Tiêu chuẩn hóa lao động du lịch theo ngành nghề năm 2024

Nguồn nhân lực du lịch phổ thông chưa qua đào tạo phong phú nhưng tìm lao động được đào tạo bài bản, đúng ngành, có chất lượng lại khó khăn.

Tiêu chuẩn hóa lao động du lịch theo ngành nghề năm 2024

ThS Nguyễn Thị Diễm Tuyết, phó trưởng khoa du lịch Trường đại học Văn Hiến, trình bày tham luận tại hội thảo ngày 28-10 - Ảnh: THU GIANG

Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết - phó trưởng khoa du lịch Trường đại học Văn Hiến - tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế ngành du lịch: Hiện trạng và giải pháp” diễn ra sáng 28-10.

Chưa đáp ứng được trình độ ngoại ngữ

Thông tin tại hội thảo cho thấy nguồn nhân lực du lịch trong nước đã được quan tâm với 192 cơ sở đào tạo.

Bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết cho hay nhiều trường đã có chương trình đào tạo sau đại học, đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa ngành để người học có thể tự tin làm việc tại các vị trí chuyên gia, quản lý điều hành du lịch. Lực lượng lao động trẻ đáp ứng được một phần số lượng và chất lượng nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, nhân lực lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, nhất là với các ngoại ngữ hiếm. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị cũng chưa tương xứng với yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch.

“Chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục còn chưa cao, thiếu tính thực tiễn… Các doanh nghiệp phải đào tạo lại cho phù hợp với văn hóa và tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp” - bà Diễm Tuyết đánh giá.

Nhiều đề xuất cho nhân lực du lịch

Tiêu chuẩn hóa lao động du lịch theo ngành nghề năm 2024

Phiên thảo luận làm rõ các vấn đề về công tác đào tạo và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch của TP.HCM và Việt Nam - Ảnh: THU GIANG

Trước những thách thức về nhân lực ngành du lịch, GS.TS Trương Quang Vinh - phòng quan hệ quốc tế - quan hệ doanh nghiệp và công tác sinh viên, Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An - đề xuất mô hình đào tạo nhân lực dựa trên năng lực và nhu cầu thị trường, qua đó mang lại lợi ích cho cơ sở đào tạo - sinh viên - doanh nghiệp du lịch.

Cụ thể, quá trình đào tạo cần có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp mà trong đó, cơ sở đào tạo cần chủ động tăng cường khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp du lịch cũng tham gia đào tạo như một hình thức đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng do chính mình đào tạo một phần. Sinh viên tự nâng cao năng lực theo nhu cầu nghề nghiệp và nắm bắt các cơ hội từ sự hợp tác của nhà trường và doanh nghiệp.

Cần áp dụng bộ tiêu chuẩn VTOS

Bà Nguyễn Thị Diễm Tuyết khuyến nghị các cơ sở đào tạo cần áp dụng bộ tiêu chuẩn VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) trong giảng dạy nhằm tiêu chuẩn hóa nhân lực du lịch.

Theo đó, chương trình đào tạo cần “mở” và “linh hoạt”, đồng thời đảm bảo thời gian thực hành đạt từ 70 đến 75%. Đánh giá, kiểm tra triển khai trên cơ sở năng lực gồm cả ba yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cuối cùng, cần có sự kết nối giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch và đầu tư về cơ sở vật chất.

Muốn chuẩn hóa một ngành nghề, người ta thường dùng đến tiêu chuẩn ISO. Thế thì tại sao lại không có một ISO riêng của ngành du lịch?

Tiêu chuẩn hóa lao động du lịch theo ngành nghề năm 2024

Chuyên nghiệp từ những điều nhỏ nhất

Chia sẻ với hội thảo “Chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch”, tiến sỹ kinh tế Trần Đình Thiên kể câu chuyện một chuyên gia Nhật sang Việt Nam dự hội thảo đã rất ngạc nhiên khi thấy mấy anh lái taxi Việt “thiếu tiền lẻ ghê gớm”: “hầu như cuốc nào ông đi họ cũng bảo không có tiền trả lại. “Vài ngàn còn đỡ, chứ với khách nước ngoài “nhiều anh thiếu tiền lẻ đến mức không có 50.000 đồng trả lại cho khách thì …mất uy tín cho Việt Nam quá”, tiến sỹ Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Nói về sự chuyên nghiệp hóa trong du lịch Việt Nam, Phó Giám đốc Sở du lịch Đà Nẵng- bà Trương Thị Hồng Hạnh cũng đã phát biểu trong buổi Hội thảo này rằng: “Chúng ta cần nâng cao nhận thức về sự chuyên nghiệp trong làm du lịch trên tất cả mọi lĩnh vực, từ những người đầu tiên tiếp xúc với khách như người bán hàng rong, lái xe taxi… Để chuyên nghiệp, chỉ ngành du lịch thôi không đủ và không đồng bộ”. Là bởi ấn tượng đầu tiên của một du khách khi đến với Việt Nam không phải là biển bạc rừng vàng mà chính là thái độ niềm nở của nhân viên hải quan, sự chu đáo của cô nhân viên lễ tân khách sạn hay anh lái xe taxi.

Cùng quan điểm này, ông Hoàng Việt Cường – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group cũng khẳng định: “Chúng ta hoàn toàn có thể xây những khu du lịch tầm cỡ, những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Nhưng có một việc mà kể cả những “người khổng lồ” trên thế giới trong lĩnh vực du lịch cũng không thể làm giúp chúng ta được, đó là tạo đẳng cấp, chất lượng ngay từ ý thức làm du lịch, ý thức, thái độ phục vụ trong ngành du lịch”.

Từ nhiều năm qua những khu du lịch của Sun Group trên khắp Việt Nam đã triển khai những hoạt động này. “Tại Sun World Ba Na Hills, chúng tôi xây dựng riêng một quy trình đón khách khuyết tật. Một anh bảo vệ, một chị lao công, một nhân viên hướng dẫn cáp, hay chị bán vé, ai cũng sẵn sàng trở thành “người nhà” của những người khuyết tật, để dẫn họ đi khắp khu du lịch, đưa họ qua những đoạn đường khó đi, hoặc là cõng họ lên cáp treo… Xe lăn được đặt trong tất cả các nhà ga, để người khuyết tật có thể dễ dàng tới được nơi mình muốn. Chỉ cần họ băn khoăn, hướng mắt tìm sự trợ giúp, sẽ có nhân viên của Sun World Ba Na Hills chạy đến, kịp thời giúp đỡ”, ông Cường cho biết.

Ở Sun World Fansipan Legend có những ngày xanh Fansipan để CBNV cùng nhau làm sạch môi trường quanh khu du lịch, hàng tuần có một nhóm đu dây nhặt rác ở quanh đỉnh Fansipan. Tại tất cả các khu du lịch mang thương hiệu Sun World đều có tủ đồ thất lạc, để du khách có thể tìm thấy những món đồ mình bỏ quên, hoặc là những người nhặt được đồ thất lạc có thể liên hệ trả lại người đánh mất. Rất nhiều du khách ấn tượng với hệ thống các khu vui chơi giải trí mà Sun Group quản lý trên khắp Việt Nam. Anh Nguyễn Hoàng Dương, một du khách ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đã không ngớt lời khen khi trở về từ Sun World Fansipan Legend: “Từ lúc đặt chân đến lúc rời khỏi khu du lịch, đi đâu tôi cũng được nhân viên đón chào niềm nở. Cách họ cúi người nói “xin chào” khiến tôi có cảm giác mình đang đi du lịch ở Nhật Bản. Rất thích cách phục vụ ở khu du lịch này”.

ISO hóa du lịch Việt- tại sao không?

Chuyên nghiệp hóa du lịch Việt Nam là bài toán không khó giải, nhưng nó cần một quy chuẩn, một công thức, và cả quyết tâm mạnh mẽ. Nói như Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái thì: “Tổng cục du lịch cần thiết kế một bộ ISO của du lịch cho một tour từ A đến Z, từ việc quảng bá du lịch cho đến những bước như đăng ký đặt vé máy bay, tới sân bay, tới cửa khẩu, đến taxi tới khách sạn, ăn uống, điểm tham quan, mua sắm vui chơi giải trí rồi quay trở lại khách sạn, trở lại sân bay. Thiết kế một lộ trình trọn vẹn, chỉ ra những yêu cầu chuẩn phải đạt được là gì, ai chịu trách nhiệm và phương pháp quản lý ra sao, phối hợp với ai, thế nào…”.

Nhưng trước khi chờ đến một bộ quy chuẩn ISO như thế, có lẽbản thân những người làm du lịch có tầm, có tâm cũng đã tự đề ra ISO cho chính mình. Như thế, chẳng mấy nỗi chúng ta có thể đảo ngược tình thế, biến con số hơn 80% du khách không muốn quay lại Việt Nam thành hơn 80% du khách muốn quay lại Việt Nam nhiều lần nữa.

Ngành du lịch có những nghề gì?

Về cơ bản du lịch có những ngành chính sau:.

Ngành Quản trị khách sạn. Ngành Quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hợp lý và hiệu quả. ... .

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. ... .

Kinh tế du lịch. ... .

Truyền thông & Marketing du lịch dịch vụ ... .

Hướng dẫn viên du lịch..

Thích đi du lịch một mình thì làm nghề gì?

Dưới đây là một vài nghề nghiệp khác dành cho các bạn trẻ yêu thích du lịch có thể tham khảo và theo đuổi:.

Chuyên viên marketing du lịch..

Nhân viên kinh doanh du lịch..

Chuyên viên tổ chức sự kiện..

Phóng viên, biên tập viên..

Nhiếp ảnh gia..

Điều hành tour..

Phiên dịch viên, v.v..

Ngành du lịch năm nay lấy bao nhiêu điểm?

Ngành Du lịch lấy bao nhiêu điểm? Theo kết quả xét tuyển đại học năm 2023, điểm chuẩn ngành Du lịch dao động ở khoảng 16 điểm đến 35 điểm. Trong đó, mức điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (35,65 điểm).

Nhân lực ngành du lịch là gì?

Nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (Mạnh và Chương, 2006). Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,…