Văn lớp 8 lựa chọn trật tự từ trong câu năm 2024

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

A. Kiến thức cơ bản bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

1. Định nghĩa:

- Trong một cây có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

- Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp

2. Tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (Như sắp xếp theo thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình từ quan sát của người nói)

Ví dụ: Nhà em gồm 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.

Hôm qua, em lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo và học bài.

-Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

-Liên kết câu này với câu khác trong văn bản.

Ví dụ: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù, hắn coi là thường.

-Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

Ví dụ: Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

B. Bài tập vận dụng bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới có tác dụng gì?

  1. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

b.

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng.

(Tố Hữu)

c.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

  1. Ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...
  1. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.
  1. Ruộng, tôi có năm sào. Tiền, tôi có rất nhiều.
  1. Quần áo được tôi giặt rồi.
  1. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. (Nam Cao)
  1. Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

Hướng dẫn làm bài

  1. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp theo thứ tự tăng dần)
  1. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp hành động dã man của giặc)
  1. Nhấn mạnh những địa danh làm nên chiến thắng lừng lẫy
  1. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp từ vui đến buồn)
  1. Nhấn mạnh hành động nhân vật
  1. Nhấn mạnh nhằm tác dụng khoe khoang
  1. Nhấn mạnh hành động quần áo do tôi giặt
  1. Nhấn mạnh làm nổi bật tầm quan trọng của thẻ và hình đều bị người ta giữ.
  1. Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang (từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu).

Với nội dung bài Lựa chọn trật tự từ trong câu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về định nghĩa, tác dụng của việc thể hiện thứ tự trong câu....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

  • Văn lớp 8 lựa chọn trật tự từ trong câu năm 2024
    Siêu sale Tết Shopee


Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu

  • Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (siêu ngắn)
  • Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (ngắn nhất)
  • Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (cực ngắn)

Bài 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm

- Tầm quan trọng của sự việc.

Quảng cáo

b, Trật tự từ trong câu thể hiện:

- Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.

- Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương

Bài 2 ( trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Quảng cáo

a, Cụm từ in đậm Ở tù được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.

b, Cụm từ "Vốn từ vựng ấy" được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.

C, Cụm từ " Còn một trâu và một thúng gạo" là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.

d, Cụm từ "Trong mười năm ấy" và " trong sự thắng lợi ấy" nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

Bài 3 ( trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Bài thơ Qua Đèo Ngang tác giả bà Huyện Thanh Quan có sử dụng cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh vật, con người và nhấn mạnh tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.

b, Nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

Quảng cáo

Bài 4 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Câu ( a) chỉ đơn thuần chỉ là kể chuyện, không nhấn mạnh vào bất kì một từ ngữ nào nên chủ yếu kể về một sự việc được chứng kiến.

Câu ( b) có đảo "trịnh trọng" lên trước chủ ngữ nên bộ phận này được nhấn mạnh vì thế câu này không phải chỉ chú ý đến sự việc được kể mà còn chú ý nhấn mạnh thái độ xuất hiện của đối tượng trong lời kể.

Bài 5 ( trang 124 sgk Ngữ văn):

Sở dĩ tác giả sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:

- Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

- Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.

Bài 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Quảng cáo

Có sự thật không thể phủ nhận được rằng cuộc sống ngày càng bận rộn lại khiến người trẻ trở nên lười vận động. Nếu bạn biết rằng việc ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Hoặc dễ nhận thấy hơn chính là việc trở nên mệt mỏi, hay cáu gắt, stress nặng… Chỉ cần bạn dành ra 30- 45 phút để đi bộ bạn sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ. Đi bộ giúp tăng chức năng miễn dịch, tốt cho tim mạch, giảm đau nhức xương khớp chống lại sự ảnh hưởng của các gen thúc đẩy tăng trọng lượng cơ thể. Đi bộ quả là một trong số những cách đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả và là môn thể dục lý tưởng cho mọi người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
  • Chương trình địa phương (phần văn)
  • Chữa lỗi diễn đạt
  • Viết bài tập làm văn số 7
  • Tổng kết phần văn

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
  • Văn lớp 8 lựa chọn trật tự từ trong câu năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Văn lớp 8 lựa chọn trật tự từ trong câu năm 2024

Văn lớp 8 lựa chọn trật tự từ trong câu năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 hay nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lựa chọn trật tự từ trong câu là gì?

Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó, như: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.