta đất ven sông, suối trồng các loại cây như mía, sắn, cỏ voi bị bồi lấp. Lũ rút là thời điểm gieo sạ lúa đông xuân, các bờ ruộng “dính” thuốc trừ sâu, thuốc cỏ và máy cày qua lại bê bết bùn đất nên nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Không có gì cho bò ăn, nhiều người đi hái rau rừng, chặt thân cây chuối về nấu cháo. Sau một thời gian nấu cháo cho bò, thấy bò lớn nhanh, bán cho thu nhập cao nên mô hình này được nhân rộng ra các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh. Đến nay hàng ngàn hộ dân nuôi bò áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao, làm giàu chính đáng. Bà Lê Thị Thủy (ở xã Sơn Nguyên, Sơn Hòa) vừa bán một con nghé được 11 triệu đồng, cho hay: “Con nghé này được 1 năm tuổi, do bò mẹ trong nhà đẻ ra. Nhờ nấu cháo “thúc”, nghé mau lớn, bán nhiều tiền. Bây giờ ở quê, ai không có nhiều đất trồng mía thì có nuôi bò mới có thể cho con đi học đại học nổi”.

Theo Sở NN-PTNT, hiện tổng đàn bò toàn tỉnh có hơn 176.400 con, trong đó bò lai chiếm 55,7% tổng đàn. Năm 2012, sản lượng bò hơi xuất chuồng đạt 11.814 tấn, tăng 11,4% so với năm 2008.