Tác giả bài mẹ tôi là ai

Tác giả bài mẹ tôi là ai

Edmondo De Amicis (1846-1908) 

Vài nét về tác giả Edmondo De Amicis (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi):

  • Edmondo De Amicis (1846-1908) là nhà văn người Ý (I-ta-li-a)
  • Ông được biết đến với tác phẩm viết cho thiếu nhi nổi tiếng trên toàn thế giới "Những tấm lòng cao cả" (1886)
  • Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái.
  • Ông có một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại.

Tác phẩm

Xuất xứ

Văn bản được trích từ truyện "Những tấm lòng cao cả" (1886)

Tác giả bài mẹ tôi là ai
Tác giả bài mẹ tôi là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Loại văn bản

Văn bản nhật dụng

Đề tài

Tình cảm gia đình

Chủ đề

Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.

Nhan đề

Nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là "Mẹ tôi" vì:

  • Thứ nhất, nhan đề ấy là của chính tác giả A-mi-xi đặt cho đoạn trích. Mỗi chuyện nhỏ trong "Những tấm lòng cao cả" đều có một nhan đề do tác giả đặt.
  • Thứ hai, tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố. Qua cái nhìn của người bố mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ. Điểm nhìn ấy một mặt làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng (người mẹ) được kể, mặt khác thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể.

Bố cục

Văn bản chia làm ba phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "sẽ có ngày mất con"): Tình yêu thương của nguời mẹ dành cho En-ri-cô.
  • Phần 2 (từ đầu đến "yêu thương đó"): Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
  • Phần 3 (từ đầu đến "sẽ có ngày mất con"): Lời nhắn nhủ của người bố.

NỘI DUNG [edit]

1. Hoàn cảnh/Lí do người bố viết thư

  • Bố En-ri-cô viết thư cho con, bày tỏ thái độ tức giận và nghiêm khắc khi En-ri-cô phạm lỗi khi em nhỡ thốt ra một lời vô lễ với mẹ trong lúc cô giáo đến thăm mẹ. Và bố En-ri-cô muốn giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm.
  • Tác giả chọn hình thức viết thư là bởi vì tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.

2. Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô

Hình ảnh của người mẹ hiện lên là một người hết lòng vì con, lo lắng cho con:

  • Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở sợ mất con.
  • Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
  • Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.

\( \Rightarrow \) Từ những hành động đó, có thể thấy mẹ En-ri-cô là người có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp:

  • Yêu thương con sâu sắc
  • Dịu dàng và hiền hậu
  • Giàu đức hi sinh và hết lòng tận tụy vì con

Tiểu kết: Mẹ dành hết tình yêu thương cho con, quên mình vì con. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con suốt cuộc đời. Người mẹ xứng đáng để chúng ta tôn thờ, kính trọng.

3. Tâm trạng, thái độ của người bố đối với En-ri-cô

  • Người bố vô cùng buồn bã, đau đớn và tức giận trước hành động của con: "Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy, bố không nén được cơn tức giận, thật đáng xấu hổ, không bao giờ con được thốt ra, con phải xin lỗi mẹ, con hãy cầu xin mẹ, thà rằng không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ...".
  • Để con nhận ra lỗi lầm của mình, bố đã chỉ ra hành động thiếu lễ độ và kể lại những kỉ niệm, những hi sinh lớn lao và cao cả của người mẹ qua đó làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.
  • Bố rất yêu và coi En-ri-cô là niềm hi vọng tha thiết nhất đời của bố, tuy nhiên, ông cũng vô cùng nghiêm khắc với con trước hành động của En-ri-cô với mẹ: "thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".
  • Lời khuyên của bố: Yêu cầu con sửa lỗi lầm

         - Không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ

         - Con phải xin lỗi mẹ

         - Con phải cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

  • Người bố đưa ra hình phạt đối với con: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được".

Tiểu kết: Bố En-ri-cô vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ, mong muốn con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ. Có thể thấy, ông là một người cha mẫu mực, sâu sắc, thấu hiểu đạo lý.

4. Tâm trạng của En-ri-cô sau khi đọc thư của bố

Bức thư của người bố đã khiến cho En-ri-cô xúc động vô cùng. Đó là bởi vì:

          - Bức thư được viết khi En-ri-cô vừa phạm lỗi với mẹ. Khi nhận được thư chỉ rõ lối sai của mình, chắc hẳn En-ri-cô đã cảm thấy hối hận ghê gớm.

          - Bức thư được viết bởi một trong hai người thân yêu nhất của En-ri-cô nói về người còn lại. Vậy nên nó đồng thời thể hiện được tình cảm của cả hai người đối với đứa con của mình.

          - Lời lẽ trong thư tuy nghiêm khắc nhưng lại rất chân tình và sâu sắc của một người bố tinh tế, tâm lí, vì đó là những lời lẽ sâu kín, phải suy ngẫm, chọn lựa mới nói ra hết được.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Lập luận của người viết chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc.
  • Có ý nghĩa giáo dục


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tác giả bài mẹ tôi là ai

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế