So sánh triết học và triết học mác lênin

Mối quan hệ giữa khoa học và triết học đã được làm rõ xuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển của bản thân khoa học tự nhiên và triết học từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Đây là mối quan hệ gắn bó tác động qua lại. Cụ thể Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên ra sao sẽ được chúng tôi đưa ra giải đáp qua nội dung bài viết.

Triết học là gì?

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp,..

Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Thực tế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

Theo định nghĩa Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lenin đưa ra thì “ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống của con người.

Khoa học là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học, tuy nhiên tựu chung lại chúng ta có thể hiểu khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá, phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội, tăng lượng tri thức hiểu biết của con người. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn,có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.

Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế – xã hội và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể. Và ngược lại, với mỗi gian đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên thì triết học cũng có một bước phát triển.

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên ở mỗi thời kỳ từ thời cổ đại, trung cổ, phục hưng-cận đại, thời hiện đại lại có sự khác biệt.

Khoa học tự nhiên mới hình thành ở thời kỳ cổ đại thì còn sơ khai và nằm trong chính triết học, triết học tự nhiên.  Khoa học tự nhiên phụ thuộc vào triết học. Bên cạnh đó, khoa học tự nhiên tác động đến sự phát triển của các quan niệm triết học khi mà những kiến thức của khoa học tự nhiên còn rời rạc, ít ỏi và chưa có tính hệ thống đã hình thành một quan niệm thô sơ về thế giới – quan niệm duy vật tự phát, về sau đã bị quan niệm siêu hình thế chỗ.

Sự phát triển của triết học kinh viện vào thời trung đại đã nâng cao sức mạnh của niềm tin tôn giáo, đánh gục lý trí – vốn được đề cao vào thời cổ đại trước đó. Điều này đã làm thủ tiêu khoa học, trước hết là khoa học tự nhiên, mở đường cho thần học phát triển. Qua đó, ta thấy rõ ảnh hưởng của quan niệm triết học lên sự phát triển của khoa học.  

Vào thời phục hưng, quan niệm coi triết học là “người mẹ” của các khoa học xuất hiện thời cổ đại, bị lãng quên thời trung cổ, bây giờ được khôi phục. Sau đó,quan niệm này phát triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” trong thời cận đại. Thời này, triết học phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, một lần nữa lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo (phù hợp với nguyên tắc phủ định biện chứng trong triết học Mac – Lenin: lý trí – niềm tin – lý trí).

Thời hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX đã có bước phát triển mới, chuyển từ giai đoạn thực nghiệm sang giai đoạn khái quát lý luận. Quan điểm siêu hình đã không còn thích hợp với sự phát triển của khoa học tự nhiên, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. 

Để khoa học tự nhiên thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình, tất yếu phải thay đổi quan niệm về thế giới, cần phải khái quát những thành tựu mới của nó để xây dựng quan điểm biện chứng duy vật trong nhận thức về tự nhiên, tức chuyển từ quan niệm siêu hình sang quan niệm biện chứng.

Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến việc thay đổi những quan niệm triết học. Đây chính là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, vừa là sự khái quát lại những thành tựu của khoa học hiện đại, vừa đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Câuhỏi: So sánh điểm giống và khác nhau giữa triết học và các môn khoa học cụ thể

Trả lời:

Giống nhau: Đều là những môn học khoa học hỗ trợ lẫn nhau và nghiên cứu, giải đáp về những vấn đề trong cuộc sống

Khác nhau:Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề cơ bản của triết học (hay đối tượng nghiên cứu) là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức nên mang tính trừu tượng cao.

Các môn khoa học cụ thể thì có đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng về vật chất cụ thể nào đó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức.

VD:

- Triết học Mác - Lênin dựa trên các quan điểm duy vật nghiên cứu về tự nhiên và về xã hội và mối quan hệ giữa chúng.

- Hóa học: nghiên cứu các thành phần cấu tạo, các phản ứng hóa học....của các chất trong tự nhiên

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về triết học và các môn khoa học cụ thể nhé!

1. Triết học là gì?

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề cơ bản của triết học (hay đối tượng nghiên cứu) là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức nên mang tính trừu tượng cao.

2. Vai trò của Triết học

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Trong cuộc sống của con người và xã hội loài người, thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con người tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên. Có thể ví thế giới quan như một thấu kính, qua đó con người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình. Từ đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.

Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.

Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực đặc thù của khoa học lý thuyết và triết học - Đó là phương pháp luận. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp

3. Các môn khoa học cụ thể

Khoa học, như một nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên, đã ở đó không quá ba thế kỷ. Trên thực tế, cái mà chúng ta gọi là khoa học ngày nay được coi là triết học tự nhiên khi bắt đầu cuộc hành trình của nó. Tuy nhiên, khoa học đã tự phát triển đến mức không còn khả thi, cũng như không khả thi, khi cố gắng tìm ra những kết thúc lỏng lẻo để kết hợp khoa học với triết học. Khoa học nỗ lực tìm hiểu các hiện tượng khác nhau. Giải thích khoa học đòi hỏi sự trợ giúp từ các khái niệm và phương trình đòi hỏi sự giải thích và nghiên cứu thích hợp, và không thể hiểu được bởi một người không thuộc dòng khoa học. Văn bản khoa học là kỹ thuật, phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi sự hiểu biết về các khái niệm toán học để hiểu rõ hơn.

Khoa học không tự đứng vững, và không có khoa học nào không có hành trang triết học. Khoa học liên quan đến nghiên cứu và hiểu biết về hiện tượng tự nhiên theo cách thức thực nghiệm, trong đó các giả thuyết nâng cao về hiện tượng tự nhiên có thể kiểm tra và xác minh được.

4. Tóm tắt sự khác nhau giữa Khoa học và Triết học:

4.1. Khoa học tìm hiểu để hiểu dựa trên các hiện tượng tự nhiên.

4.2. Triết học là vaguer hơn khoa học.

4.3. Triết học sử dụng các lý luận hợp lý và biện chứng trong khi khoa học sử dụng các kiểm nghiệm giả thuyết (theo kinh nghiệm).

4.4. Triết học cải tiến, từ bỏ, hay phản đối các vị trí triết học trong khi khoa học cải tiến, bỏ rơi hoặc phản đối các lý thuyết khoa học.

4.5. Khoa học căn cứ vào các giải thích của nó từ các thí nghiệm và quan sát trong khi triết học căn cứ vào lời giải thích của nó trên một đối số của các nguyên tắc.