Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai

Chụp x quang trước khi mang thai có thể mẹ sẽ sinh ra những đứa con không lành lặn và khỏe mạnh.

Khao khát làm mẹ khiến rất nhiều chị em nôn nóng phải thụ thai ngay. Tuy nhiên, việc thụ thai vô cùng quan trọng bởi nó liên quan đến sức khỏe không chỉ mẹ bầu mà sự an toàn và phát triển của thai nhi sau này. Chuyên gia của Mom & Baby khuyên các chị em nên có kế hoạch bầu bí trước từ 3-6 tháng và tiêm phòng đầy đủ các bệnh để ngăn ngừa rủi ro cho thai kỳ.

Các bác sĩ cũng khuyên chị em không nên chụp x quang trước khi mang thai để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé:

1, Tại sao không được chụp X quang trước khi mang thai

Lượng chiếu xạ dùng trong y học tuy rất ít, nhưng nó ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, vì thế cho dù là nhỏ nhưng vẫn có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen.

Vì thế, tránh chụp X-quang để không ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai
Không được chụp X quang trước khi mang thai

2, Chụp x quang trước khi có thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào

Rad là đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ. 1 rad = 1.000 millirad. Trong quá trình mang thai, liều xạ tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm từ mặt trời và trái đất khoảng 100 millirad. Ngoài ra còn có các nguồn nhân tạo từ các thiết bị điện tử như lò vi sóng hay ti-vi. Tuy nhiên, các nguồn bức xạ này rất nhỏ nên không gây hại cho mẹ. Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Mẹ chớ lo lắng vì các loại X-quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát tia X vượt quá 5 rad

Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai
Tác hại của X quang tới thai nhi

Nếu mẹ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, bé sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật thai nhi có thể tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad.

3, Mức độ nhiễm xạ của các loại chụp X Quang đối với cơ thể là bao nhiêu?

Trường hợp thai phụ chụp X-quang răng, mỗi lần nhiễm liều xạ chỉ 0,0001 rad. Tức mẹ chụp khoảng 50.000 lần, thai nhi mới nhiễm xạ tích lũy 5 rad.

Nếu mẹ chụp X-quang ngực, ước tính liều phơi nhiễm của thai nhi là 0,00007 rad. Do vậy, nếu mẹ mang thai và lỡ chụp X-quang thì không cần lo lắng thai nhi dị tật vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp. Ngay cả chụp CT lồng ngực 10 lát cắt, người chụp chỉ phơi nhiễm có 0,1 rad.

4, Khi mang thai, người mẹ vẫn có thể chụp X-quang?

Dù nguy cơ từ chụp X-quang đối với thai nhi là thấp, nhưng các bác sỹ vẫn thường khuyên thai phụ không nên chụp X-quang nếu không cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bác sỹ thấy cần phải chụp X-quang để chẩn đoán một bệnh đặc biệt nào đó, mẹ cũng không nên quá lo lắng cảm vì lượng xạ mà con mẹ nhiễm nằm trong giới hạn an toàn. Khi chụp, nhớ nhắc bác sỹ hay kỹ thuật viên là mẹ đang có thai để được che chắn đúng. Mẹ sẽ được che chắn bụng bằng một áo chì nhằm hạn chế phơi nhiễm tia xạ cho thai nhi.

Nếu làm việc ở môi trường có chất phóng xạ hay các thiết bị có khả năng phát ra tia xạ như máy X-quang trong chẩn đoán và điều trị, dùng ở sân bay hay trong công nghiệp, máy CT, các máy dùng trong phẫu thuật, mẹ nên xin nghỉ khi mang thai hoặc xin chuyển công tác là tốt nhất. Như vậy, mẹ sẽ tránh bị nhiễm đến liều gây hại cho thai nhi.

Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai
Vẫn có thể chụp X-quang khi mang thai

5, Chụp X quang bao lâu thì nên có thai

Một người phụ nữ khỏe mạnh bình thường khi mang thai sẽ vẫn luôn có những nguy cơ từ bên ngoài tác động và gây ảnh hưởng cho thai nhi bất cứ lúc nào. Do tia X là tia có tính chất đẫm xuyên và có tác dụng sát thương nhất định với tế bào nên với những trường hợp chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt, có thể gây tổn hại với cơ thể, ảnh hưởng tới chức năng sinh lý…

Thực tế thì tia X trong chẩn đoán y khoa thường rất nhỏ, nguy cơ phơi nhiễm cho thai nhi là rất thấp. Dù nguy cơ từ chụp X quang đối với thai nhi là rất thấp nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo em không nên có thai ngay sau khi chụp X quang và tốt nhất là nên có thai sau khi chụp ít nhất 4 tuần để đảm bảo an toàn, loại trừ hết những nguy cơ có thể ảnh hưởng cho mẹ và thai  nhi.

Vì vậy, sau khi chụp x quang phụ nữ nên dùng biện pháp tránh thai để đảm bảo an toàn.

Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai
Thời gian chụp X quang tốt nhất

Tin hay mẹ nên đọc:

6, Trường hợp buộc phải chụp x quang, lỡ chụp x quang phải làm sao?

Nếu cần chụp X-quang, hãy thông báo cho bác sĩ hay chuyên viên kiểm tra X-quang rằng bạn đang hoặc có thể đang mang thai. Bác sĩ có thể xem xét dùng phương pháp siêu âm thay vì chụp X-quang trong những trường hợp này.

Nếu bạn đã lỡ kiểm tra X-quang trước khi biết mình có thai, đừng hoảng sợ. Hãy nhớ rằng rủi ro ảnh hưởng tới bé rất nhỏ, cho dù bạn đã hấp thụ đủ một lượng bức xạ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Trong trường hợp nếu cơ thể bạn buộc phải tiếp xúc với bức xạ – chẳng hạn như bức xạ điều trị ung thư – thì rủi ro có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, lựa chọn tốt nhất dành cho bạn là không nên mang thai.

Mẹ lưu ý tuy mức độ dị tật do ảnh hưởng của tia x quang không cao nhưng chuyên gia của Mom & Baby cũng không đảm bảo 100% chụp x quang trước khi mang thai là an toàn vì trên thực tế có nhiều trường hợp thai nhi bị mù và dị tật, trí tuệ kém phát triển.

Hỏi - 14/07/2016
Chào bác sĩ. Ngày 12-7-2016 em có đi khám tổng quát ở Hòa Hảo, bác sĩ cho em chụp X-quang bụng không sửa soạn (KUB) phim lớn. Đến ngày 13-7-2016 em có kinh ngày đầu tiên, chu kỳ em là 30 ngày đều. Vợ chồng em cưới nhau 2.5 năm mà chưa có em bé, hiện đang điều trị hiếm muộng tại bệnh viện từ Dũ. Ngày 14-7-2016 em đi khám ngày 2 kỳ kinh bác sĩ cho chích thuốc Menogon. Đến ngày 28-7-2016 thì làm IUI. Ngày 12-7-2016 bác sĩ cho em thử máu kết quả <5 bác sĩ có nói thuốc có tác dụng trong 3 tháng nên VC về quan hệ bình thường. Bác sĩ cho em hỏi nếu như tháng này em để có thai khi mới chụp X-quang bụng có ảnh hưởng gì không ạ ? Em cảm ơn.

Trả lời
Chào bạn,

Theo thông tin bạn cung cấp, ngày bạn chụp Xquang của bạn là thuộc chu kỳ kinh trước, không liên quan đến chu kỳ kinh hiện tại. Do đó, nếu chu kỳ này bạn có thai, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.

Chúc vợ chồng bạn sớm có thai.

Bs.CKI. Đặng Ngọc Khánh
K
hoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ

Bài viết được viết bởi BSCK. Trần Hải Đăng - Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Liên quan đến ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe, vấn đề quan trọng nhất là liều tia, thời gian tiếp xúc, số lần nhận tia trong 1 năm, 10 năm... Bản thân mỗi người chúng ta cũng là một nguồn bức xạ và hàng ngày chúng ta nhận bức xạ từ nhiều nguồn tự nhiên xung quanh mà không ai có thể tránh được.

Tia X dùng trong chẩn đoán (các loại chụp X-quang) có liều thấp hơn nhiều so với tia X dùng để điều trị (xạ trị). Không phải cứ tiếp xúc với tia X là mức độ nguy hại như nhau.

Với các máy X-quang số hóa hoàn toàn (Digital Radiography) như tại Vinmec, liều tia được giảm tới 50% so với các máy X-quang “truyền thống” trước đây.

Bình thường một phụ nữ trẻ, khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật cá nhân hay gia đình liên quan đến sinh đẻ, thai nghén... thì nguy có dị tật bào thai là 3-6% (đa phần trong đó là các dị tật nhỏ) và nguy cơ xảy thai là khoảng 15%. Đây là tỷ lệ chung cho mọi phụ nữ từ khi bắt đầu mang thai, không thay đổi kể cả ở các nước phát triển.

Khi chụp X-quang tim phổi, chùm tia X không chiếu vào vùng bào thai ở tiểu khung. Có thể có một số tia thứ cấp chạm tới nhưng liều rất nhỏ và không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc xảy thai.

Chụp CT sau bao lâu thì nên có thai

Hình ảnh máy chụp X-quang tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Liều tia X bệnh nhân nhận được từ 1 lần chụp tim phổi là 0,1 millisievert (đơn vị đo liều bức xạ). Một người bình thường sống trên trái đất hàng năm nhận từ môi trường tự nhiên một liều bức xạ trung bình là 3 millisievert. Tức là liều bức xạ nhận được từ 1 lần chụp tim phổi chỉ tương đương với 10 ngày bức xạ tự nhiên mà bất cứ ai cũng đều được nhận.

Ngay cả ở ngưỡng 50 millisievert (bằng 500 lần chụp X-quang tim phổi liên tục) cũng chưa làm tăng nguy cơ đối với thai sản. Theo các tài liệu đã được công bố cho tới nay, liều tia xạ có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc xảy thai là trên 200 millisievert (bằng 2000 lần chụp tim phổi liên tục).

2 tuần đầu, bào thai rất ít bị ảnh hưởng gây dị tật bởi tia X. Tuy nhiên tia X có thể gây xảy thai nhưng phải với liều cao hơn nhiều liều 50 millisievert (500 lần chụp tim phổi)

  • Từ tuần thứ 2 đến 8, tia X với liều chụp chẩn đoán không gây ra dị tật, xảy thai hoặc làm chậm phát triển thai, trừ khi bị “ăn liều” trên 200 millisievert (2000 lần chụp tim phổi).
  • Từ tuần thứ 8 đến 15, hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với ảnh hưởng tia X nhưng phải với liều trên 300 millisievert (3000 lần chụp tim phổi)
  • Từ sau tuần 20, các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn toàn. Sức chịu đựng của thai nhi với tia X tốt hơn, gần như tương đương của người mẹ.

Khi thai phụ chụp răng, thai nhi nhận 1 liều bức xạ 0,01 millirad (0,001 millisievert), tức là phải chụp răng 100.000 lần liên tục thì thai nhi mới nhận liều 1 rad. Như vậy phải chụp răng 500.000 lần mới đạt ngưỡng 50 millisievert, là ngưỡng vẫn hoàn toàn chưa làm tăng nguy cơ nào đối với thai sản.

Khi đo khoáng xương bằng tia X, người bệnh nhân một liều bức xạ bằng 0,001 millisivert, tương đương với 3h bức xạ tự nhiên mà mỗi cá thể nhận được hàng ngày.

Như vậy, không có cơ sở nào để lo lắng về việc một lần chụp X-quang tim phổi, hoặc ngay cả 1 lần chụp CT bụng-tiểu khung (bằng 100-200 lần chụp phổi) có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc xảy thai. Sau khi chụp X-quang tim phổi mới phát hiện ra mình có thai thì cũng không cần làm gì cả. Từ trước tới nay, nhất là với các thế hệ máy móc mới hiện tại, không có tài liệu nghiên cứu nào công bố khuyến cáo nên bỏ thai vì nguy cơ dị tật thai sau khi chụp X-quang tim phổi thông thường. Nhiều người quá lo lắng về vấn đề này thì việc lo lắng quá mức và thiếu cơ sở ở thời kỳ đầu mang thai ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hơn việc tiếp xúc với tia X của chụp phổi.

Thai phụ nên tập trung sự chú ý về thực phẩm, nước uống, thuốc men, lối sống hoặc ô nhiễm môi trường... là các yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến con số 3% dị tật hoặc 15% xảy thai ở tất cả các phụ nữ trẻ, khỏe mạnh có thai và hoàn toàn không tiếp xúc với tia X trong suốt thời gian mang thai. Chưa kể những người có tiền sử bệnh tật hoặc yếu tố gia đình liên quan đến sinh sản thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi cũng như tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ và gia đình, chị em cần thông báo trước cho bác sỹ hoặc kỹ thuật viên X-quang trước nếu như đang có thai hoặc có khả năng có thai để tránh việc tiếp xúc với tia X khi không thật sự cần thiết.

Nếu việc chụp X-quang là không tránh được theo yêu cầu chuyên môn thì thai phụ cần được bảo vệ bằng áo chì để hạn chế tối đa tia X tiếp xúc với thai nhi.

XEM THÊM: