Top các nước phát triển nhất châu á năm 2024

Đây là những thị trường có tỷ trọng đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển) lớn. Ngoài ra, mỗi thị trường lại có một thế mạnh về công nghệ thông tin, và hệ sinh thái khởi nghiệp. Trang Insider Money đã lựa chọn 5 thị trường nổi bật sau và điểm ra một số thế mạnh lớn nhất của mỗi thị trường.

SỐ 5: ĐÀI LOAN

Tỷ trọng R&D trong GDP năm 2020: 3,63%

Đài Loan (Trung Quốc) được xem là một trong những quốc gia tiên tiến nhất ở Châu Á. Tỷ trọng GDP dành cho R&D ở Đài Loan vào năm 2020 là một con số đáng kể, chiếm 3,63% GDP.

Một trong những đặc điểm nổi bật khiến Đài Loan trở nên có danh tiếng là việc thống trị ngành công nghiệp chip thế giới. Công ty TSMC ở Đài Loan có thị phần toàn cầu là 53% tính đến năm 2022, dễ dàng vượt qua bất kỳ công ty sản xuất chip nào khác trên hành tinh. Các công ty công nghệ lớn khác ở Đài Loan bao gồm ASE Group và United Microelectronics Corporation.

SỐ 4: HỒNG KÔNG

Tỷ trọng R&D trong GDP 2020: 0,99%

Hồng Kông (Trung Quốc) đã chi 0,99% GDP vào năm 2020 cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển. Do đó, Hong Kong có một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh, tăng trưởng 12% vào năm 2021, lên 3.755 công ty.

Đáng chú ý trong số các công ty khởi nghiệp này là Insilico, một công ty phát triển thuốc và dấu ấn sinh học dựa trên máy học. Ngoài ra, Ascentage Pharma là công ty phát triển các loại thuốc phân tử nhỏ để điều trị ung thư.

SỐ 3: SINGAPORE

Tỷ trọng R&D trong GDP 2019: 1,89%

Singapore là một quốc gia ở Đông Nam Á có tốc độ phát triển cao. Singapore đã chi 1,89% GDP năm 2019 cho Nghiên cứu và Phát triển. Lĩnh vực Khoa học & Công nghệ ở Singapore đang phát triển mạnh mẽ, với hơn 2000 đơn xin cấp bằng sáng chế do cư dân của đất nước nộp vào năm 2021.

Đây cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã triển khai thực tế các công nghệ mới như người máy ở quy mô lớn. Reuters cho biết Singapore có 605 robot trong lực lượng lao động trên 10.000 người.

Singapore từ lâu đã được coi là cường quốc của lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới ở châu Á nhờ sự ổn định và các chính sách kinh doanh thuận lợi. Mặc dù có quy mô và dân số nhỏ, nhưng Singapore vẫn giữ được danh tiếng là trung tâm kinh doanh và đã thiết lập các liên kết thương mại quốc tế có lợi nhuận.

Tính đến năm 2022, Singapore là nơi có gần 10.000 công ty khởi nghiệp, trong đó Trax là một trong những công ty đáng chú ý nhất, cung cấp phần mềm thị giác máy tính cho các nhà bán lẻ.

SỐ 2: HÀN QUỐC

Tỷ trọng R&D trong GDP 2020: 4,81%

Hàn Quốc là một trong những quốc gia tiên tiến nhất ở Đông Á. Quốc gia này đã chi 4,81% GDP cho Nghiên cứu và Phát triển, điều này rất quan trọng vì đóng góp toàn cầu của quốc gia này cho R&D ở mức gần 7% vào năm 2019, cao hơn đáng kể so với hầu hết các quốc gia.

Trong kết quả Global KTI năm 2019, đóng góp của Hàn Quốc cho phát triển máy tính và điện tử là 9%, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia đổi mới nhất ở châu Á cũng như trên thế giới.

Một số công ty sản xuất công nghệ đáng chú ý nhất của Hàn Quốc là Samsung và LG. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc cũng là một trong những hệ sinh thái tinh vi nhất trên thế giới. Theo Tracxn, một công ty theo dõi khởi nghiệp hàng đầu, Hàn Quốc là quê hương của gần 7.000 công ty khởi nghiệp tính đến năm 2022.

SỐ 1: NHẬT BẢN

Tỷ trọng R&D trong GDP 2020: 3,26%

Nhật Bản là quốc gia tiên tiến nhất ở châu Á, nhờ vào sự phát triển con người rất cao, quy mô GDP năm 2021 là 5,1 nghìn tỷ USD và tỷ lệ R&D cao cũng như tỷ lệ Global KTT.

Sản lượng toàn cầu của Nhật Bản trong các ngành thâm dụng tri thức và công nghệ cao thứ ba trên thế giới vào năm 2019 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, ở mức 8%.

Nhật Bản là nhà sản xuất rô-bốt hàng đầu thế giới, chiếm 45% sản lượng rô-bốt công nghiệp trên thế giới theo Liên đoàn Người máy Quốc tế.

Các công ty sản xuất robot lớn nhất của Nhật Bản bao gồm Toshiba, Toyota, Honda, Denso Corporation, FANUC và Epson cùng nhiều công ty khác. Theo Tracxn, tính đến năm 2022, Nhật Bản là nơi có gần 6.000 công ty khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp công nghệ cao đáng chú ý nhất của Nhật bao gồm JOLED, iSpace, Synspective và Astroscale.

Nhờ quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc và khả năng tiếp cận các thị trường khác, các công ty châu Á đã tăng trưởng về sản lượng và sự nổi bật. Nhưng họ nổi trội ở lĩnh vực nào?. Sử dụng dữ liệu từ Viện Toàn cầu McKinsey, đã cho thấy được tỉ trọng của các công ty châu Á trong số 3.000 công ty hàng đầu thế giới, chia theo ngành, doanh thu và tỉ lệ bằng sáng chế.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 3.000 công ty hàng đầu trên toàn cầu, các công ty châu Á chiếm ưu thế nhất trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, thế mạnh của khu vực là ở các ngành như điện tử tiêu dùng, điện tử công nghiệp, xe điện và chất bán dẫn.

Đối với nhiều nước châu Á, sản xuất là trụ cột của nền kinh tế. Tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, lĩnh vực sản xuất chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế. Tại nền kinh tế lớn thứ 13 châu Á, Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội.

Tuy nhiên, sản xuất không phải là tất cả những gì châu Á được biết đến nữa. Dưới đây là danh sách đầy đủ thị phần của các công ty hàng đầu châu Á trong các ngành công nghiệp khác nhau:

Top các nước phát triển nhất châu á năm 2024

Một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh khác mà các công ty châu Á đang phát triển mạnh là lĩnh vực dịch vụ internet tiêu dùng. Châu Á là nơi có một nửa số người dùng internet trên thế giới, điều này đang thúc đẩy sự đổi mới trong ngành dịch vụ trực tuyến của khu vực.

Và mặc dù châu Á chỉ là nơi có 22% công ty thương mại điện tử nằm trong Top 3.000, nhưng những công ty này lại chiếm tới 50% số bằng sáng chế được cấp.

Châu Á tất nhiên là một nơi rộng lớn và vì lý do này McKinsey chia khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành 5 “châu Á” riêng biệt để có cái nhìn chi tiết hơn. Phần lớn, họ sử dụng các nhóm quốc gia của Liên Hiệp Quốc ở đây, mặc dù McKinsey lưu ý rằng, loại trừ các khu vực Tây Á (tức là Trung Đông) do có sự khác biệt với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương khác:

  • Châu Á tiên tiến: GDP bình quân đầu người cao, đô thị hóa và kết nối. Bao gồm Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc và Singapore.
  • Trung Quốc: 18% GDP và dân số toàn cầu.
  • Châu Á mới nổi: Đông Nam Á, kết nối khu vực và thương mại mạnh mẽ, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia khác.
  • Ấn Độ: 18% dân số toàn cầu nhưng chỉ chiếm 3% GDP toàn cầu. Biên giới châu Á: Bao gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và các quốc gia khác.

McKinsey lưu ý rằng khu vực này hội nhập về kinh tế - không có sự quản lý chính trị chính thức và mặc dù đôi khi có mâu thuẫn với nhau về mặt lãnh thổ với 59% thương mại châu Á được thực hiện với các nước châu Á khác.

Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy châu Á 2023?

Theo đó, CEBR dự báo quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt trong 14 năm tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.

Việt Nam và Thái Lan ai giàu hơn?

Cụ thể, năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD và quy mô GDP của Thái Lan đạt khoảng 536,16 tỷ USD. Theo đó, GDP của Thái Lan gấp khoảng 1,32 lần GDP của Việt Nam.

Việt Nam giàu thứ mấy thế giới 2023?

Về xếp hạng quy mô kinh tế trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 37, đồng thời, theo dự đoán của IMF, nước ta sẽ đạt đến vị trí thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế trong năm 2023. Cụ thể, mức GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%.

Việt Nam là nước giàu thứ mấy châu Á?

Từ đó, Insider Monkey đưa ra danh sách 21 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có nhất châu Á, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 16 với tổng tài sản năm 2021 là 985 tỷ USD.