Ví dụ về tập quán thương mại quốc tế

Khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại là câu hỏi được quan tâm rất lớn của giới kinh doanh và đầu tư hiện nay. Vậy thói quen trong hoạt động thương mại là gì mà được quan tâm nhiều đến như vậy? Đặc điểm, ĐIỀU KIỆN áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại

Thói quen trong hoạt động thương mại

Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 luật thương mại 2005

Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Thói quen trong hoạt động thương mại?

Đặc điểm của thói quen trong hoạt động thương mại

  • Là các quy tắc xử sự chung
  • Có nội dung rõ ràng
  • Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên
  • Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Phân biệt giữa thói quen thương mại và tập quán thương mại

  • Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
  • Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

So sánh điều kiện áp dụng thói quen trong thương mại và tập quán thương mại:

Tập quán thương mại quốc tế, trước tiên là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:

  • Thứ nhất: Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;
  • Thứ hai: Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;
  • Thứ ba: Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
  • Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.

Thói quen thương mại là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Các trường hợp áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại

Căn cứ vào điều 12 Luật thương mại 2005:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, thói quen trong hoạt động thương mại sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác và các bên đã có những xử sự nội dung rõ ràng, lập đi lập lại giữa các bên và được các bên mặc nhiên thừa nhận nó.

Các trường hợp áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại

Điều kiện áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại

Để áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là các quy tắc xử sự chung
  • Có nội dung rõ ràng
  • Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên
  • Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại
  • Hơn nữa thói quen đó cần phải không trái với thuần phong mỹ tục và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại? Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư doanh nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.

Update 11h 14/11/2010

Luật sư Phương (Công ty luật MTon Việt Nam)

Tập quán là những thói quen, phong tục được áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó các bên xác định hành vi tương xứng, có thể thành văn hoặc bất thành văn. Thông thường, tập quán thương mại quốc tế có ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán chung và các tập quán khu vực.

Tập quán có tính chất nguyên tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật quốc gia như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án (hoặc trọng tài) của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ: Incoterms năm 2000 (Các Điều kiện Thương mại Quốc tế) do Phòng Thương mại Quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hay UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.

Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định (named inland carrier at named inland point of departure), người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

Khi nào tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng?

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:

-Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.

- Các điều ước quốc tế liên quan quy định.

- Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.

Ví dụ: điều khoản giá: giá hàng là 250 USD/MT FOB Hải Phòng Incoterms năm 2000.

Incoterms năm 2000 được hiểu là áp dụng bản Quy tắc của ICC về các điều kiện thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 2000. Việc nêu cụ thể Incoterms 2000 sẽ giúp chúng ta tránh áp dụng nhầm các bản sửa đổi Incoterms trước đó, như bản sửa đổi năm 1980, 1990…

Khi áp dụng tập quán quốc tế về thương mại, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Do đó, nếu các bên biết trước những thông tin về tập quán thương mại quốc tế đó trước khi bước vào đàm phán sẽ rất thuận lợi. Các thông tin đó các bên có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp), ở các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài…

Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, cần phải tiến hành phân loại tập quán quốc tế. Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có giá trị trội hơn: ví dụ: FOB Incoterms năm 2000 là tập quán chung; FOB cảng đến (shipment to destination) của Hoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Nếu có tập quán mặt hàng và tập quán ngành hàng thì tập quán mặt hàng sẽ được ưu tiên áp dụng.

Một số điểm cần chú ý khi áp dụng Incoterms năm 2000

Incoterms là chữ viết tắt của các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms). Tập sách nhỏ này, ra đời năm 1953, ban đầu xác định 9 điều kiện thương mại, hai điều kiện quen thuộc nhất là FOB (giao hàng lên tàu tại cảng đi) và CIF (giao hàng qua mạn tàu – tại cảng đến) và với mỗi điều kiện, liệt kê nghĩa vụ của người bán và người mua dưới hình thức rất đơn giản: “người mua có nghĩa vụ …, người bán có nghĩa vụ …”.

Ngày nay (2000) đã có tới 13 điều kiện và với mỗi điều kiện đều có quy định cụ thể nghĩa vụ của hai bên mua bán.

Nhưng cần lưu ý rằng Incoterms chỉ giải quyết bốn vấn đề:

- Chuyển giao rủi ro vào thời điểm nào?

- Ai phải lo liệu các chứng từ hải quan?

- Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận tải?

- Ai trả phí bảo hiểm?

Một số nhà chuyên môn gọi các Incoterms là  “các điều khoản … giá” vì rằng chúng cho phép chỉ rõ, không mập mờ, các nghĩa vụ bao hàm trong giá hàng được đưa ra.

Ví dụ, bán hàng theo điều kiện FOB Incoterms năm 2000 quy định chi phí vận tải biển và bảo hiểm do người mua chịu, người bán phải giao hàng lên tàu do người mua chỉ định; rủi ro được chuyển sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng.

Các Incoterms tạo ra sự giúp đỡ quý báu trong đàm phán, với điều kiện tôn trọng các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Ghi rõ là hiểu theo Incoterms năm nào.

Trong hợp đồng hãy ghi rõ: “FOB” (hay CIF/C&F v.v…) Incoterms năm …”. Nhất thiết phải ghi chữ INCOTERMS: bao hàm ý là doanh nghiệp chiểu theo bản quy định của Phòng Thương mại quốc tế.

Nếu sơ suất không ghi Incoterms, chỉ ghi FOB có thể hiểu là chiểu theo một cách định nghĩa FOB khác đi.

Tại một số nước (đặc biệt là Hoa Kỳ) luật lệ nhiều địa phương định nghĩa điều kiện bán hàng FOB rất khác nhau. Do vậy, nếu trong hợp đồng ký với một hãng Hoa Kỳ, bạn ghi – “giá FOB…” có nhiều rủi ro là hai bên sẽ phải tranh cãi trong quá trình thực hiện: “đó là giá FOB Hoa Kỳ hay FOB Incoterms”?

Do không ghi rõ, bạn có thể phải chấp nhận điều kiện FOB Hoa Kỳ theo đó nghĩa vụ của người bán sẽ nặng hơn.

Cũng vậy, bạn hay ghi cho chính xác, viết rõ ràng theo lối ghi: thỏa thuận theo điều kiện FOB (cảng …) theo Incoterms năm 2000 của Phòng Thương mại quốc tế.

Nguyên tắc 2: Các điều kiện Incoterms chỉ mang tính chất bổ sung.

Ý chí rõ ràng của các nhà soạn thảo là dùng Incoterms bổ sung cho sự thiếu chính xác trong hợp đồng. Điều này chỉ có nghĩa là áp dụng Incoterms khi không có quy định cụ thể của hợp đồng. (Điều 5 của Incoterms: Mọi quy định trong quy tắc phải nhường bước cho các quy định riêng được các bên đưa vào hợp đồng).

Hãy tránh mắc phải sai sót như công ty X của Trung Quốc:

Công ty này chế tạo và bán ra các máy khác nhau cho phép nghiền nát hồ dán trên bề mặt vật phẩm. Theo yêu cầu của một khách hàng Thụy Điển, công ty X ghi là rủi ro chuyển giao khi dỡ hàng, đồng thời lại ghi điều kiện bán hàng FOB trong cùng hợp đồng. Ghi như vậy, công ty vẫn nghĩ rằng rủi ro chuyển giao khi xếp hàng. Như vậy, công ty đã hiểu sai quy định là Incoterms không có giá trị khi có quy định ngược lại trong hợp đồng.

Nguyên tắc 3: Incoterms không giải quyết tất cả mọi mối quan hệ.

Hãy hiểu rõ các giới hạn của Incoterms. Chúng dự tính chỉ một số nội dung. Ví dụ, chúng chỉ quy định chuyển giao rủi ro chứ không hề quy định chuyển giao sở hữu. Chuyển giao sở hữu do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận.

Cũng vậy, không có quy định gì về nghĩa vụ bảo hành của người bán khi bán hàng hay các phương thức thanh toán hay kiểm tra sản phẩm bán ra. Các nội dung này hợp đồng quy định.

Dẫu sao, Incoterms cũng tạo nên một công cụ có hiệu quả, đặc biệt là xác định thời điểm chuyển rủi ro.

Chọn điều kiện Incoterms nào?

Không có điều kiện Incoterms tốt hay xấu. Tất cả tùy thuộc vào bạn và điều kiện cụ thể mà bạn muốn chào bán hay nhận được (vận tải, bảo hiểm, nhận trách nhiệm và chi phí về hải quan).

Tuy nhiên, khi giao dịch với một số nước, quyền tự do lựa chọn của bạn bị hạn chế. Ví dụ, Algérie áp đặt điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng cho họ, phải sử dụng nhà chuyên chở Algérie và mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm Algérie. Do đó, bạn hãy sử dụng điều kiện bán FOB.

Theo thongtinphapluatdansu.com