Suy thoái đa dạng sinh học toàn cầu tiếng anh

Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2020 với chủ đề "Các giải pháp của Chúng ta sẵn có ở thiên nhiên"

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm gửi tới mọi người một bài viết về " ĐA DẠNG SINH HỌC"

Đa dạng sinh học (Biodiversity) là gì? Hiện trạng và biện pháp bảo vệ

Đa dạng sinh học (tiếng Anh: Biodiversity) là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu cần chú ý.

Đa dạng sinh học

Khái niệm

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh gọi là: Biodiversity.

Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia…

Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có sức đề kháng cao.

Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái.

Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng đến các loài khác (ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc…

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ước tính có khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền. Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Nguyên nhân giảm sự đa dạng sinh học

− Kĩ thuật canh tác hiện đại

− Nạn phá rừng

− Sự hủy hoại môi trường sống ở những vùng đầm lầy và trên đại dương

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Các nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên sự đa dạng sinh học khá phong phú, do đó áp lực bảo vệ sự đa dạng sinh học lớn.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học có thể thực hiện theo 2 cách chính:

- Đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư trú. Ví dụ: tuyên bố những khu vực là "công viên quốc gia" hay "khu di tích".

- Khuyến khích sự sử dụng một cách bền vững. Lên danh sách các tài nguyên một vùng, xác định những giống loài ưu tiên phải bảo vệ để có thể quyết định việc khai thác như thế nào để trữ lượng của chúng không giảm đi.

Tại "cuộc họp cấp cao về trái đất" năm 1992 ở Rio, công ước về đa dạng sinh vật được 169 nước phê chuẩn.

Do các nước đang phát triển có sự đa dạng sinh học rất phong phú.

Người ta nhất trí rằng các nước giàu phải trả cho các nước nghèo nhiều hơn thông qua Tổ chức Môi trường thế giới để các nước nghèo bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cho các vùng nước thuộc quốc tế, kiểm soát việc thải chất dioxit carbon, chống phá rừng và sa mạc hóa…

Khi thực hiện bảo tồn cần phải tính đủ chi phí cơ hội của việc bảo tồn để thấy rõ lợi ích và chi phí. Qui luật cơ bản để bảo tồn như sau:

(Bc – Cc) > ( Bd – Cd)

Bc: lợi ích khi có bảo tồn

Cc: chi phí bảo tồn

Bd: lợi ích nếu không thực hiện bảo tồn

Cd: chi phí nếu không bảo tồn

Bd – Cd: chi phí cơ hội của việc bảo tồn, có nghĩa là giá trị phải đánh đổi nếu thực hiện bảo tồn

Thực tế Bd cao hơn vì các chương trình có thể được trợ cấp hay khuyến khích bằng các chính sách như trợ giá sản phẩm, miễn thuế, tín dụng lãi suất ưu đãi, trợ giá máy móc phân bón, thủy lợi… trong khi hoạt động bảo tồn thường không được trợ giá.

Sự bảo tồn đa dạng sinh học phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng, điều đó giải thích vì sao sự đa dạng sinh học ngày càng giảm.

Giải pháp cho vấn đề này là phải ban hành các giới hạn thương mại đối với những giống loài quí hiếm, phạt nặng những trường hợp vi phạm. Ví dụ: ngăn cấm đánh bắt cá bằng chất xyanua là cách bảo vệ san hô.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

Suy giảm đa dạng sinh học là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Nguyên nhân, biện pháp hạn chế mất đa dạng sinh học? Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam?

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Bởi lẽ, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường và ý thức kém của một số bộ phận người dân đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Vậy, suy giảm đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân, biện pháp hạn chế mất đa dạng sinh học? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

1. Suy giảm đa dạng sinh học là gì?

Để hiểu được suy giảm đa dạng sinh học thì tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết về khái niệm về đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học là bao gồm nhiều dạng và cá thể của các loài cùng với những biến dị di truyền của thế giới sinh vật, cũng như nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là dưới dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trái đất, khái niệm này cũng bao gồm cả những mức độ biến đổi trong thế giới tự nhiên mà đơn vị cấu thành là những sinh vật.

Theo đó, suy giảm đa dạng sinh học là sự suy giảm chất lượng và số lượng của các loài sinh vật, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.

2. Suy giảm đa dạng sinh học trong tiếng Anh là gì?

Suy giảm đa dạng sinh học được dịch sang tiếng Anh như sau: Biodiversity decline

  • Nguyên nhân suy giảm: Causes of decline
  • Đa dạng sinh học: Biodiversity
  • Biện pháp: Solution

Biodiversity degradation is the deterioration of the quality and quantity of organisms, adversely affecting the lives of humans and nature.

3. Nguyên nhân, biện pháp hạn chế mất đa dạng sinh học:

Thứ nhất, nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học     

Hiện nay, khi nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao đã kéo theo nhiều vấn đề xảy ra, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường. Các nguồn tài nguyên sinh vật được phát triển qua nhiều thời kỳ và đến nay thì với mức độ khai thác không ngừng nghỉ để phục vụ cho môi trường sống thì việc khai thác, hoạt động chặt phá rừng đã diễn ra trên diện rộng với quy mô ngày càng nghiêm trọng. Các loại động vật và thực vật bị biến chủng và có xu hướng suy giảm số lượng và chất lượng khi con người sử dụng quá nhiều chất hóa học, thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước này vào nguồn nước hoặc trực tiếp phun, bỏ vào nguồn nước hoặc các loại thực vật, chính vì điều này đã dẫn đến vấn đề nhiều loại sinh vật bị tiêu huye, ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước ngày càng tăng, nhiều vùng đất màu mỡ, phát triển đa dạng sinhh học đã bị con người chuyển hóa thành các đô thị và đất nông nghiệp.

     Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại thường có các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, hạn chế hoạt động khai thác cây rừng, khai hoang đất để làm nương rẫy, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này đủ để thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.

Mức độ khai thác của con người đối với thiên nhiên đang ngày càng mạnh mẽ, hầu như trong tất cả các môi trường, nếu thấy có cơ hội, tiềm năng phát triển thì con người sẽ đầu tư công sức, tiền bạc vào để khai thác được tối đa lợi ích từ thiên nhiên, vì ai cũng cho rằng lợi ích từ thiên nhiên là miễn phí, là “của trời cho loài người” chính vì vậy phải khai thác hết mình để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Cũng chính vì nhiều người suy nghĩ như vậy mà hiện tưởng chặt phá rừng, khai thác cây gỗ tại các khu rừng cấm đang diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả đều phụ thuộc vào ý thức của mỗi người về trách nhiệm và khả năng nhận thức của bản thân đối với môi trường.

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

     Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản, thủy sản, khoáng sản…ngày càng gia tăng. Mỗi một loại sinh vật đều đem lại những giá trị thiết thực cho đời sống con người, chính vì con người đang tìm cách khám phá và khai thác ngày càng nhiều lợi ích đó. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái.

Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới. Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hàng hoá có thể trao đổi ở nước ngoài. Nhiều vấn đề đang đặt nặng lên trách nhiệm của nhà nước, giải quyết tình trạng thất nghiệp, chất lượng đời sống nâng cao, vấn đề an sinh xã hội được hiện đại hơn…Đây chính là những vấn đề đã thúc đẩy các nhà cầm quyền tìm cách tháo gỡ, tạo ra những giá trị thực tế, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào cùng khai thác tài nguyên của nước ta, để từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết vấn đề công ăn việc làm,… Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị, đã gây ra những vụ sạt lỡ đất do không có rừng đầu nguồn phòng hộ, ô nhiễm môi trường đất kéo dài….

Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều vấn đề mà thế giới cùng nhau trải qua vì những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng, khai thác tài nguyên quá mức đó chính là ô nhiệm không khí, nhiều sương mù bao phủ nhiều thành phố gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thư da, nhiều trận bão, sóng thần cao vài chục mét đã bao phủ nhiều thành phố lớn tại Singapo, động đất, núi lửa diễn ra thường xuyên tại Nhật Bản…Và một vấn đề đang khiến cả thế giới lo lắng và đe dọa đến loài người đó chính là dịch bệnh Covid đang biến chủng thành nhiều loại khác nhau, gây ra nhiều cái chết thương tâm,…

 Như vậy, trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm số lượng, tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hậu quả để lại ngày càng nhiều, nhiều vấn đề phát sinh xảy ra trực tiếp đến con người.  Và theo như nghiên cứu thì hấu hết các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng tác động của con người chính là yếu tố tác động trực tiếp đến việc mất đa dạng sinh học

Ngoài ra, sự suy giảm đa dạng sinh học 1 phần do cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội khiến cho môi trường chưa thể cung ứng được nhu cầu của những loài sinh vật này, tạo ra nhiều vấn đề phản ứng ngược lại với môi trường và sự đa dạng sinh học. Bên cạnh đó tìm hiểu về nguyên nhân mất đa dạng sinh học là gì trên thế giới chính là việc phổ cập toàn cầu Châu Âu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

Thứ hai, biện pháp hạn chế mất đa dạng sinh học

Khi những con số đang diễn ra trước mắt và sự suy giảm đa dạng của môi trường sinh học hiện nay đã một phần nào làm thức tỉnh được nhận thức của con người. Hậu quả xảy ra là vô cùng nghiêm trọng nếu như con người không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.

Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống. Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự màu mỡ của đất đai, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế hoặc phần nào ngăn chặn sự tàn phá, khai thác ngày càng nghiêm trọng của con người từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lênin?

Theo như nhu cầu thực tế thì con người cần phải nâng cao ý thức của bản thân đối với môi trường, nhận thực được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ môi trường sống trong phạm vi mình sinh sống, làm việc, hạn chế những hành động thiếu ý thức do việc khai thác cũng như xả rác bừa bãi, sử dụng những chất hóa học có độc tính cao, tác động mạnh vào môi trường sống…

Bên cạnh đó, sự quản lý, cũng như ban hành những chính sách của Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Bởi nhà nước sử dụng quyền lực của mình tạo ra những hành lang pháp lý nghiêm khắc hơn, chặt chẽ mang tính sâu rộng và lâu dài hơn. Đối với từng lĩnh vực cần gia tăng số lượng quản lý trong quá trình khai thác, sử lý của các doanh nghiệp, cá nhân về việc khai thác rừng, phải lên kế hoạch và phương hướng xử lý khôi phục tài nguyên rừng sau khi khai thác, tăng cường công tác giám sát và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm lâm, thời xuyên túc trực để hạn chế và phát hiện xử lý nghiêm khắc những vụ trộm rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn…

Đối với vấn đề an sinh xã hội, cần tăng cường và nâng cao ý thức của người dân trong xử lý nước thải ra tại các hộ gia đình, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất,…Tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp chưa xử lý nước thải đã dẫn ra ôi trường nước trực tiếp, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, sông hồ,…

Các chuyên gia cũng cho rằng cần có những cơ chế chính sách hợp lý cho những người tham gia bảo vệ rừng cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, trình độ chuyên ngành và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn.

Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, các chủ rừng, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm để phá rừng, cháy rừng; rà soát, kiểm kê, thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm; sử dụng sai mục đích, hoặc chuyển mục đích sử dụng trái quy định của pháp luật để phục hồi rừng, đặc biệt tại các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp.