So sánh hình thức huy động vốn tgtt với tgtk năm 2024

(LSVN) – Hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về việc góp vốn vào doanh nghiệp? Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng những hình thức nào?

So sánh hình thức huy động vốn tgtt với tgtk năm 2024

Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law nhận định, huy động vốn của doanh nghiệp là hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ các chủ thể khác trên thị trường nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh (ngoài vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp. Các hình thức huy động vốn vào doanh nghiệp gồm: Vốn góp ban đầu; huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng; huy động vốn bằng phát hành trái phiếu; huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu; huy động vốn từ lợi nhuận không chia; huy động vốn bằng tín dụng thương mại; huy động vốn bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế.

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, phần vốn góp ban đầu là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng với bên đi vay trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: Hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn…

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Doanh nghiệp là công ty có thể sử dụng hình thức phát hành trái phiếu để vay vốn trung và dài hạn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.

Đây là phương thức huy động vốn có lợi cho công ty khi doanh nghiệp cần huy động vốn dài hạn với mức lãi suất thích hợp nhỏ hơn mức đi vay ngân hàng nhưng cao hơn mức tiền gửi tiết kiệm để thu hút nhà đầu tư. Phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn mà bỏ qua phí trung gian. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có thể phát hành hai loại trái phiếu: Trái phiếu không có khả năng chuyển đối (trái phiếu thông thường); trái phiếu có khả năng chuyển đổi.

Đối với công ty cổ phần có quyền phát hành tất cả các loại trái phiếu bao gồm cả trái phiếu loại khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi.

Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước. Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Có ba loại tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu, tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu, tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu.

Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức này còn tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.

Huy động vốn bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế

Pháp luật cho phép doanh nghiệp được vay hoặc cho vay với doanh nghiệp khác. Hoạt động cho vay này có thể giúp các doanh nghiệp điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty cổ phần. Quan hệ vay vốn này thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay tài sản đưoc điều chinh bởi pháp luật dân sự. Hoạt động vay vốn này cũng dựa trên mối quan hệ thân tình, quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các công ty. Hoạt động vay vốn doanh nghiệp khác có thể thường thấy trong các công ty có mối quan hệ sở hữu như công ty mẹ công ty con hay các công ty trong cùng tập đoàn. Hoạt động cho vay này được xem như hoạt động vay tài sản trong dân sự và không nhằm mục đích kinh doanh, không phải hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp. Do đó hình thức cho vay này khác với hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.