Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Năm 2021, ảnh hưởng nhiều tác nhân dich bệnh nhưng giá chồn hương hiện nay vẫn không hề giảm nhiệt, thậm chí còn tăng mạnh hơn so với trước

Nuôi chồn hương có nhiều ưu điểm

Ở vùng Đất Mũi – Cà Mau chuyên làm nông nghiệp với các nghề nuôi rắn mối, kỳ đà, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao và khả năng hao tổn lớn. Sau đó, các hộ chăn nuôi chuyển sang nuôi chồn hương. Thời gian đầu nuôi ít, tầm 6-10 con giống. Sau dần 2-3 năm số lượng cứ thế tăng nhanh chóng gấp 3 lần so với số lượng ban đầu.

Việc nuôi chồn hương có nhiều ưu điểm:

  • Việc chăm sóc ít tốn thời gian
  • Nguồn thức ăn ít tốn kém: chuối, cháo nấu hoặc cá tạp dễ tìm kiếm
  • Chồn sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ từ 2-3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 2-4 con.
  • Thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành
  • Con giống dễ thích nghi với các điều kiện, môi trường khí hậu tại địa phương

Thực tế năm 2021, giá chồn hương hiện nay tại Cà Mau

Chồn hương bị chết hàng loạt vì bệnh thương hàn

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển là địa phương có nhiều hộ dân nuôi chồn hương, với 70 hộ nuôi, tổng đàn khoảng 1.550 con. Chồn hương là loài có giá trị kinh tế, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024
Chồn hương được nuôi nhiều ở xã Tân Ân Tây – Ngọc Hiển – Cà Mau

Tuy nhiên vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 đã xảy ra hiện tượng chồn hương chết hàng loạt vì bệnh thương hàn.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cho biết: Chồn hương là loài hoang dã, người dân mới chỉ nuôi vào khoảng 10 năm trở lại đây, các phòng chuyên môn của tỉnh Cà Mau chưa có nghiên cứu sâu về phương pháp nuôi. Do đó, khi xảy ra dịch bệnh các loài chồn hương chết hàng loạt, gây tổn thất nghiêm trọng đến người nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thái Ngọc Thắng – Trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Từ khi phát hiện dịch bệnh, Trạm và Phòng NNPTNT kết hợp với địa phương xuống địa bàn kiểm tra. Qua rà soát thông tin từ các hộ thì chúng tôi nghi chồn hương chết do bệnh thương hàn”.

Cũng theo ông Thắng, ngành chuyên môn cũng khuyến cáo người dân cần tiêu độc khử trùng, bổ sung men tiêu hóa và thức ăn phải là thức ăn chín; tuyệt đối không cho chồn ăn cá sống.

Giá chồn hương hiện nay tăng cao ngất ngưỡng

Giá chồn hương thương phẩm xuất bán dao động từ 1,8 – 2,1 triệu đồng/kg, trọng lượng đạt tiêu chuẩn để xuất chuồng từ 3 – 4kg/con. Giá chồn giống khoảng mức 10 triệu đồng/con.

Mặc dù năm nay ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên giá chồn vẫn ở mức ổn định, thậm chí cao hơn năm trước. Chồn có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, thị trường tiêu thụ rộng và sức hút lớn với người dùng.

\> Tham khảo bảng giá chồn hương tại đây!

Việc giá chồn hương hiên nay tăng góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi trong thời điểm hiện tại. Theo dự đoán của các hộ chăn nuôi, khả năng cao giá chồn sẽ còn tăng nhẹ 5-10% vào thời điểm cuối năm.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Nên lựa chọn chồn hương thương phẩm như thế nào để đảm bảo chất lượng?

Hiện nay, trong địa bàn tỉnh Cà Mau có một số nguồn chồn hương thịt bán ra bị bệnh dịch tả khó phân biệt. Do đó, bạn cần cân hợp tác với đơn vị uy tín để đảm bảo nguồn chồn hương thương phấm. Đối với mua lẻ, bạn cần quan sát chồn nuôi trước khi mua/nhận hàng.

Clip: Anh Nguyễn Bá Kiên (xóm Bến 2, xã Đắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) nói về mô hình nuôi cầy hương. Cầy hương là con đặc sản, người nuôi chỉ tốn chi phí nhiều vào mua cầy hương giống còn chi phí thức ăn không nhiều.

Trước đây, anh Nguyễn Bá Kiên đầu tư trang trại để trồng nấm, nhưng do không hiệu quả nên anh đã nghiên cứu mô hình kinh tế mới.

Cuối năm 2017, đầu năm 2018, anh Kiên quyết định thử nghiệm một mô hình kinh tế mới lạ với suy nghĩ "nuôi con gì lạ sẽ cho lợi nhuận cao hơn". Sau khi tham quan mô hình ở nhiều nơi, anh quyết định nuôi cầy hương vì nhận thấy nguồn lợi kinh tế mà mô hình mang lại cao hơn hẳn.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Anh Kiên nhận thấy mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít rủi ro. (Ảnh: Hà Thanh)

Ban đầu, anh Kiên mua 10 đôi cầy hương giống từ một số tỉnh như Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang với giá 10-15 triệu đồng/đôi. Sau một thời gian nuôi hiệu quả, anh quyết định đầu tư thêm số lượng con giống và mở rộng diện tích chuồng trại.

Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào nuôi cầy hương, anh Kiên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua cầy hương giống tương đối lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi cầy hương...

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Anh Kiên hiện đang có 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị. (Ảnh: Hà Thanh)

Anh Kiên cho biết, anh chủ yếu tự mày mò cách nuôi cầy hương, kỹ thuật nuôi cầy hương, chăm sóc và tìm hiểu nguồn thức ăn cho cầy hương.

Theo anh Kiên, điều quan trọng khi mua cầy hương giống là phải nhận diện được thể trạng cầy hương giống.

Cầy hương chủ yếu bị hai loại bệnh chính là tiêu chảy và bỏ ăn. Hai bệnh này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa.

Do đó, theo anh Kiên, khi nuôi cầy hương cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn đầu vào và kết hợp cho ăn men tiêu hóa.

Hiện nay, anh Kiên nuôi cầy hương chủ yếu bằng hoa quả gồm chuối chín và mít. Ngoài ra, anh có bổ sung thêm lượng nhỏ tinh bột và phụ phẩm khác.

Anh Kiên cho biết, cầy hương là loài động vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Cầy hương hoạt động chủ yếu vào ban đêm, còn ban ngày dành phần lớn thời gian để ngủ. Do vậy cầy hương ăn rất ít vào ban ngày.

Hiểu được tập tính của loài cầy hương, mỗi ngày, anh Kiên chỉ cho cầy hương ăn hai bữa gồm bữa phụ vào buổi sáng và bữa chính vào buổi tối.

Chi phí thức ăn cho cầy hương tương đối ít, tính trung bình chỉ khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Cầy hương chủ yếu hoạt động về ban đêm và ngủ vào ban ngày. (Ảnh: Hà Thanh)

Ngoài nuôi cầy hương thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng, anh Kiên còn nuôi cầy hương bố mẹ để sinh sản.

Thông thường khoảng sau 1 năm tuổi, khi cầy hương đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi năm, cầy hương mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 5 con.

Thời điểm được lựa chọn để ghép đôi giữa cầy hương đực và cầy hương cái là từ tháng Giêng đến tháng 7 hằng năm.

Một con cầy hương đực thường sẽ được ghép đôi với 3 con cầy hương cái để đảm bảo sức khỏe cho con đực.

Đặc điểm nhận biết khi con cầy hương cái đến thời kỳ sinh sản đó là bộ phận sinh dục có màu hồng đỏ. Sau khoảng 3 – 4 ngày ghép đôi, người nuôi sẽ tách con cầy hương đực.

Sau 2 tháng mang thai, cầy hương cái sẽ sinh nở. Đối với lứa đầu của năm, sau 40 – 45 ngày tuổi, cầy hương con được tách ra khỏi mẹ để con mẹ nhanh động dục và bước vào kỳ sinh sản tiếp theo.

Đến lứa thứ hai thì người nuôi để con cầy hương non ở với mẹ trong khoảng 60 ngày mới tiến hành tách con.

Anh Kiên sẽ lựa chọn những con cầy hương đạt để nuôi khoảng 5 – 6 tháng rồi bán giống với trọng lượng khoảng 3kg. Những con cầy hương còn lại sẽ được nuôi tiếp đến khi đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg thì bán thịt với giá 2 triệu đồng/kg.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Mỗi con cầy hương được nhốt riêng biệt để tiện cho việc chăm sóc. (Ảnh: Hà Thanh)

Anh Kiên cho biết, trung bình một con cầy hương trưởng thành sẽ có trọng lượng tối đa khoảng 8-10kg, có con cầy hương đực trọng lượng tới 12kg. Thời gian sinh sản của con cầy hương cái kéo dài khoảng 10 năm.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Kích thước chuồng nuôi được anh Kiên thiết kế thuận tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh (Ảnh: Hà Thanh)

Hiện tại, với diện tích khoảng 200m2 trang trại, anh Kiên đang có tổng cộng 100 con cầy hương, gồm 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị.

Trọng lương trung bình của chồn hương năm 2024

Phân cầy hương được anh Kiên rắc vôi bột và men vi sinh nên không gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Hà Thanh)

Sắp tới anh Nguyễn Bá Kiên (xóm Bến 2, xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) dự định sẽ mở rộng thêm quy mô diện tích chuồng nuôi cầy hương lên 400m2 để vào thêm giống mới.

Kích thước chuồng nuôi cầy hương có chiều dài 1m, chiều rộng 70cm và chiều cao 1,2m, được chia làm 2 ngăn để tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh.

Mặt sàn của chuồng nuôi cầy hương làm bằng các thanh gỗ phẳng, khoảng cách giữa các thanh ghép cách nhau từ 1,5 – 2cm.

Nuôi cầy hương có ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, do phân được xử lý bằng cách rắc vôi bột, men vi sinh và để khô, sau đó được tận dụng để bón cho cây trồng.

Để tránh lây bệnh và thuận lợi cho việc chăm sóc cầy hương, anh Kiên nuôi riêng lẻ mỗi con một chuồng và có hồ sơ quản lý cụ thể, theo dõi sát sao sức khỏe của cầy hương.

Sau nhiều năm nuôi thành công cầy hương, hiện anh Kiên bán cầy hương giống với giá từ 15 - 25 triệu đồng/cặp tùy theo trọng lượng, độ tuổi của con giống. Còn cầy hương thương phẩm được anh bán với giá 2 triệu đồng/kg.