Tiêm ngừa phế cầu là gì

Tiêm ngừa phế cầu

Nhiễm phế cầu là một đe dọa thường trực đối với sức khỏe người lớn tuổi và người có nguy cơ cao. Tiêm ngừa phế cầu đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm nhẹ mối đe dọa này. Nhóm đối tượng chính được khuyên tiêm ngừa phế cầu là người > 65 tuổi  hoặc người có nguy cơ cao: bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải. Trẻ < 2 tuổi chống chỉ định tiêm ngừa phế cầu

Nội dung chi tiết

1.  Phế cầu là gì

2.  Phế cầu hiện diện ở đâu

3.  Phế cầu gây bệnh gì

4.  Tại sao nên tiêm ngừa phế cầu?

5. Tiêm ngừa phế cầu chỉ định cho ai

6. Tiêm ngừa phế cầu dùng vaccin nào

7. Tiêm ngừa phế cầu như thế nào

8.Tiêm ngừa phế cầu có tác dụng phụ không

1.  Phế cầu là gì

Phế cầu là một loại vi khuẩn (khác với virus) có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae.  Có dạng hình cầu, đường kính  0,5 – 1,25 mm, xếp thành hình cặp đôi – nên còn gọi là song cầu, bắt màu gram dương khi soi dưới kính hiển vi.

Tiêm ngừa phế cầu là gì

  

Tiêm ngừa phế cầu là gì

 Phế cầu có ít nhất 90 type huyết thanh khác nhau:

–        Phế cầu có type huyết thanh khác nhau sẽ có vỏ vi khuẩn có các thành phần hoá học khác nhau. 

–        Phế cầu có type huyết thanh khác nhau sẽ kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể khác nhau.

Tuy nhiên không phải type huyết thanh nào cũng gây bệnh ở con người. Trong số 90 type huyết thanh, 8 -10 type huyết thanh gây ra 2/3 trường hợp nhiễm phế cầu nặng ở người lớn

2.   Phế cầu hiện diện ở đâu?

Phế cầu thường trú ở vùng mũi họng trên người khỏe mạnh

(60% trẻ lớn và 30% người lớn)

Tiêm ngừa phế cầu là gì

3.   Phế cầu gây bệnh gì?

4.   Tại sao nên tiêm ngừa phế cầu?

              Bệnh nhân mãn tính rất dễ nhiễm phế cầu

Tiêm ngừa phế cầu là gì

Tiêm ngừa phế cầu là gì

Nhiễm phế cầu là yếu tố nguyên nhân thúc đẩy đợt cấp:

–        Nhiễm khuẩn hô hấp là yếu tố thúc đẩy hen và COPD vào cơn cấp trong 70 – 75% trường hợp.

–        60% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp là do Phế cầu, H.influenza, Moxarella cataralis.

Cùng với hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn hô hấp tái đi tái lại cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Tiêm ngừa phế cầu là gì

            Bệnh nhân mạn tính khi nhiễm phế cầu dễ tử vong

•          Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao, khi nhiễm phế cầu, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.

•          Nhóm nguy cơ được định nghĩa là:

–        Người có cơ địa suy giảm miễn dịch:

•          Đang được điều trị corticosteroid toàn thân kéo dài.

•          Đã cắt lách hoặc mất chức năng lách.

•          Nhiễm HIV, Ung thư máu, ung thư hạch.

•          Suy thận mạn tính, hội chứng thận hư.

–        Người có sức chịu đựng kém;

•          Người già > 65 tuổi.

•          Người mắc bệnh mạn tính.

              Nhiễm phế cầu là nguyên nhân gây tử vong quan trọng khi nhiễm cúm

             Trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009 tại Hoa Kỳ có một số trường hợp tử vong do cúm được  phát hiện có nhiễm phế cầu.

              Tiêm ngừa phế cầu có hiệu quả để giảm tỷ lệ nhiễm phế cầu

•          Hiệu quả trên bệnh nhân COPD và Hen suyễn:

–        Ngăn chặn hiệu quả 65% trường hợp nhiễm trùng phổi trên bệnh nhân COPD hoặc hen suyễn (USA, 1978 – 1992).

–        Ngăn chặn hiệu quả 76% trường hợp viêm phổi mắc phải trong cộng đồng trên bệnh nhân COPD < 65 tuổi (Tây Ban Nha, 1999 – 2004)

•          Hiệu quả trên các đối tượng khác:

–        Ngăn chặn hiệu quả 85 – 90% chủng phế cầu

–         ngăn chặn hiệu quả 90% các chủng phế cầu kháng kháng sinh.

5.  Tiêm ngừa phế cầu chỉ định cho ai?

•          Lớn tuổi > 65 tuổi.

•          Có bệnh mạn tính: tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, nghiệm rượu, dò dịch não tủy.

•          Lách bị cắt hoặc mất chức năng của lách: thiếu máu hồng cầu hình liềm, cắt lách.

•          Suy giảm miễn dịch: Nhiễm HIV, Ung thư máu, Ung thư hạch, Đa u tủy.

•          Suy thận mạn tính, hội chứng thận hư, ghép tủy hoặc ghép cơ quan, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch bao gồm cả corticoid dài ngày.

Chú ý : Vaccin phế cầu không khuyến cáo sử dụng cho trẻ < 2 tuổi

6.  Tiêm ngừa phế cầu dùng vaccin nào?

•          Vaccin phế cầu PNEUMO 23:

-        Chứa thành phần polysaccharide tinh khiết của vỏ vi khuẩn phế cầu thuộc 23 type huyết thanh khác nhau.:

-        Các type huyết thanh: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F

-        Các type huyết thanh này bao phủ được 85 – 90% các type huyết thanh hay gây bệnh do phế cầu.

-        Các type huyết thanh này cũng bao phủ được cả các type phế cầu kháng kháng sinh.

•          Một liều vaccin 0,5 ml có chứa 25 mg polyssachride tinh khiết của vỏ vi khuẩn phế cầu. 

7.  Tiêm ngừa phế cầu như thế nào?

•          Vaccin phế cầu PNEUMO 23:

-        Một liều 0,5 ml không  pha loãng.

-        Đường dùng: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

•          Thời gian tiêm:

-        Đối với người lớn: nhắc lại một mũi ít nhất mỗi 5 năm.

-        Đối với trẻ em từ 2 – 10 tuổi: nhắc lại mỗi 3 – 5 năm. 

8.  Tiêm ngừa phế cầu có tác dụng phụ không?

•          Thường gặp (tần suất 30 – 50%):

-        Đỏ sưng đau tại chỗ tiêm ngừa.

•          Thỉnh thoảng gặp ( tần suất 2%)

-        Sốt < 38,9oC

•          Hiếm gặp:

-        Nhức đầu,  sốt cao > 38,9oC.

-        Khó chịu , mỏi mệt.

-        Viêm hạch, dị ứng, nổi mề đay.

-        Đau khớp , đau cơ.

Tiêm ngừa phế cầu là gì

BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN

Bệnh phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng).


Tiêm ngừa phế cầu là gì

Phế cầu khuẩn (Nguồn Jupiter Images)

Vi khuẩn phế cầu gây ra nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm những bệnh nhiễm trùng thường gặp với tần suất cao như viêm tai giữa hoặc viêm xoang, và những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi), nhiễm trùng máu và viêm màng não (màng bao bọc xung quanh nhu mô não).

Bệnh do phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Bệnh phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh do phế cầu khuẩn?

Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi.

Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.


Tiêm ngừa phế cầu là gì

Trẻ nhỏ có nguy cơ cao
bị mắc bệnh do phế cầu

Các triệu chứng của bệnh do phế cầu?

Các triệu chứng của bệnh nhiễm phế cầu có thể mơ hồ và có thể thay đổi nặng nhẹhụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Viêm tai giữa (nhiễm trùng ở tai giữa) – đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt và bứt rứt;
  • Viêm xoang (nhiễm trùng ở xoang) – đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu;
  • Viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi) – sốt, ho, đau ngực và khó thở.
  • Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) – sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và ban ngoài da;
  • Viêm màng não (nhiễm khuẩn màng bao bọc xung quanh nhu mô não): sốt cao và đau đầu có thể xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, và lơ mơ ngủ gà. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng thần kinh cho trẻ.

Các khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin

Vắc-xin ngừa phế cầu được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng ở trẻ em và người lớn..

Vui lòng hỏi bác sĩ để biết lịch tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu tuỳ theo độ tuổi của trẻ.

Chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra. Những loại vắc-xin phế cầu hiện có không có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh, và không phải tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae đều có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vắc xin giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.

Những đối tượng khác cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh lý do phế cầu, và do đó việc tiêm vắc-xin cũng được khuyến cáo trên các đối tượng này. Vui lòng tư vấn bác sĩ về việc chủng ngừa

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin. Hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về những vấn đề bạn quan tâm và thông báo cho họ biết nếu bạn hoặc người thân của bạn xuất hiện các triệu chứng của các tác dụng phụ vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.

Hãy hỏi Bác sỹ của bạn ngay hôm nay về bệnh do phế cầu và giải pháp phòng ngừa để bảo vệ bé yêu của bạn!

Thông tin tham khảo:

Australian Government Department of Health and ageing, The Australian Immunisation Handbook, 10th edition, 2013, pp.317-337

http://www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/Handbook10-home

Tiêm ngừa phế cầu là gì

(được truy cập vào tháng 06/2013)

Tiêm ngừa phế cầu là gì


Page 2

Tiêm ngừa phế cầu là gì

Trẻ nhiễm phế cầu từ đâu?

Vi khuẩn phế cầu rất dễ lây lan qua đường hô hấp, bên cạnh đó tỷ lệ tử vong từ các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra rất cao (gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên thế giới1). Vì thế, tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ là điều cực kỳ cần thiết.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loài vi khuẩn cư trú vùng mũi họng, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng2. Với những người khỏe mạnh, sức đề kháng cơ thể rất tốt nên vi khuẩn không gây bệnh, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, do sức đề kháng cơ thể yếu, vi khuẩn phế cầu rất dễ tấn công và gây bệnh.
Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông-xuân3. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người4.

Nên chủ động phòng tránh mối nguy phế cầu khuẩn từ sớm

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và trẻ em là đối tượng chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn bởi các căn bệnh phế cầu.
Điển hình đầu tiên phải kể đến viêm phổi do phế cầu, bệnh đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong trên 50% ở trẻ nhỏ5. Trẻ viêm phổi do phế cầu khuẩn thường có biểu hiện: biếng ăn, khó thở, ho, sốt, lạnh, đau đầu.
Kế đến chính là viêm màng não, đây là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với tỷ lệ tử vong cao tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém và bị chứng đau đầu kéo dài6. Đối với viêm màng não do phế cầu khuẩn, các triệu chứng xuất hiện bao gồm trẻ sẽ nôn mửa, sốt, cứng cổ,... Nếu trẻ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể chịu nhiều di chứng nặng nề: Theo Hiệp Hội Nghiên cứu bệnh Viêm màng não vào tháng 5/2014, cứ 5 người thì có 1 người bị mất thính lực mức độ trung bình hoặc nặng7.

Tiêm ngừa phế cầu là gì

Các bậc phụ huynh nên lưu ý các triệu chứng xuất hiện ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời

Từ những hậu quả kể trên có thể thấy vi khuẩn phế cầu không chỉ là mối đe doạ đối với sức khoẻ của trẻ mà còn là gánh nặng to lớn đối với gia đình, xã hội và ngành y tế. Cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh do phế cầu cho trẻ từ sớm. Tiêm ngừa là một trong những biện pháp hữu hiệu và dễ thực hiện để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra. Cha mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ chích nhắc đầy đủ, đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiêm ngừa phế cầu là gì

Cho trẻ tiêm ngừa vắc-xin phế cầu từ sớm là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả

Bên cạnh tiêm ngừa vắc-xin, việc giữ ấm cơ thể bé trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là những cách có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.

Box thông tin:

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên website http://tiemngua.com.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TP.HCM.

Thông tin tham khảo: (1) WHO Position paper – Wkly Epidemiol Rec 2012; 87(14):129-144 (2) http://nihe.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giam-sat-va-phong-chong-dich-benh/thuong-quy-va-huong-dan-ky-thuat-xet-nghiem/phe-cau-khuan-spneumoniae-c12310i14599.htm (19/7/2015) (3) Bệnh phế cầu khuẩn, Uỷ ban y tế cộng đồng Boston (4) https://www.cdc.gov/pneumococcal/about/risk-transmission.html (5) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm (6) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm (7) http://www.meningitis.org/disease-info/types-causes/pneumococcal (Last updated May 2014)

Code: VN/SYN/0044/17 Ngày: 22/09/2017