Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì

TP - Đầu những năm 2000, các nhà khoa học Việt Nam đã từng tham gia dự án chế tạo chiếc máy bay mang thương hiệu Việt đầu tiên. Và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó cũng rất quan tâm tới dự án này.

Vào tháng 4/2003, khi Thủ tướng Chính phủ thời điểm đó là Phan Văn Khải ký công văn giao cho Hội Cơ học Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi thì cánh nhà báo phía Nam chúng tôi đã tìm kiếm cơ hội để được theo sát dự án.

May mắn cho chúng tôi là GS-TS Nguyễn Văn Đạo - Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam với vai trò chủ nhiệm dự án đã tỏ ra thông cảm với nhà báo và hết sức tạo điều kiện để cánh nhà báo tìm hiểu. Chính vì thế quá trình từng bước phát triển dự án, hầu như chúng tôi đều được chứng kiến.

Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của GS-TS Nguyễn Văn Thọ, chúng tôi đã được gặp gỡ và trao đổi các thành viên của dự án như GS-TSKH Nguyễn Xuân Hùng-Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới - người đã tập hợp nhiều kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TPHCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để tham gia thiết kế chế tạo máy bay.

Ông Vimar Nguyễn - người đã kết nối dự án với nhiều hãng sản xuất máy bay nhẹ quốc tế và là người đã đưa phi công Phạm Duy Long đi học lái máy bay nhẹ tại Canada…

Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì

(Từ trái qua) GS-TSKH Nguyễn Xuân Hùng, GS-TS Nguyễn Văn Đạo, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Vimar Nguyễn, phi công Phạm Duy Long

Chính vì dự án có sự tham gia của những người tâm huyết nên công việc nghiên cứu chế tạo máy bay đầu tiên tại Việt Nam do Hội Cơ học Việt Nam thực hiện mang tên VAM - 1 đã sớm hoàn thành. Tuy nhiên các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 lại kéo dài khá lâu do không có sự thống nhất giữa các cấp quản lý. Mãi đến tháng 7/2005 đề tài mới có giấy phép nghiệm thu đợt 1 và đến tháng 12/2005 nhóm dự án mới được phép chính thức bay thử nghiệm.

Ngày 8/12/2005 máy bay chiếc VAM-1 sơn cờ Việt Nam do phi công Phạm Duy Long đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong (Đồng Nai) với 3 lần cất hạ cánh hoàn hảo. Sau khi tiếp đất, nhiều người trong nhóm thực hiện dự án đã bật khóc bởi sau bao tâm huyết, dự án đã có thành công bước đầu.

Trưa ngày 12/12/2005, GS-TS Nguyễn Văn Đạo gọi điện cho chúng tôi, giọng ông rất vui: “Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa có lời mời nhóm chế tạo lắp ráp máy bay VAM-1 tới nhà chơi tối nay, tôi muốn các cậu tham gia luôn nhé”. Dĩ nhiên có cơ hội được gặp một nhân vật quan trọng như bác Võ Văn Kiệt thì sao chúng tôi lại chối từ được và sau đó, chúng tôi đã được gia nhập nhóm chế tạo lắp ráp máy bay VAM-1 tham dự cuộc gặp. Tại nhà riêng, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ngồi đó chờ đoàn.

Nguyên Thủ tướng chúc mừng nhóm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và bay thử nghiệm thành công chiếc máy bay VAM-1 của Hội Cơ học Việt Nam. Ông hỏi thăm từng người trong nhóm, từ GS-TS Nguyễn Văn Đạo là người đã quen biết từ lâu cho tới ông Vimar Nguyễn, phi công Nguyễn Duy Long. Ông cũng động viên khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục tìm tòi sáng tạo và thực hiện việc nghiên cứu chế tạo loại máy bay siêu nhẹ.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho biết sự thành công của chuyến bay thử nghiệm này đã góp phần khẳng định tài năng và trí tuệ của con người Việt Nam trong lĩnh vực hàng không đồng thời tạo điều kiện để xây dựng và phát triển máy bay siêu nhẹ trên thị trường Việt Nam. Ông cũng cho rằng trong thời gian sắp tới nhóm chế tạo cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự án VAM-2 để có thể hoàn thiện, đưa vào ứng dụng trong cuộc sống.

Nguyên Thủ tướng cũng cho biết trong những lần đi công tác quốc tế, ông cũng từng tìm hiểu vài loại máy bay nhẹ và mong những chiếc máy bay như thế sẽ có ở Việt Nam, để thuận tiện cho việc kết nối giao thông giữa các vùng xa xôi, khó khăn.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho biết sự thành công của chuyến bay thử nghiệm này đã góp phần khẳng định tài năng và trí tuệ của con người Việt Nam trong lĩnh vực hàng không đồng thời tạo điều kiện để xây dựng và phát triển máy bay siêu nhẹ trên thị trường Việt Nam. Ông cũng cho rằng trong thời gian sắp tới nhóm chế tạo cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự án VAM-2 để có thể hoàn thiện, đưa vào ứng dụng trong cuộc sống.

Báo cáo với nguyên Thủ tướng, GS-TS Nguyễn Văn Đạo cho biết chiếc máy bay VAM-1 do người Việt Nam thiết kế và chế tạo thành công đã tạo cơ hội cho Hội Cơ học Việt Nam quyết định sẽ chế tạo máy bay siêu nhẹ mang tên VAM-2 với các phụ tùng, trang thiết bị đều hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay là ngoại nhập.

Theo tính toán của các chuyên gia, chiếc VAM-2 sẽ là máy bay siêu nhẹ với trọng lượng khoảng 450 kg, với công suất động cơ 50 mã lực và tốc độ bay 140km/giờ và tầm bay 400km, có thể dùng xăng của xe ô tô. Chỉ cần khu đất rộng khoảng 1 ha với đường băng dài 200m là trở thành bãi đáp cho VAM-2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe ô tô mở ra một tiềm năng lớn như vận tải ở các vùng sâu, phun thuốc trừ sâu, cứu hộ cứu nạn khẩn cấp…

Tuy nhiên GS-TS Nguyễn Văn Đạo cũng cho rằng dự án chế tạo máy bay VAM hiện vẫn gặp những khó khăn về mặt pháp lý, đặc biệt là những quy định về việc sử dụng máy bay siêu nhẹ tại Việt Nam vẫn chưa có.

Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì

Máy bay VAM-1 cất cánh tại sân bay Nước Trong (Long Thành) ngày 8/12/2005

Chia sẻ với nhóm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho biết sẽ sớm trao đổi với những người có trách nhiệm để tạo điều kiện xây dựng các chính sách phù hợp cho việc nghiên cứu chế tạo máy bay nhẹ. Đồng thời ông Võ Văn Kiệt cũng đề nghị các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu chế tạo máy bay VAM cần xem xét, hỗ trợ cho các nhóm chế tạo máy bay khác để mọi người cùng góp sức hình thành những chiếc máy bay mang thương hiệu Việt. Nguyên Thủ tướng cũng vui vẻ chụp hình chung với cả nhóm.

Chia tay nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS-TS Nguyễn Văn Đạo nói với chúng tôi: “Có anh Sáu Dân quan tâm là chúng ta có thể tin tưởng dự án sẽ thành công. Vì tôi biết tính anh ấy từ lâu! Đã làm là làm tới cùng”.

Rồi những lần sau đó, GS-TS Nguyễn Văn Đạo cho biết nguyên Thủ tướng đã có thư gửi cho Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông và Bộ Khoa học- Công nghệ để đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án VAM phát triển tiếp tục. Và Hội Cơ học Việt Nam vẫn đang chuẩn bị các bước tiếp theo để có thể sớm thử nghiệm chiếc VAM-2.

Tuy nhiên, điều bất ngờ đáng buồn cho dự án máy bay VAM là năm 2006, GS-TS Nguyễn Văn Đạo đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Mất người chỉ huy đầy tài năng, uy tín và tâm huyết, dự án VAM đã gặp nhiều khó khăn và sau đó đã phải dừng lại.

GS-TSKH Nguyễn Xuân Hùng- người kế tục những công việc dang dở của GS-TS Nguyễn Văn Đạo cũng cố gắng tổ chức dự án một thời gian nhưng vì thiếu hành lang pháp lý nên công việc gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là người ủng hộ tinh thần cho dự án là nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã qua đời năm 2008, nhóm đã không tìm được tiếng nói đồng thuận từ các cấp quản lý nên cuối cùng dự án chế tạo máy bay VAM đã phải dừng lại.

Sáng 30/12, sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn lãnh đạo nhà nước từ Hà Nội đến dự lễ khánh thành.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tinh thần dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Sungroup trong lễ khai trương cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Sáng 30/12, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khai trương Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sau 30 tháng thi công. Quảng Ninh chính thức trở thành địa phương thứ 22 trong cả nước có sân bay dân dụng. Trong ngày khai trương, sân bay Vân Đồn sẽ đón chuyến bay đầu tiên chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn lãnh đạo nhà nước từ Hà Nội đến dự lễ khánh thành.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Đúng 8h50, máy bay A321 của Vietnam Airlines chở Thủ tướng và đoàn lãnh đạo nhà nước hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Sáng nay mưa nhỏ, trời rét, thời tiết tại Vân Đồn khoảng 10-11 độ C.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Là thành viên trẻ nhất trong hệ thống sân bay tại Việt Nam, sân bay Vân Đồn mang nhiều điểm đặc biệt. Đây là sân bay đầu tiên xây dựng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác rồi chuyển giao cho nhà nước (BOT). Công trình do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 7.463 tỷ đồng.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
2 xe cứu hỏa đã được bố trí sẵn cạnh đường băng sân bay Vân Đồn, chuẩn bị đón chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines hạ cánh. “Water salute” là một truyền thống của ngành hàng không, thường có sự tham gia của hai xe cứu hoả phun nước vào một chiếc máy bay đang chuẩn bị cất cánh hoặc vừa hạ cánh.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn lãnh đạo nhà nước đã có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn để dự lễ khánh thành.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại lễ khánh thành 3 công trình hạ tầng quan trọng theo hình thức đầu tư PPP. Ông cho biết 3 công trình cho chúng ta thấy được tư duy định hướng triển khai đầu tư của Đảng nhà nước.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Ông đánh giá cao tinh thần dám nghĩ dám làm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong vấn đề xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng. Quảng Ninh đã làm được việc này trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn nhiều khó khăn.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
"Chúng ta không chỉ nói với số lượng công trình mà còn nói tới chất lượng của công trình, thời gian, giá thành xây dựng. Tôi nghe các cơ quan phản ánh công trình làm nhanh, chất lượng tốt, mỹ thuật đẹp, nhất là về giá thành xây dựng. Các cơ quan nhà nước phải suy nghĩ về vấn đề này”, Thủ tướng nhận định và ghi nhận 3 công trình của Quảng Ninh với có phí chưa tới 20.000 tỷ, xây trong một thời gian ngắn.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
“Chúng tôi cũng đánh giá cao tinh thần dám nghĩ dám làm của tập đoàn Sun Group. Các đồng chí đã đầu tư các công trình có chất lượng cao ở mọi miền của tổ quốc. Chúng tôi đã đến Lào Cai - đỉnh cao của núi rừng. Chúng tôi đến Phú Quốc, Đà Nẵng. Các đồng chí làm các công trình với chất lượng dẫn đầu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì
Thủ tướng cũng bày tỏ sự cảm ơn nhân dân huyện Vân Đồn đã nhường bao nhiêu đất đai nhà cửa, thậm chí di dời mồ mả để dành đất cho công trình trong thời gian qua, không có ai khiếu nại. Điều đó thể hiện sự hài hòa lợi ích, trách nhiệm của chính quyền và người dân.
Thủ tướng Việt Nam đi máy bay gì

9h30, máy bay Boeing 787 của Vietnam Airlines chở đoàn khách thương mại từ TP.HCM hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn. Đây là chuyến bay dân dụng thứ 2 và là chuyến chở khách thương mại đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn.

Công trình gồm 22 hạng mục thuộc khu bay (đường băng, đường lăn, sân đỗ) và 27 hạng mục khu mặt đất. Cùng với cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng tàu hành khách quốc tế Hạ Long... cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là mảnh ghép mới nhất trong bức tranh hạ tầng giao thông hiện đại của tỉnh Quảng Ninh.

Nghi thức khai trương cảng hàng không quốc tế Vân Đồn Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, tập đoàn Sun Group ấn nút chính thức khai trương cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.