U góc cầu tiểu não là gì

U dây thần kinh số 8 (u bao dây thần kinh tiền đình) là một loại u ngoài trục, thường lành tính, khu trú ở vùng góc cầu tiểu não. U thường xuất phát từ dây thần kinh tiền đình, song cũng có thể từ dây thần kinh ốc tai. U dây thần kinh số 8 chiếm đến 80 - 90% tổng số u vùng góc cầu tiểu não.

Tỷ lệ mắc mới của u dây thần kinh 8 ở nghiên cứu được công bố là 1/20.000 người ( Theo Lawrence R. Lustia MD, Columbia University Medical Center and New York Presbyterian Hospital) . Loại u này chiếm khoảng 6% tổng số u nội sọ và 80% u ở vùng góc cầu tiểu não. U thường tiến triển chậm, theo Paldor và cộng sự thì tốc độ phát triển u trung bình khoảng 0,99 - 1,11 mm/năm. Tuy nhiên tốc độ này có thể nhanh hơn đặc biệt trên những u có dạng nang hoặc xuất huyết trong u.

Do tốc độ phát triển chậm cùng với sự bù trừ của cơ thể nên những triệu chứng ban đầu của u dây thần kinh số 8 thường dễ bị bỏ sót.

U góc cầu tiểu não là gì

Hình ảnh trong mổ u dây 8

U dây thần kinh số 8 thường bắt nguồn từ lỗ ống tai trong. Có 4 thành phần đi qua lỗ ống tai trong, bao gồm: thần kinh tiền đình trên, thần kinh tiền đình dưới, thần kinh ốc tai và thần kinh mặt.

Đa số các trường hợp u dây 8 bắt nguồn từ thần kinh tiền đình trên và thần kinh tiền đình dưới, từ đây u phát triển ra góc cầu tiểu não . Các khối u dây 8 lớn có thể gây chèn ép thân não hoặc tiểu não và đôi khi có thể lan rộng lên hố sọ giữa hoặc xuống thấp đến lỗ chẩm.

U góc cầu tiểu não là gì

Hình ảnh cộng hưởng từ trước và sau phẫu thuật u dây thần kinh 8

2. Triệu chứng ù tai, suy giảm thính giác là biểu hiện thường gặp u dây thần kinh số 8

Khi mắc u dây thần kinh số 8 thì có các biểu hiện sau:

- Ù tai: là triệu chứng khởi phát hay gặp nhất. Người bệnh có cảm giác ù tai hoặc nghe như có tiếng "ve kêu" trong đầu.

- Giảm thính lực dần dần, muộn mất hoàn toàn thính lực gây điếc. Thường là điếc một bên tai.

- Hội chứng tiền đình - tiểu não. Biểu hiện bằng các triệu chứng: chóng mặt, mất thăng bằng, đi lảo đảo, không vững, đi như người say rượu…

- Hội chứng tăng áp lực nội sọ. Thường xuất hiện khi u to, chèn ép não thất IV gây giãn não thất. Biểu hiện: đau đầu, nôn, phù gai thị.

- Triệu chứng chèn ép dây thần kinh sọ lân cận như: Đau tê mặt do chèn ép dây 5, liệt nửa mặt ngoại vi do chèn ép dây 7, lác trong do chèn ép dây 6, nói khó, nuốt khó do chèn ép dây 9...

- Những bệnh nhân nặng do u lan rộng chèn ép có thể nằm liệt giường, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

U góc cầu tiểu não là gì

Ù tai, nghe kém là một trong những biểu hiện của u dây thần kinh số 8

3. Chẩn đoán u dây thần kinh số 8

Chẩn đoán xác định dựa vào các phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Các phim cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ được coi là phương tiện chẩn đoán chính xác nhất đối với u dây thần kinh 8.

U thường có đặc điểm hình tròn bầu hình bầu dục nằm ở ống tai trong lan vào vùng góc cầu tiểu gây chèn ép cầu não và tiểu não. Mật độ u có thể thuần nhất, hoặc dạng nang và đặc xen kẽ. Phim chụp cắt lớp vi tính giúp khảo sát những thay đổi vùng ống tai trong liên quan đến tế bào xoang chũm, trên cơ sở đó giúp hoạch định kế hoạch mổ, đặc biệt là mổ theo đường xuyên mê nhĩ.

U góc cầu tiểu não là gì

Hình ảnh cộng hưởng từ u dây thần kinh 8

4. Điều trị u dây thần kinh số 8

Có 3 lựa chọn cơ bản để điều trị:

- Điều trị triệu chứng và theo dõi định kỳ bằng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh. Thường áp dụng cho các khối u kích thước nhỏ, triệu chứng nghèo nàn, bệnh nhân tuổi cao…

- Xạ phẫu (bằng dao Gamma, Cyberknife…). Thường được áp dụng cho các khối u kích thước nhỏ, u còn sót lại hay tái phát sau phẫu thuật.

- Phẫu thuật lấy u. Đây là phương pháp kinh điển, phổ biến điều trị u dây thần kinh 8. Phẫu thuật có thể thực hiện thông qua đường dưới chẩm sau xoang Sigmoid, đường xuyên thái dương ngoài màng cứng, đường xuyên mê nhĩ…

Việc lựa chọn phương pháp điều trị u dây thần kinh 8 tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, tình trạng của bệnh nhân, thính lực còn hay mất, kích thước khối u… Trên cơ sở phân tích hiệu quả của các phương pháp, Lunsford và cộng sự (2008) dựa trên kích thước u và mức độ chèn ép thân não đã đưa ra phác đồ phác họa chiến thuật cơ bản điều trị u dây thần kinh 8

5. Phẫu thuật điều trị u dây thần kinh số 8

Vùng góc cầu tiểu não là một cấu trúc giải phẫu có khoảng không gian khá hẹp, chứa đựng những cấu trúc thần kinh và mạch máu quan trọng. Vì vậy với mục đích phẫu thuật nhằm lấy triệt để u dây thần kinh 8 mà không để lại những tai biến, biến chứng cũng như bảo tồn chức năng của các dây thần kinh sọ có liên quan đến nay vẫn là một thách thức cho các phẫu thuật viên thần kinh.

Dây thần kinh hay bị ảnh hưởng nhất trong phẫu thuật lấy u dây thần kinh 8 là dây thần kinh 7, dây 7 khi bị tổn thương sẽ gây liệt nửa mặt, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng sống của người bệnh.

U góc cầu tiểu não là gì

Để đạt được hiệu quả tối đa, hạn chế tối thiểu nguy cơ rủi ra cuộc mổ, cần có những trang thiết bị chuyên dụng phẫu thuật thần kinh như: kính vi phẫu, máy theo dõi thần kinh trong mổ…

Tóm lại: Do u dây thần kinh số 8 thường bắt nguồn từ lỗ ống tai trong, bởi vì thế khi có căn bệnh khối u tổn thương vùng này cần mổ càng sớm càng tốt để loại bỏ khối u. Chỉ như vậy không để lại di chứng. Nếu đã qua giai đoạn 2 trở đi thì phẫu thuật sẽ phức tạp và sau mổ thường để lại di chứng như liệt mặt & điếc đặc bên tai mổ. Bởi vậy khi có biểu hiện nghi ngờ như: ù tai – đau đầu và chóng mặt ngày một nặng, mà trước đấy chưa có tình trạng bệnh về tai thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và giải quyết.

Video có thể bạn quan tâm

Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe


TS. Nguyễn Trọng Yên- Th.S Đặng Hoài Lân

Bệnh viện: Bệnh viện Hữu Nghị

Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trương, Hà Nội

Bệnh viện : Trung Ương

Thông tin: Phẫu thuật u góc cầu tiểu não và/hoặc lỗ tai trong bằng đường sau mê nhĩ-trước xoang sigma

PHẪU THUẬT U GÓC CẦU TIỂU NÃO VÀ/ HOẶC LỖ TAI TRONG BẰNG ĐƢỜNG SAU MÊ NHĨ TRƢỚC XOANG SIGMA

I. ĐẠI CƯƠNG

U góc cầu tiểu não (GCTN) chiếm khoảng 10% u não nguyên phát, trong đó u dây VIII hay chiếm 80% trong các loại u vùng GCTN. Đường mổ qua mê nhĩ trước xoang sigma cho các trường hợp u vào nhiều vùng lỗ tai trong, với kích thước u lớn, ít xâm lấn hơn đi trực tiếp vào GCTN, hạn chế đường này là mất chức năng nghe nên hay chỉ định cho người bệnh điếc trước mổ. - Khối u xâm nhập nhiều lỗ tai trong. - Mất chức năng nghe - U thể nang - U trên 30mm, chèn ép thân não, tiểu não - Còn chức năng nghe - Người bệnh có các bệnh mạn tính nặng, nhiễm trùng, không gây mê được 1. Ngƣời thực hiện

- phẫu thuật viên chuyên khoa thần kinh

- Phẫu thuật viên chuyên khoa tai mũi họng - Hai phụ mổ - Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây mê, nhân viên trợ giúp - Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài 2. Ngƣời bệnh - Chuẩn bị mổ phiên: ngày hôm trước ăn nhẹ, gội đầu, không cạo đầu - Hồ sơ, bệnh án đầy đủ, ký cam kết mổ - Xét nghiệm cơ bản: chức năng, gan thận, đông máu, Xq ngực thẳng 3. Phƣơng tiện - Kính vi phẫu thuật, có khả năng ghi hình trong mổ - Bộ dụng cụ vi phẫu: kéo vi phẫu, bipolaire đầu nhỏ, spatular nhỏ - Dao siêu âm (sonopet) - Máy kích thích theo dõi hoạt động điện thần kinh (NIM). 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 300 phút 1. Tƣ thế - Nằm ngửa, đầu nghiêng - Đặt máy kích thích dây VII bên mổ VI. Vô cảm - Mê nội khí quản VI. Kỹ thuật Theo 6 bước: Bƣớc 1: Tƣ thế ngƣời bệnh - Người bệnh nằm theo tư thế phù hợp PTV: người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng bên bệnh Bƣớc 2: Rạch da - Rạch da sau tai 3-5 cm, vòng cung Bƣớc 3: Mở xƣơng - PTV tai mũi họng: Mài xương qua mê nhĩ, lấy bỏ xương đá và một phần lỗ tai. Bƣớc 4: Lấy u - Đặt kính vi phẫu - Lấy u từ trong lỗ tai trong vào - Luôn luôn kiểm soát được dây VII trong mổ bằng NIM và quan sát. - Lấy u từng phần, lấy trong bao bằng máy hút hoặc dao siêu âm - Nên lấy trong u, kích thước nhỏ lại để kiểm soát dây VII đi bên ngoài - Dây VII thường phía trước, trên. Khi lấy dùng hệ thống NIM để theo dõi. Bƣớc 5: Đóng vết mổ - Đóng kín màng cứng tối đa có thể - Đặt mỡ vào ổ mổ - Đóng vết mổ các 3 lớp: cân cơ, dưới da, băng ép nhẹ. VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 3. Theo dõi - Theo dõi chung: mạch, nhiệt độ, huyết áp, đồng tử, thời gian thoát mê, tri giác. - Theo dõi các tai biến, biến chứng. 4. Xử lý tai biến - Chảy máu (trong mổ) hay do rách tĩnh mạch đá trên (Dandy). Xử lý: đa số ép Surgicel là cầm máu. Một số phải đốt tĩnh mạch này - Chảy máu sau mổ: chảy máu sơm làm người bệnh tri giác trì trệ, lâu thoát mê hoặc không tỉnh, đáu hiệu TK khư trú. Chụp phim đánh giá. Xử lý: có thể điều trị bảo tồn hoặc dẫn lưu não thất nếu có giãn não thất. - Máu tụ trên lều: do giảm áp lực trong mổ, người bệnh có suy giảm tri giác. Xử lý: tùy kích thước và mức độ có thể phải mổ hoặc điều trị nội khoa. - Giãn não thất: thường do chảy máu, có thể cấp hoặc sau này. Xử lý: dẫn lưu não thất. - Viêm màng não: người bệnh sốt, hội chứng màng não, chọ dịch não tủy có thể có vi khuẩn, BC tăng. Xử lý: thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, điều trị tích cực.

- Chảy dịch não tủy qua vết mổ. Xử lý bằng khâu tăng cường và băng ép. Cần thiết chọc dịch não tủy lưng 5-7 ngày phối hợp.