Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

Từ khi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, tất cả các bé đều ngồi ở dạng đầu hướng lên trên và mông hướng xuống đất. Đến một giai đoạn nhất định, bé sẽ quay đầu hướng xuống dưới, tạo vị trí thuận lợi dễ dàng "trượt" ra khỏi cơ thể mẹ. Mặc dù quay đầu là cơ chế tự động của thai nhi trong tử cung, nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ thai nhi không chịu quay đầu cho đến tận lúc sinh. Những trường hợp này sẽ được các bác sĩ theo dõi rất sát sao, bắt buộc chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong quá trình lâm bồn.

Nhưng tại sao thai nhi cần phải quay đầu? Khi bé quay đầu xuống dưới, phần tiếp xúc với bên ngoài đầu tiên đương nhiên sẽ là phần đầu, mà quan trọng nhất chính là mũi. Khi nước ối đã vỡ, bên trong bụng mẹ sẽ hoàn toàn thiếu hụt oxy cho sự hô hấp của trẻ. Cho đầu bé ra ngoài trước, bé sẽ nhanh chóng tự thở để kịp thời cung cấp oxy.

Trong trường hợp bé không chịu quay đầu, nếu đẻ thường sẽ khiến đầu bé mắc kẹt tương đối lâu trong túi ối đã vỡ, gây nguy cơ viêm nhiễm đến vùng mắt cũng như hô hấp của trẻ. Chính bởi thế, chỉ định phẫu thuật chính là phương án hợp lý nhất để các bác sĩ chuẩn bị kịp thời, ngăn ngừa mọi tình huống xấu có thể xảy ra với thai nhi.

Ngôi thai nhi trong bụng me

Vậy thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Khoảng thời gian trung bình để xảy ra "sự kiện" này là vào khoảng tuần 36, 37 của thai kỳ. Vẫn có những trường hợp "cứng đầu" hơn, đến tận tuần 40 mới chịu quay đầu, hoặc cũng có bé tương đối "vội vã", mới tuần 28 đã "chổng mông" lên trời vô cùng nhẹ nhàng. Nhưng đau đầu nhất vẫn là nhóm thai nhi "khó chiều" nhất quyết chỉ giữ nguyên một tư thế cố định không xoay chuyển.

Mặt khác, thai quay đầu vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào số lần sinh nở của mẹ. Nếu là bé đầu tiên, thai sẽ quay đầu vào khoảng tuần 35, còn nếu là bé thứ hai, thời điểm quay đầu sẽ muộn hơn từ 2-3 tuần. Bởi thế nên các mẹ đừng vội vàng lo lắng nếu thấy bé sau quay đầu muộn hơn bé trước nhé, đây là điều hoàn toàn bình thường.

Các dấu hiệu giúp mẹ biêt được thai bao nhiêu tuần thì quay đầu

Không có một dấu hiệu nào cho thấy rõ ràng việc thai nhi đã quay đầu hay chưa, nhưng các mẹ có thể dự đoán được và đến bệnh viện để kiểm tra nếu muốn xác minh một cách chính xác. Để đoán biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu, các mẹ hãy lưu ý đến các điểm sau đây:

  • Tăng áp lực vùng bụng dưới và xương chậu: thai nhi quay đầu làm mẹ phải chịu các chèn ép lớn hơn ở vùng bụng dưới và vùng chậu, khiến việc đứng hay ngồi đôi khi không được thoải mái.
  • Dễ thở hơn: vì đầu của bé đã quay đầu xuống dưới, không còn chèn ép lên phổi cùng lồng ngực, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn giai đoạn trước rất nhiều.
  • Mẹ ăn uống dễ dàng hơn: áp lực của thai nhi lên dạ dày cũng giảm đi khi thai nhi quay đầu, bởi vậy mẹ có thể ăn ngon và ăn nhiều hơn trước.
  • Số lần đi vệ sinh gia tăng: đầu của bé chúc xuống dưới trực tiếp chèn ép lên bàng quang nên tần suất "ghé thăm" nhà vệ sinh của mẹ sẽ còn nhiều hơn trước đó nữa.

Ngoài ra còn có một số ảnh hưởng khác lên cơ thể mẹ như trĩ, táo bón, đau lưng dưới, co thắt chuyển dạ giả, chân phù, thay đổi dịch nhầy… tất cả đều do sự chèn ép của đầu bé đến các bộ phận lân cận xung quanh đó.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu dĩ nhiên là một sự kiện vô cùng quan trọng trong quá trình các bà mẹ mang thai cũng như quá trình phát triển của bé. Chính vì thế, theo dõi và quan sát tình trạng thai nhi trong thời điểm này là điều mà mẹ bầu cần phải thực hiện thường xuyên. Vậy những điều các mẹ cần lưu ý khi thai nhi quay đầu là gì?

Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu sinh sớm hay không?

Rất nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng cứ hễ thai nhi quay đầu thì thời điểm sinh cũng đến, đây là quan niệm hoàn toàn không có căn cứ. Muốn khẳng định chắc chắn sắp sinh hay chưa, các mẹ cần đến siêu âm để nhận được những tư vấn chính xác của bác sĩ. Hoặc nếu gần đến giai đoạn sinh, các mẹ cũng sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu khác đi cùng như đau lưng, phù nề một vài nơi trên cơ thể, …

Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu giờ đã không còn là câu hỏi khiến mẹ bầu phải thắc mắc nữa. Mẹ cũng đã có thêm những kiến thức bổ ích cho hành trình mang thai, cũng như trang bị đầy đủ những kỹ năng để chăm sóc cho bé yêu trong bụng ngày càng mạnh khỏe.

Dấu hiệu báo sinh là những tín hiệu mà bắt buộc phụ nữ mang thai và gia đình cần biết nhằm đảm bảo kịp thời chào đón bé yêu. Nắm bắt được dấu hiệu sinh sẽ giúp mẹ bầu và gia đình kịp thời chuẩn bị cho các hoạt động sinh được diễn ra đầy đủ và suôn sẻ.

Tùy tình trạng của mỗi người mà sẽ có những dấu hiệu báo sinh khác nhau, thông thường sẽ vào cận ngày sinh thì các dấu hiệu mới thật rõ ràng. Mẹ bầu và gia đình nên ghi nhớ tất cả những dấu hiệu sinh sau để kịp thời liên hệ bác sĩ đỡ sinh.

  1. Mẹ bầu cần làm gì khi đến cận ngày sinh

    Thông thường, khi đi khám thai, các bác sĩ sẽ giúp thai phụ xác định ngày dự sinh dựa vào tình trạng phát triển của thai nhi. Khi đã biết được ngày dự sinh, thì trong khoảng 2 tuần cận ngày sinh, các mẹ bầu nên đảm bảo sức khỏe và để ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Bởi ngày sinh thật có thể sẽ diễn ra sớm hoặc chậm hơn vài ngày, vậy nên trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên cẩn trọng.

    Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

    Nghỉ ngơi thật nhiều khi có thể sẽ giúp mẹ bầu ổn định sức khỏe trước khi vượt cạn.

    Những điều cần làm khi cận ngày sinh

    • Không đi xa: vào những ngày gần sinh mẹ bầu nên hạn chế đi xa. Ngồi xe, tàu, máy bay lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn với thai phụ sắp sinh. Đặc biệt hơn là mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
    • Cần nghỉ ngơi đầy đủ: Khi cận ngày sinh, cơ thể thai phụ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, đặc biệt hơn trong lúc cận sinh sẽ rất mất sức khi giai đoạn sinh kéo dài. Vậy nên, việc nghỉ ngơi đầy đủ đảm bảo một sức khỏe tốt trước hành trình vượt cạn là điều cần thiết.
    • Hạn chế thức khuya: Việc thức khuya sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và không đảm bảo được sức khỏe. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử để tránh các bức xạ có hại. Mẹ bầu nên ngủ sớm.
    • Nằm nghiêng sang trái: mẹ bầu ở những giai đoạn cuối của thai kỳ nên hạn chế nằm sấp hay ngửa để giảm các áp lực cho thai nhi. Việc nằm nghiêng cũng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
    • Chuẩn bị vật dụng đi sinh: càng cận ngày sinh thì mẹ bầu càng phải nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ hành trang đi sinh để tránh bối rối khi chuyển dạ. Mẹ bầu nên chuẩn bị từ khoảng ít nhất 1 tháng trước sinh.
    • Một tâm lý sẵn sàng: Mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình một kiến thức sinh sản đầy đủ và một tâm lý bình tĩnh trước những cơn chuyển dạ. Hãy để tâm lý luôn sẵn sàng trước mọi tình huống chuyển dạ bất cứ lúc nào.

    Chỉ cần chuẩn bị tốt các bước trên thì mẹ bầu sẽ có thể yên tâm chờ đợi bé yêu sinh ra đời. Không chỉ mẹ bầu mà cả gia đình và người thân cũng nên hãy ở trong trạng thái chuẩn bị chào đón bé yêu bất cứ khi nào.

    1. Các dấu hiệu sắp sinh

      Trước khi sinh khoảng 1 tuần đến vài ngày cận sinh thì, cơ thể mẹ sẽ có một số dấu hiệu, sự thay đổi nhằm báo hiệu em yêu đang chuẩn bị ra đời. Một số dấu hiệu sẽ diễn ra khá âm thầm, không mấy rõ rệt vậy nên mẹ bầu cần tinh ý để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu báo sinh này.

      1. Sa bụng dưới

        Ở giai đoạn trước sinh khoảng 2 tuần bé sẽ bắt đầu quay đầu và tụt dần xuống xương chậu để chuẩn bị quá trình chuyển dạ. Thường dấu hiệu này sẽ rõ rệt hơn với các trường hợp sinh con đầu lòng, khi sinh lần 2 trở đi, mẹ bầu không mấy cảm nhận được.

        Bạn có thể cảm nhận được sa bụng dưới khi có cảm giác nặng nề hơn trong đi lại, phần hong và xương chậu chịu nhiều áp lực hơn. Mặc khác, do bé đã tụt xuống nên mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn, giảm sức ép lồng ngực, bởi thai nhi sẽ không còn chèm ép diện tích của phổi nữa.

        1. Đi tiểu, tiêu chảy

          Chính vì hiện tượng sa bụng dưới mà thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, việc này sẽ kích thích bàng quang ở trước và tạo nên tình trạng thường xuyên mắc tiểu. Bên cạnh đó, gần sinh các hoocmon sẽ hình thành môi trường thuận lợi cho bé chào đời. Các hoocmon này kích thích ruột hoạt động nhiều hơn, từ đó có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc thậm chí là nôn mửa.

          Tùy vào tình trạng diễn ra mà mẹ bầu nên căng nhắc nên uống nhiều nước để tránh mất sức hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

          1. Dịch nhầy tiết ra ở vùng âm đạo, mất nút nhầy

            Khi đi vệ sinh, nếu mẹ bầu thấy ở đáy quần lót xuất hiện các dịch nhầy màu vàng hoặc hồng nhạt tiết ra thì đó có thể là dấu hiệu sắp sinh. Dịch này xuất hiện là do nút nhầy trong tử cung bị bung ra.

            Nút nhầy có vai trò như một rào chắn virus, vi khuẩn và các nguồn lây nhiễm đi vào tử cung. Khoảng thai kỳ ở tuần 37 đến 40 thì, hiện tượng mất nút nhầy ở cổ tử cung diễn ra nhằm chuẩn bị cho bé chào đời.

            Tùy vào cơ địa ở mỗi người mà khoảng thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi chuyển dạ sẽ dài ngắn khác nhau, có chị sẽ mất khoảng 1 tuần cũng có chị chỉ diễn ra vài giờ đồng hồ. Về dịch nhầy, dịch có màu hồng nhạt như pha loãng máu được xem là bình thường, nhưng nếu màu dịch đỏ thẫm như kinh nguyệt thì mẹ bầu nên nhanh chóng báo cho bác sĩ, vì đây có thể là tình trạng nguy hiểm.

            1. Bản năng làm tổ

              Tương tự như các loài động vật, bản năng cũng xuất hiện ở con người, đặc biệt là người làm mẹ. Vào những ngày cận sinh, mẹ bầu thường sẽ có cảm giác muốn dọn dẹp, sắp xếp mọi thứ gọn gàng để chào đón bé yêu. Mẹ bầu lúc này sẽ tràn đầy năng lượng và lúc nào cũng suy nghĩ đến con, chuẩn bị mọi thứ sao cho tốt nhất với bé yêu khi chào đời.

              Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

              Vào những ngày cận sinh, mẹ bầu thường tập trung vào chuẩn bị mọi thứ cho bé yêu.

              1. Mệt mỏi

                Mặc khác, cũng cùng thời điểm cận sinh, mẹ bầu sẽ có trạng thái khá uể oải, mệt mỏi với đi đứng khó khăn lại đi tiểu và tiêu chảy nhiều. Mẹ bầu sẽ rất mất sức ở giai đoạn này, đặc biệt là giấc ngủ bị ảnh hưởng. Vậy nên, thai phụ nên tranh thủ thời gian cho giấc ngủ để mau chóng hồi phục và chuẩn bị hành trình đi sinh phía trước.

                1. Vùng kín sưng nề

                  Ở một số trường hợp, khi ngôi thai lớn, do thay đổi tiết tố thai kỳ và thần kinh nên dẫn đến hiện tượng các mạch máu vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo giãn nở. Vậy nên khi đó, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để giúp đường kính ống âm đạo giãn nở tốt từ đó hỗ trợ thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ.

                  1. Chuột rút, đau thắt lưng, đau xương chậu và đau trằn bụng dưới

                    Hoocmon relaxin làm cho các khớp giãn và dây chằng mềm hơn để cho các cơ xương khớp mở rộng nhằm linh hoạt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời. Cũng chính vì vậy mà cơ thể mẹ sẽ thường xuyên bị chuột rút, đau lưng khi ngồi lâu, di chuyển bị đau xương chậu và trằn bụng dưới.

                    1. Cân nặng giảm hoặc ngừng tăng cân

                      So với giai đoạn đầu, thì giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ không tiếp tục tăng cân, đôi khi có thể giảm từ 1-2kg. Mẹ bầu chớ nên lo lắng việc giảm cân sẽ ảnh hưởng sức khỏe của bé và mẹ, bởi đây chỉ đơn giản là hiện tượng lượng nước ối trong cơ thể đã dần giảm đi. Đây chính là báo hiệu về ngày sinh cận kề.

                      Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

                      Ở cuối thai kỳ, cân nặng của thai phụ sẽ giảm hoặc ngừng tăng cân.

                      1. Dấu hiệu sắp sinh trong 24h

                        Ngoài những dấu hiệu cận ngày sinh để mẹ bầu chuẩn bị tâm lý thì những dấu hiệu báo sinh sẽ là báo động chính thức bước vào khoảng thời gian vượt cạn của hai mẹ con. Mẹ bầu hãy lưu ý những dấu hiệu này để nhanh chóng đến bệnh viện để sinh bé.

                        1. Cơn gò tử cung chuyển dạ (phân biệt thật - giả)

                          Cơn gò tử cung được xem là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà hầu hết các mẹ bầu khi sinh đều gặp phải. Thế nhưng, trong suốt thai kỳ, cơn gò tử cung cũng đôi khi xuất hiện với tần suất thấp, thưa thớt và không gây đau. Cơn gò này được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Vậy nên, mẹ bầu phải biết cách phân biệt cơn gò thật giả.

                          Cơn gò thật sẽ thường xuất hiện vào tháng cuối thai kỳ và có tầng xuất tăng dần. Lúc này, bụng của thai phụ sẽ gò cứng lên, cơn đau ngày càng nhiều và không giảm dù đổi tư thế. Tần suất cơn gò báo hiệu sắp sinh sẽ cách nhau khoảng 2-3 phút và kéo dài từ 30-60 giây.

                          1. Vỡ ối

                          Vỡ ối là dấu hiệu chính xác để báo hiệu sắp sinh. Ở bất cứ trường hợp nào, dù đã đủ tháng hay chưa thì khi hiện tượng vỡ ối xảy ra thì bắt buộc mẹ bầu phải nhanh chóng đi sinh, dù là sinh non.

                          Thai nhi được nuôi dưỡng trong bụng mẹ với môi trường bên trong túi ối, vậy nên khi vỡ túi ối thì bé bắt buộc phải được nhanh chóng chào đời. Nước ối khi vỡ có thể nhiều hoặc ít tùy vào từng trường hợp. Thường khi vỡ ối, mẹ bầu sẽ cảm nhận được một dòng chảy mạnh, đột ngột tuôn ra từ âm đạo, lúc này mẹ bầu sẽ không thấy đau. Trường hợp khác, nước ối cũng sẽ từ từ chảy ra theo từng dòng nhỏ.

                          Thông thường sau khi vỡ ối thì quá trình vượt cạn sẽ bắt đầu. Thời điểm sinh có thể sẽ diễn ra trong khoảng 12 -24 giờ tiếp theo. Vậy nên, khi phát hiện vỡ ối, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để chuẩn bị sinh.

                          1. Cổ tử cung giãn nở

                            Ở những ngày cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho bé chào đời. Đối với mẹ bầu sinh thường thì đây được xem là dấu hiệu quan trọng. Các bác sĩ sẽ dựa vào độ nở của tử cung để xác định khi nào sẽ bắt đầu sinh. Tùy vào thai phụ và cổ tử cung giãn nở nhanh hay chậm, có khi chỉ mất vài giờ nhưng có lúc lại mất đến vài ngày. Bình thường, cổ tử cung phải nở đến 10cm thì mới có thể tiến hành đỡ sinh vì lúc này, tử cung mới đủ lớn để bé có thể chui ra thuận lợi.

                            Tuần bao nhiêu thì bé quay đầu năm 2024

                            Các cơn gò tử cung và tình trạng giãn nở tử cung khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội.

                            1. Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sinh

                              Mặc dù đã có ngày dự sinh, nhưng một số trường hợp sẽ không chính xác ngày, các dấu hiệu có thể đến bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian cận sinh. Khi xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh thì mẹ bầu nên giữ bình tĩnh và nghe theo lời dặn của bác sĩ.

                              Bình tĩnh là điều cần thiết đối với thai phụ khi phát hiện dấu hiệu sinh. Mẹ bầu nên ổn định hơi thở, tránh lo lắng, điều này sẽ giúp mẹ bầu đỡ sợ và cũng giảm được đau đớn do chuyển dạ gây ra.

                              Liên hệ ngay với bác sĩ là điều cần thiết: sau khi phát hiện dấu hiệu cận sinh thì mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhanh chóng đến bệnh viện khám thai để được bác sĩ kiểm tra tình trạng và xác định đó có đúng là dấu hiệu sắp sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn các việc mà mẹ bầu và gia đình cần làm trong giai đoạn này.

                              1. Lưu ý một số dấu hiệu nguy hiểm

                                Mặc dù, khi khám thai, bác sĩ đã đánh giá được tình trạng của thai nhi và ngày dự sanh. Thế nhưng, ở một số trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trước thời gian dự sinh hoặc dấu hiệu sinh diễn ra bất thường. Nếu không kịp thời đến bệnh viện kiểm tra thì nguy hiểm có thể diễn ra với cả hai mẹ con.

                                • Dấu hiệu sinh non: bất cứ dấu hiệu sinh nào diễn ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ đều có thể là sinh non. Sinh non sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, khi bé chưa đủ ngày thai.
                                • Khi vỡ ối, nước ra có màu vàng nâu hay xanh lục thì rất có thể nước ối đã bị lẫn phân su. Và bé có thể nuốt và hít phải nước ối này, bé sẽ có thể gặp nguy hiểm.
                                • Chảy máu hay dịch âm đạo có màu đỏ như kinh nguyệt là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu khi gặp phải nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.
                                • Cảm nhận được thai nhi hoạt động ít hơn ngay cả khi vào ngày cận sinh. Thường ngày cận sinh bé sẽ hoạt động nhiều và liên tục hơn, vậy nên nếu cảm thấy bé quá “yên tĩnh” cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để làm các kiểm tra thai nhi,
                                • Sản phụ cảm thấy hoa mắt, đau đầu, sốt hoặc cơ thể bị sưng phù nghiêm trọng, đây được xem là dấu hiệu của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ. Nếu trường hợp này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn để cơ thể mẹ.

                                Khi rơi vào bất cứ trường hợp nào như trên, mẹ bầu và gia đình nên nhanh chóng đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ có thể kịp thời can thiệp để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra. Mẹ bầu nên nắm chắc và lưu ý các dấu hiệu sinh để đảm bảo cho cả hành trình vượt cạn cho cả hai mẹ con được trọn vẹn.

                                Mang thai tuần thứ bao nhiêu thì quay đầu?

                                Hầu hết các trường hợp thai nhi sẽ quay đầu khi tuổi thai chạm mốc 32 – 36 tuần và đây là quãng thời gian lý tưởng nhất. Cũng có một số thai quay đầu xuống ngay cả sau 37 tuần tuổi và một tỷ lệ rất nhỏ em bắt đầu quay đầu xuống khi bước vào quá trình chuyển dạ.

                                Thai nhi ở tuần thứ bao nhiêu thì quay đầu?

                                Ở lần mang thai đầu tiên, cơ thể mẹ có nhiều bỡ ngỡ, xương chậu và tử cung chưa bị ảnh hưởng nhiều nên hầu hết thai nhi quay đầu vào khoảng tuần thai thứ 34 đến 35. Ở lần mang thai thứ 2 hoặc những lần sau, hầu hết thai nhi quay đầu sẽ muộn hơn rơi vào khoảng tuần thai thứ 36 - 37.

                                Bé trai 30 tuần nặng bao nhiêu kg?

                                30 tuần em bé nặng khoảng 1,4kg và chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông hoặc bằng chiều dài của 1 cây cần tây (nếu tính cả 2 cẳng chân và bàn chân). Từ tuần thứ 30 trở đi đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì em bé tăng mỗi tuần khoảng 230g.

                                Mang thai 28 tuần em bé nặng bao nhiêu?

                                Thai nhi 28 tuần tuổi đang lớn chừng một quả dừa, nặng khoảng 1,1 kg. Từ đầu đến ngón chân, bé dài tầm 37.6 cm. Bé đang chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh trong vài tháng kể từ bây giờ. Bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải.