So sánh lãnh đạo tốt và không tốt

Những câu nói nổi tiếng này đều ngụ ý rằng lãnh đạo và quản lý là hai vai trò khác nhau. Nhưng quan điểm này không phù hợp. Đúng hơn, doanh nghiệp cần tất cả mọi người — bao gồm nhà điều hành và nhân viên — có khả năng lãnh đạo và quản lý tại những thời điểm cần thiết. Trong mọi công việc, đội nhóm cần cả kỹ năng lãnh đạo nhằm đưa ra định hướng và kỹ năng quản lý nhằm thực hiện hóa các mục tiêu được đề ra. Do đó, thay vì phải thuê nhiều người: người này vẽ ra bức tranh toàn cảnh, người kia tập trung vào từng chi tiết; từng cá nhân trong doanh nghiệp cần cân bằng cả hai bộ kỹ năng này. Khi đó, lãnh đạo và quản lý sẽ là động từ, chứ không phải danh từ chỉ hai vai trò riêng biệt. Việc xây dựng và cân bằng hai bộ kỹ năng này cho các thành viên là điều hết sức quan trọng đối với mọi tổ chức. Nếu không, những nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức có xu hướng đưa ra định hướng chung nhưng không ý thức về mức độ khả thi hay các chi tiết quan trọng, và những quản lý cấp trung lại triển khai tầm nhìn nhưng thiếu đi óc chiến lược, khả năng truyền cảm hứng, hay thậm chí là đi ngược lại mục tiêu chung.

Để minh họa rõ hơn về mối tương quan giữa hai chức năng này, giáo sư James Bailey tại Đại học George Washington đã khảo sát hơn một ngàn nhà điều hành tại hơn 17 quốc gia. Ông yêu cầu họ điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nếu chức năng lãnh đạo là… thì chức năng quản lý là…”

Phân tích các câu trả lời, Bailey đã chia chúng thành ba hạng mục chính, từ đó hé lộ những giả định thường thấy về hai chức năng lãnh đạo và quản lý như sau:

  • Triết lý: chủ quan/khách quan; cảm xúc/lý trí; mềm/cứng; giá trị/sự thật; lãng mạn/lý trí.
  • Hành động: chiến lược/vận hành; thay đổi/ổn định; diễn giải/phân tích; mục đích/kế hoạch; khởi xướng/tiến hành; bắt đầu/duy trì; sáng chế/sản xuất; thiết kế cảnh quan/làm vườn; la bàn/hệ thống định vị; huấn luyện/đào tạo.
  • Mối quan hệ: cảm hứng/động lực; niềm đam mê/tiền lương; giải phóng/giám sát; chuyển đổi/thực hiện; số ít/số nhiều; dẫn dắt/làm theo.

Những cặp quan hệ này thật thú vị — và ta thường dễ dàng chấp nhận chúng và xây dựng các vai trò trong doanh nghiệp dựa theo sự phân chia này. Nhưng vấn đề không nằm ở việc tách riêng chức năng lãnh đạo và quản lý thành các vai trò riêng biệt, mà nằm ở cách các doanh nghiệp thường gán các kỹ năng, tính chất cố định vào hai vai trò này (như bài khảo sát nhỏ ở trên đã hé lộ). Trên thực tế, giám đốc điều hành cũng cần kỹ năng quản lý. Và các nhà quản lý cũng cần biết cách lãnh đạo.

Warren Bennis từng nói rằng: “Lãnh đạo làm đúng việc; quản lý làm đúng cách” (“do the right thing” v.s “do thing right”). Đi ngược lại với quan điểm của Bennis trong việc phân tách chức năng lãnh đạo và quản lý, giáo sư James Bailey đã chỉ ra vấn đề ngay trong nhận định nổi tiếng này. Bailey nói: “Ta có thể so sánh để phân biệt, nhưng đừng coi đây là hai công việc khác nhau. Làm đúng việc chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không làm đúng cách, và việc thực hiện tốt công việc cũng chẳng quan trọng nếu bạn đi sai đường”. Những nhà điều hành tài ba vừa lãnh đạo vừa quản lý — họ không ủy thác một trong hai chức năng này cho ai khác.

Nhằm giúp các nhà điều hành và quản lý trong doanh nghiệp coi lãnh đạo và quản lý là động từ — tức hai bộ kỹ năng không thể thiếu của mỗi người — thay vì danh từ chỉ các vị trí cố định, hãy tham khảo các gợi ý sau đây:

Lãnh đạo là gì? Hiện nay có những phong cách lãnh đạo nào và đặc điểm từng phong cách lãnh đạo ra sao? cùng Leanh.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Phong cách lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động. Một phong cách lãnh đạo tốt, chuẩn mực không chỉ giúp nhân viên coi doanh nghiệp là nhà mà còn tăng tính trung thành đối với tổ chức đó.

I. Lãnh Đạo Là Gì? Phong cách lãnh đạo là gì?

1. Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là một quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung.

Có rất nhiều khái niệm lãnh đạo là gì, tuy nhiên các khái niệm mang tính rút gọn và đơn giản thì đều không giúp cho các độc giả hiểu được lãnh đạo là gì và có sự nhầm lẫn với người quản lý. Cần phân biệt được người lãnh đạo với người quản lý.

So sánh giữa người lãnh đạo và người quản lý:

# Mục tiêu đạt được:

  • Mục tiêu của người lãnh đạo xây dựng và hoạch định chiến lược, tầm nhìn kế hoạch xa
  • Mục tiêu của người quản lý họ sử dụng chiến thuật để thực hiện các chiến lược, kế hoạch của người lãnh đạo.

# Tầm ảnh hưởng đối với thành viên:

  • Nhà lãnh đạo dùng ảnh hưởng của mình để lãnh đạo thành viên
  • Nhà quản lý dùng kỷ luật, ảnh hưởng bởi quyền hạn, thẩm quyền để quản lý thành viên

Cần chú ý phân biệt nhà lãnh đạo đối với các người quản lý cũng như người làm chủ doanh nghiệp để có thể trau dồi những kiến thức và kỹ năng để trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất.

2. Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là phương pháp và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo nhằm đề ra các phương hướng và thực hiện việc hoạch định và tạo động lực cho nhân viên.

Thông thường phong cách lãnh đạo sẽ được thể hiện rất rõ ràng trong doanh nghiệp được cụ thể hóa ra là một hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp và phương tiện của một nhà lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

II. Vai Trò Của Phong Cách Lãnh Đạo Trong Quản Trị Nhân Sự

Trong mọi doanh nghiệp luôn tồn tại một phong cách lãnh đạo riêng biệt nào đó. Người lãnh đạo biết cách vận dụng tốt các phong cách lãnh đạo giúp nhân viên trung thành với tổ chức, phát huy tối đa công suất và năng lực làm việc của họ. Từ đó giúp nâng cao năng suất lao động và mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp.

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp.

Nếu một nhà lãnh đạo không thể dung hòa được các tác phong lãnh đạo này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các nhân viên trong công ty không hài lòng với tác phong lãnh đạo, họ sẽ không tin tưởng người đứng đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huy hết năng lực của mình. Thậm chí không tạo được sự trung thành của nhân viên dẫn đến nhân viên không muốn cống hiến cho tổ chức thậm chí là nghỉ việc.

Xem thêm: Headhunter Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Headhunter

III. So Sánh Các Phong Cách Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp

Hiện nay, có 3 phong cách lãnh đạo chính và được nhiều là lãnh đạo áp dụng nhất là: Phong cách Tự do, Dân chủ và Độc quyền. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm khác biệt phù hợp với đặc thù từng loại hình doanh nghiệp khác nhau

1. Phong cách lãnh đạo Dân chủ

Đây là phong cách lãnh đạo vừa mang tính tự chủ cao cho nhân viên dưới sự giám sát hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Theo phong cách dân chủ nhà lãnh đạo là người biết phân chia quyền lực quản lý của mình.

Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

# Ưu điểm của phong cách lãnh đạo Dân chủ:

Khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các nhân viên và đối với cấp trên của mình. Các thành viên cùng được trao đổi với nhau để làm việc và đóng góp sức lực mình cho doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho nhân viên và các cấp quản lý có cơ hội được học hỏi những ý kiến mới từ mọi người trong công ty để chung tay tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất làm việc cao từ đó giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

# Nhược điểm của phong cách lãnh đạo Dân chủ:

Các quyết định phải được thông qua nhiều người nên sẽ chậm trễ trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng do vậy có những vấn đề cần giải quyết ngay sẽ không thể đáp ứng được bên cạnh đó các thành viên thuộc nhóm thiểu số sau mỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nản chí, không còn tinh thần làm việc vì tạo ra nhiều luồng ý kiến từ nhiều phía, tranh cãi dẫn đến mâu thuẫn.

2. Phong cách lãnh đạo Độc quyền

Đây là phong cách lãnh đạo thường thấy ở các công ty có yếu tố nước ngoài. Nhà lãnh đạo là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm.

Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên la mắng hay sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó.

# Ưu điểm phong cách lãnh đạo độc quyền

Vì nhà lãnh đạo là người đưa ra quyết định và hướng nhân viên làm theo do đó các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng. Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng tồn đọng.

Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định do vậy các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

# Nhược điểm phong cách lãnh đạo độc quyền

Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài do vậy nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.

Nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng

Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Phong cách lãnh đạo tự do

Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định mình đưa ra vì chính họ là người đưa quyết định không phải ai khác.

Người lãnh đạo theo phong cách này thường dễ tính và tin tưởng vào nhân viên của mình. Vì thế nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

# Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do

Khi áp dụng phong cách lãnh đạo tự do trong doanh nghiệp sẽ không tạo ra áp lực cho người lao động khi đi làm. Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện

Ngoài ra còn giúp nhân viên tự học, tự làm tự phát triển bản thân biết cách phân tích vấn đề tốt và biết xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

# Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do

Sự tự do quá mức sẽ có thể gây ra sự mất ổn định của tập thể nhân viên trong công ty làm cho nhân viên bị thụ động không chủ động và lơ là làm việc vì không có sự giám sát từ cấp trên. Năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặt chẽ

Chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ nếu không có một người lãnh đạo giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng do vậy khi thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây ra mâu thuẫn, rối loạn trong nội bộ công ty.

Như vậy, lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp hết sức quan trọng lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin…

Xem thêm: Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Hiệu Quả - 7 Bước Chi Tiết

Kết Luận

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo trong quản trị nhân sự và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong quản lí nhân sự.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các phong cách lãnh đạo và lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp nhất để quản lý đội ngũ nhân sự của mình ngày càng phát triển.

Trên đây chia sẻ thực tế các phong cách lãnh đạo tại nơi làm việc. Các bạn có thể tìm đọc những bài viết thú vị khác về nghiệp vụ nghiệp vụ nhân sự tại trang Leanh.edu.vn

Nếu các bạn muốn được đào tạo kiến thức và kỹ năng hành chính nhân sự để có thể đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học hành chính nhân sự online - học qua video do các chuyên gia nhân sự nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy

Khóa học hành chính nhân sự online

Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ nhân sự thực tế và học cách xử lý các công việc của một nhân viên nhân sự tổng hợp theo quy trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó.

Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học hành chính nhân sự online ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!