Thiết bị kích sóng điện thoại là gì

Dùng thiết bị kích sóng di động sẽ bị phạt 30 triệu đồng

Ngày 22/12, hàng loạt thuê bao điện thoại di động nhận được tin nhắn cảnh báo, truyền thông từ Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ thông tin và Truyền thông) về việc không tự ý mua sắm, lắp đặt và sử dụng các thiết bị kích sóng di động.

Theo đó, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo rằng: Chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần, được sử dụng thiết bị phát lặp (còn gọi là thiết bị kích sóng điện thoại di động, repeater) trong hệ thống di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng nhằm nâng cao dịch vụ thông tin di động và không gây can nhiễu cho các mạng thông tin di động.

Thông báo này cũng khuyến cáo: Các cá nhân, tổ chức khác sử dụng thiết bị phát lặt là vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng và bị tịch thu tang vật theo quy định tại khoản 3, khoản 7, Điều 90 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

Thiết bị kích sóng điện thoại là gì
Ngày 22/12, Cục Tần số vô tuyến điện đã gửi tin nhắn khuyến cáo đến thuê bao di động.

Trên thực tế, dù các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone đã nhiều lần quảng bá là đã đầu tư mạnh cho trạm phát sóng 2G, 3G, nhưng có thể thấy rằng, tình trạng bị “rớt sóng”, “trắng sóng” 2G, 3G ngay giữa Thủ đô là chuyện khá phổ biến.

Để đối phó với tình trạng sóng yếu, mất sóng, nhiều người dân đã tự ý mua sắp, lắp đặt các thiết bị kích sóng di động.

Thiết bị kích sóng điện thoại là gì
Thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần (tùy thiết bị) tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu. Các loại thiết bị này nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động.
Thiết bị kích sóng điện thoại là gì

Các thiết bị kích sóng trên thị trường đều có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc  với giá rao bán từ 3- 10 triệu đồng tùy công năng thiết bị. Các thiết bị đều được quảng cáo có khả năng khuếch đại tín hiệu cho tất cả các mạng di động GSM băng tần 900 - 1800 Mhz và 3G của các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile... với phạm vi phủ sóng từ vài trăm đến hàng ngàn mét.

Như Báo Đầu tư Online đã đưa tin, tháng 7/2015, thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Phòng An ninh  Kinh tế (PA 81, Công an TP. Hà Nội), thực hiện thanh tra đột xuất tại một hộ gia đình có địa chỉ tại phố Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và một hộ gia đình ở ngõ Quan Thổ 3, phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa.

Trước đó, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I thuộc Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thực hiện đo kiểm và phát hiện 2 hộ gia đình này sử dụng thiết bị kích sóng di động trái phép trong nhà, làm ảnh hưởng đến chất lượng phát sóng mạng viễn thông. Theo đó, khi bộ thiết bị này chạy đã phát ra tín hiệu gây can nhiễu tới trạm thu phát sóng BTS của Viettel ở khu vực này.

Theo lời khách hàng ở quận Cầu Giấy, các thành viên trong gia đình đang dùng di động của MobiFone và Viettel. Tuy nhiên, sóng điện thoại và 3G rất yếu, hầu như không có. Khách hàng nhiều lần gọi điện phản ánh tới tổng đài chăm sóc khách hàng của 2 nhà mạng này, thông báo về tình trạng không có sóng di động trong nhà, nhưng đều nhận được giải thích không thỏa đáng về chất lượng dịch vụ và nhà mạng cũng không có giải pháp hỗ trợ khách hàng. Cực chẳng đã, vị khách hàng này mới phải chi gần 4 triệu đồng để mua bộ thiết bị kích sóng . Vị khách này phải lắp tới 3 bộ ăng ten ở lần lượt các tầng để bắt sóng di động.

Khách hàng đã thừa nhận hành vi này là vi phạm các quy định trong quản lý tần số viễn thông và cho biết hành vi vi phạm của mình là do thiếu hiểu biết về phát luật và tự nguyện tháo dỡ bộ thiết bị kích sóng giao nộp cho đoàn thanh tra. Tuy nhiên, khách hàng  cũng kiến nghị đoàn thanh tra, cơ quan báo chí, truyền thông  phản ánh tới hai nhà cung cấp MobiFone, Viettel có biện pháp hỗ trợ khách hàng như cam kết. Tương tự, khách hàng ở  quận Đống Đa cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước “vào cuộc” để các nhà mạng có giải pháp kỹ thuật hỗ trợ khách hàng.

Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân đã sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động (hay còn gọi là thiết bị lặp thông tin di động - Repearter) phục vụ mục đích tăng cường chất lượng sóng mà không lường hết được tác động của nó đến an toàn mạng thông tin di động.

Thiết bị kích sóng điện thoại là gì

Ảnh minh họa.

Cụ thể, thiết bị kích sóng điện thoại di động là loại thiết bị vô tuyến điện thoại theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuyếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu. Theo quy định tại Thông tin số 04/2018/TT-BTTT ngày 8-5-2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông, các loại thiết bị này nắm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động.

Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động và không gây can nhiễu cho các mạng thông tin di động khác.

Trong trường hợp tin hiệu di động trong khu vực hoạt động không đáp ứng được nhu cầu sử đụngo tín hiệu thu được ở mức quá thấp thì phải chủ động liên hệ, phản ánh với nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động để được hướng dẫn và đảm bảo quyền lợi. Vì thế, các tổ chức, cá nhân không được tự ý lắp thêm thiết bị kích sóng điện thoại di động gây mất an toàn cho mạng thông tin di động mặt đất.

Các tổ chức, cá nhân tự ý lắp thêm thiết bị kích sóng điện thoại di động để tăng cường chất lượng sóng trong khu vực mình sinh hoạt hàng ngày, có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối các cuộc gọi hoặt rớt các cuộc gọi của các thuê bao di động của các mạng khác trong khu vực; nguy hiểm hơn có thể gây tê liệt cho các mạng thông tin di động khác trong khu vực lân cận.

Các tổ chức, cá nhân khác tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động là vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng (nếu cố ý sử dụng thiết bị này có thiết xử phạt đến 70 triệu đồng) và tịch thu tang vật theo quy định tại Khoản 3, 5, Điều 90 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Khi phát hiện tổ chức, cá nhân khác tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động không đúng quy định của pháp luật, đề nghị gửi thông tin đến một trong các địa chỉ sau:

  1. Trung tâm Tần số Vô tuyến điện Khu vực VI; số 19 đường Lê Nin, TP Vinh, tỉnh Nghệ An; Điện thoại: 02383 832 826 (máy lẻ 218)

  2. Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, số 32 Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa; Điện thoại: 02373 713 258

BĐT

Sự phổ biến về công nghệ di động không dây và các thiết bị nghe gọi đã khiến cho các sản phẩm hỗ trợ kích sóng điện thoại ngày càng được bán tràn lan trên thị trường. Cụ thể là khi chỉ cần tìm kiếm các từ khóa về thiết bị kích sóng điện thoại ta có thể dễ dàng tìm mua và có nhiều sự lựa chọn.

Vậy thiết thiết bị kích sóng điện thoại là gì ?

Thiết bị kích sóng di động (hay là thiết bị lặp tín hiệu di động, repeater) là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu.

Thiết bị kích sóng điện thoại là gì
Cách kích tín hiệu sóng điện thoại

Tại sao lại có các nhà mạng di động viễn thông lại khá khó chịu với các thiết bị giúp kích sóng điện thoại?

Trên thực tế, các cách kích sóng điện thoại bằng các thiết bị ngoại vi dẫn tới sự không đồng nhất về chất lượng, băng tần và khả năng đồng bộ, việc tăng cường can thiệp vào hạ tầng mạng làm cho chúng bị suy yếu hay nhiễu loạn tín hiệu. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hạ tầng mạng cơ sở của các nhà mạng. Thậm chí làm gián đoạn hoàn toàn hệ thống kết nối của họ tại các vùng quy mô.

Những quy định của nhà nước về việc sử dụng thiết bị viễn thông

Có những quy chuẩn riêng của nhà nước trong việc sử dụng các thiết bị viễn thông một cách tự do. Cụ thể như sau:

  • Chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị phát lặp kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin. Phải đảm bảo lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin động và không gây cản trở, nhiễu sóng của các mạng di động khác.
  • Chính phủ quyết định xử phạt từ 20 triệu đồng nếu việc lắp đặt thiết bị kích sóng điện thoại gây ảnh hưởng tới mạng viễn thông cố định công cộng trong nước, quốc tế, kênh phát thanh truyền hình.
Thiết bị kích sóng điện thoại là gì
Các quy định xử phạt khi can thiệp các thiết bị ngoại vi

Vậy có những cách nào để khắc phục các sự cố khi sóng điện thoại yếu ?

Sử dụng mạng wifi, là một ý kiến không tồi khi chúng ta gặp các trục trặc về tín hiệu sóng điện thoại. Có hàng ngàn ứng dụng gọi điện qua kết nối mạng wifi và chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng download và tìm kiếm tại thời điểm tốc độ công nghệ như hiện nay.

Thiết bị kích sóng điện thoại là gì
Wifi kết nối tiện lợi đã có mặt ở mọi nơi

Liên hệ với nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ. Thay vì lọ mọ tìm hiểu các thiết bị kích sóng, thậm chí mất tiền bạc cho những việc vô ích, rồi chưa kể vi phạm pháp luật vì một tá quy định của chính phủ kèm theo. Thì hãy liên lạc với nhà mạng để họ trực tiếp hỗ trợ cho bạn những thiết bị kích sóng hoặc thay đổi tần số cho khu vực bạn sinh sống.

Một lần nữa xin lưu ý các tổ chức, cá nhân tự ý lắp thêm thiết bị ngoại vi can thiệp hạ tầng viễn thông di động để tăng cường chất lượng sóng trong khu vực mình sinh hoạt hàng ngày, có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối các cuộc gọi hoặc rớt các cuộc gọi của các thuê bao di động của các mạng khác trong khu vực. Nguy hiểm hơn có thể gây tê liệt cho các mạng thông tin di động khác trong khu vực lân cận. Việc sử dụng các thiết bị kích sóng điện thoại là không cần thiết và vi phạm pháp luật hãy chắc rằng bạn có đủ chuyên môn và sự cho phép của chính quyền.

  • Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng bộ kích sóng Wifi Mercury 2 anten