Tại sao khi hoạt động nhịp thở tăng

Khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch hoặc hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này có thể khởi phát đột ngột hoặc phát triển từ từ, hãy theo dõi đặc điểm tình trạng cũng như vấn đề sức khỏe khác để bác sĩ phán đoán nguyên nhân dễ dàng, chính xác hơn.

1. Nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh

Tình trạng khó thở tim đập nhanh xảy ra đồng thời khiến người bệnh dễ dàng nhận thấy bất thường, song để chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ dựa trên các đặc điểm sau:

Nhịp tim nhanh

Khó thở tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh được xác định khi nhịp tim nghỉ ngơi trên 100 nhịp mỗi phút. Tim đập nhanh khiến máu không kịp tuần hoàn về tim, dần dần khiến chức năng bơm máu của tim bị suy giảm.

Khó thở, thở bất thường

Khó thở xảy ra khi cơ thể không cân bằng được lượng oxy hít vào và cacbonic thải ra, khiến bạn có cảm giác hụt hơi, phải thở gấp, dốc hơn kể cả trong trạng thái bình thường.

Tình trạng khó thở tim đập nhanh có thể do những nhóm nguyên nhân sau:

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý về phổi

Đây là nhóm nguyên nhân đầu tiên và phổ biến khiến bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi bất thường. Các bệnh lý này thường tiến triển từ từ, chức năng phổi suy giảm nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cụ thể, các bệnh lý về phổi có thể gây tình trạng khó thở tim đập nhanh bao gồm:

Viêm phổi, viêm phế quản thường gây giảm chức năng hô hấp, tim đập nhanh

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là phản ứng của phổi khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại, dẫn tới tích tụ chất lỏng và dịch mủ ở phổi. Dịch mủ tích tụ nhiều và tình trạng viêm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp của phổi, khó thở, tim đập nhanh là một trong những triệu chứng sẽ xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh còn bị: ho, tức ngực, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, cơ thể mệt mỏi quá mức,…

Viêm phổi là bệnh cấp tính nghiêm trọng, cần điều trị kịp thời tránh đe dọa đến tính mạng. Nếu triệu chứng khó thở, tim đập nhanh xuất hiện nghĩa là viêm phổi tương đối nặng, hãy tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn thực chất là tình trạng tăng đáp ứng viêm của phế quản gây hẹp đường thở, vì thế triệu chứng khó thở thường xuất hiện. Ngoài ra, tim bị kích thích hoạt động co bóp nhiều hơn nên nhịp tim ở người bệnh cũng cao hơn bình thường. Cần cẩn thận triệu chứng hen suyễn nguy hiểm khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.

Bệnh thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch đến phổi, gây ra những triệu chứng điển hình như:

  • Khó thở, tim đập nhanh, đôi khi bệnh nhân có nhịp tim chậm bất thường không ổn định.

  • Tức ngực, chóng mặt.

  • Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao do thiếu oxy.

  • Sưng phù chân.

Thuyên tắc phổi khi đã gây ra triệu chứng khó thở tim đập nhanh cần sớm được cấp cứu kịp thời, nếu không tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính gây suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Tắc nghẽn phổi mạn tính thường khiến phổi chịu ảnh hưởng kéo dài, dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như:

  • Xuất hiện nhiều đờm nhớt trong cổ họng.

  • Ho liên tục, khó thở.

  • Tức ngực, mệt mỏi.

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng do bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, song cũng có trường hợp sức khỏe tim vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý ở tim

Bệnh lý ở tim là nguyên nhân thường gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi do tim phải hoạt động nhiều hơn mới có thể bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan. Những bệnh lý ở tim thường gặp gây ra triệu chứng khó thở, tim đập nhanh bao gồm:

Dị tật tim bẩm sinh

Bất thường cấu trúc hoặc chức năng tim bẩm sinh thường do vấn đề di truyền hoặc tổn thương có sẵn khi phát triển trong bụng mẹ. Triệu chứng bệnh thường gặp là tình trạng tim đập nhanh, khó thở, không ít trẻ bị dị tật nghiêm trọng gặp khó khăn để duy trì nhịp thở.

Nếu dị tật tim bẩm sinh không quá nghiêm trọng, phẫu thuật can thiệp có thể giúp phục hồi phần nào chức năng tim và cải thiện triệu chứng bệnh. Song nhiều trường hợp trẻ phải sống với sức khỏe tim mạch yếu hơn, nguy cơ biến chứng cũng như triệu chứng khó thở tim đập nhanh có thể tới bất cứ lúc nào.

Cẩn thận khó thở tim đập nhanh do bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành

Bệnh lý này gây ra tình trạng hẹp, cứng động mạch dẫn máu nuôi tế bào cơ tim, vì thế tim không thể hoạt động tốt hơn. Chức năng tim suy giảm nhưng hoạt động bơm máu nuôi toàn cơ thể vẫn phải thực hiện liên tục, thúc đẩy tim đập nhanh hơn và tình trạng này người bệnh có thể nhận biết.

Tình trạng tim đập nhanh này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim, lâu dần sẽ gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể có triệu chứng khó thở hoặc không tùy theo bệnh động mạch vành có ảnh hưởng đến hoạt động của phổi hay không.

Suy tim sung huyết

Đây là tình trạng cơ tim bị tổn thương, giảm hoạt động bơm máu cũng như khiến chất lỏng tích tụ trong tim cũng như xung quanh phổi. Điều này lý giải tại sao bệnh nhân đồng thời có triệu chứng khó thở tim đập nhanh.

Ngoài những bệnh lý tim mạch trên, chức năng tim có thể ảnh hưởng gây khó thở và tim đập nhanh do rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… Cần xác định chính xác nguyên nhân gây triệu chứng này và điều trị từ nguyên nhân mới có thể khắc phục được triệu chứng.

2. Làm gì khi bị khó thở tim đập nhanh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh mà mức độ nguy hiểm, điều trị là khác nhau, vì thế bệnh nhân nên tới bệnh viện để được thăm khám. Nếu nguyên nhân do tâm lý hoặc đây là tình trạng cấp tính do nhiễm độc, sốc phản vệ, thiếu máu,… thì bạn có thể thử 1 số cách sau để cải thiện.

2.1. Thay đổi lối sống

Nếu khó thở tim đập nhanh chỉ xảy ra khi đi đứng ở cao, làm việc hay tập thể dục quá sức thì hãy nghỉ ngơi, di chuyển tới nơi thấp hơn. Thực hiện thói quen tốt như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, đi ngủ sớm,… cũng giúp cải thiện triệu chứng cũng như sức khỏe tim mạch.

2.2. Giảm căng thẳng

Bạn có thể xoa dịu tinh thần căng thẳng bằng 1 số cách như ngồi thiền, nghe nhạc, tư vấn với bác sĩ tâm lý, tham gia hoạt động vui chơi,…

Khi khó thở tim đập nhanh là triệu chứng bệnh lý, bạn cần được chẩn đoán và điều trị. Triệu chứng này cũng cần được theo dõi để đánh giá tình trạng tiến triển hoặc cải thiện bệnh khi điều trị.

Thói quen không theo dõi nhịp thở trong quá trình vận động khiến cho bạn nhanh mệt, dễ mất sức hơn. Và để giúp bạn có thể hít thở khi chạy bền đúng cách, chúng tôi đã tổng hợp nhiều thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể luyện tập thể thao tốt hơn, hiệu quả và an toàn hơn.

1. Vì sao hít thở khi chạy bền cần được chú ý?

1.1. Đảm bảo đủ lượng oxy để duy trì sức bền

Yếu tố giúp bạn có thể duy trì sức bền trong quá trình chạy bộ chính là lượng oxy trong cơ thể phải đảm bảo ở mức đủ để cung cấp cho các hệ cơ bắp vận động. Khi điều chỉnh nhịp hít thở đúng cách khi chạy bền sẽ giúp hấp thụ lượng oxy nhiều hơn so với khi hít thở gấp, thở ngắn theo thói quen.

Khi chúng ta hít thở khi chạy bền thì không khí giàu oxy sẽ đi đến phần khí quản và chính xác hơn là phế quản. Các tiểu phế quản bên trong các phế quản sẽ đưa oxy đi tiếp đến các vị trí phế nang của phổi. Lúc này phổi sẽ thực hiện nhiệm vụ khuếch tán và đưa oxy đi vào các mạch máu.

Hít thở khi chạy bền đúng cách giúp đảm bảo cung cấp lượng oxy ổn định

Lúc này lượng oxy trong máu sẽ kết hợp với protein có trong tế bào hồng cầu là hemoglobin giúp vận chuyển tế bào đến cơ, gân trên cơ thể khi chúng ta. Khi lượng hemoglobin vận chuyển đủ để các cơ hoạt động thì chúng sẽ tạo ra nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể. Chính vì thế khi lượng dự trữ này càng nhiều thì bạn sẽ có khả năng chạy bền lâu hơn. Để làm được điều này thì việc hít thở khi chạy bền đúng cách sẽ giúp bạn duy trì ổn định lượng oxy để các cơ bắp vận động hiệu quả.

1.2. Giảm các chấn thương trong quá trình chạy bền

Những chấn thương xảy ra trong quá trình vận động đặc biệt là khi chạy bền thường xuất phát từ nguyên nhân chính là việc hít thở không đúng cách. Một số chấn thương dễ gặp khi chạy bền như đau bụng, đau phần hông dưới xương sườn, đau các cơ bắp như bắp tay, bắp chân, bắp đùi,… Việc thiếu oxy đến các tế bào cơ, gân đã gây ra những cơn đau khi vận động. Hầu hết những người mới tập chạy bộ đều gặp phải các triệu chứng này.

Để cơ thể có đủ lượng oxy cho tất cả tế bào đòi hỏi bạn cần phải biết và luyện tập các kỹ thuật hít thở khi chạy bền để hạn chế tối đa các tình trạng chấn thương. Việc thở hổn hển, đứt quãng khi chạy bộ cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp hoặc cần có sự điều chỉnh về thói quen thở khi chạy

2. Hít thở khi chạy bền như thế nào là đúng?

2.1. Hít thở sâu

Hít thở sâu và dài là cách kiểm soát nhịp thở đúng cách để duy trì được lượng oxy cũng như giúp tăng độ bền sức chạy. Sai lầm thường gặp phải chính là chúng ta nghĩ ra hít thở với tần suất càng lớn càng nhanh thì lượng oxy sẽ đưa vào cơ thể nhiều hơn tuy nhiên đây là cách khiến bạn lãng phí nhiều năng lượng hơn so với khi hít thở chậm rãi, đều đặn.

Nên hít thở sâu khi chạy bền

Khi thở nhanh sẽ khiến cho hệ hô hấp đặc biệt là tim bị mất cân bằng lượng oxy cùng như lượng CO2 trong máu. Chính vì thế nếu bạn không kiểm soát cách hít thở khi chạy bền sẽ dễ dẫn đến chóng mặt, mờ mắt, thở hổn hển và không thể duy trì nhịp chạy ổn định suốt hành trình.

2.2. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng

Thói quen hít thở bằng mũi và thở ra bằng mũi là thói quen không tốt thường gặp khi chạy bộ hoặc khi vận động. Đây là kỹ thuật thở không đúng dễ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp bên cạnh việc khiến bạn dễ mệt, mất sức khi chạy.

Kỹ thuật hít thở khi chạy bền mà chúng ta cần nhớ chính là hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đây là cách để người tập có thể cân bằng nhịp thở và duy trì lượng oxy trong cơ thể để tăng cường sức bền khi chạy bền.

2.3. Nhịp thở 3:2

Thở theo nhịp là kỹ thuật thở được các chuyên gia thể thao khuyến cáo thực hiện trong quá trình luyện tập ở bộ môn chạy bền. Nhịp thở 3:2 được giải thích chi tiết là khi hít vào bằng mũi và người chạy đếm 1, 2, 3 rồi thở ra bằng miệng.

Luyện tập kỹ thuật nhịp thở 3:2

Với cách thở này không chỉ giúp bạn có thể điều chỉnh được nhịp thở ổn định mà còn giúp bạn có thể hít thở sâu và dài để tăng lượng oxy đi vào bên trong phổ. Khi đã làm quen với nhịp thở 3:2 bạn sẽ cảm thấy giảm các triệu chứng đau cơ hoặc dễ mệt và tránh thở hổn hển, khó chịu.

3. Cách luyện tập hít thở khi chạy bền hiệu quả

3.1. Rèn luyện với cường độ tăng dần từ từ

Hít thở đã trở thành thói quen của chúng ta khi vận động nên để hít thở khi chạy bền đúng cách thì cần phải có thời gian luyện tập. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên tập thở tại chỗ trước khi bắt đầu chạy để có thể làm quen với nhịp thở. Các bài tập chạy bền nên được phân bổ với tần suất tăng dần từ khi bắt đầu để tránh tình trạng cơ thể bị sốc và không thích khi được với cường độ luyện tập cao. Khi đó, việc kiểm soát hơi thở sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Luyện tập hít thở khi chạy bền bằng cách tăng cường độ từ từ theo thời gian

Nếu bạn đang luyện tập hít thở khi chạy bền thì có thể kiểm tra nhịp thở của mình có đang ổn định hay không thì có thể nói chuyện với người đi cùng hoặc tự nói. Nếu khi nói ra hơi không bị hụt thì có nghĩa là cơ thể bạn đã bắt đầu thích nghi với chạy bộ. Lúc này bạn có thể tăng tốc hơn nhưng vẫn giữ nhịp thở đúng các nguyên tắc để duy trì được sức bền.

Tuy nhiên, việc hít thở khi chạy bền không bắt buộc bạn phải tuân thủ theo bất kỳ nguyên tắc nào mà thay vào đó bạn có thể thay đổi nhiều cách hít thở theo bản thân nhưng vẫn đảm bảo hít thở sâu và dài. Việc thở tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nếu bản thân không thấy thoải mái hoặc thở sai cách, chính vì thế bạn nên tăng cường luyện tập hít thở để có sức bền khi chạy bộ.

3.2. Duy trì hoạt động chạy bộ thường xuyên

Luyện tập thường xuyên là yếu tố giúp bạn có thể hít thở khi chạy bền đúng cách và giữ sức trong mỗi lần chạy. Thực hành những cách tập hít thở trong lộ trình chạy bộ thực tế để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo thống kê của các chuyên gia thì cơ thể sẽ cần ít nhất từ 2 - 6 tuần để thích nghi với cách hít thở mới đúng cách.

Thường xuyên chạy bộ để tăng cường sức bền

Điều này đồng nghĩa rằng trong giai đoạn đầu tập hít thở khi chạy bền sẽ gặp nhiều khó khăn tuy nhiên khi cơ thể đã quen thì bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt điển hình là không còn tình trạng thở hổn hển, nhanh mất sức, choáng, đau nhức cơ, khớp,… Bạn cũng có thể luyện tập trên các loại máy chạy bộ trước khi thực hiện các lộ trình chạy thực tế với như 5 km, 10 km,…

3.3. Tập các bài hít thở bằng bụng

Việc thở bằng bụng sẽ giúp bạn có thể hấp thụ nhiều lượng oxy hơn cũng như giúp phần cơ bụng của bạn được vận động hiệu quả. Các cơ hoành ở khoang bụng khi hít thở cũng giúp đốt mỡ thừa bên cạnh việc cung cấp nhiều oxy hơn. Khi hít vào bằng bụng sẽ cảm nhận được phần bụng sẽ phình ra chứa khí và khi thở ra khoang bụng sẽ xẹp lại và đẩy không khí qua miệng ra ngoài.

Kỹ thuật hít thở khi chạy bền là điều cần thiết mà bạn cần phải chú ý trong quá trình vận động để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình vận động thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé.