Vì sao gọi nhà thổ là lầu xanh

"Thanh lâu", hay còn có cái tên khác là "kỹ viện", có lẽ không phải là một từ xa lạ với những khán giả yêu thích dòng phim cổ trang Trung Quốc. Đây có thể được coi là một dạng "nhà thổ" thời cổ đại, nơi rất nhiều cô gái dùng nhan sắc, tài năng và đặc biệt là thân xác để kiếm tiền.

Các cô gái trong thanh lâu đều là người có nhan sắc say đắm lòng người, có người lựa chọn buôn son bán phấn bằng cơ thể, cũng có người chỉ bán nghệ mà không bán thân.

Vì sao gọi nhà thổ là lầu xanh

Các cô gái trong thanh lâu đều là người có nhan sắc say đắm lòng người. Nguồn: Internet

Thế nhưng suy cho cùng giữa xã hội phong kiến đầy định kiến ấy, họ đều là những con người khốn khổ bị người đời khinh rẻ, bị gọi một tiếng "kỹ nữ". Số phận của họ thường không có kết cục tốt đẹp, cho dù đã từng phong hoa đến nhường nào thì khi về già, khi nhan sắc tàn phai, thứ chờ họ đều chỉ quẩn quanh chuộc thân, làm tú bà, xuất gia. Phần lớn đều cô độc đến chết.

Trong những bộ phim truyền hình hay tranh cổ người ta thường thấy những cô gái thanh lâu quấn một sợi chỉ đỏ quanh eo mình. Nếu bạn nghĩ đây chỉ đơn thuần là một món đồ trang sức quyến rũ thì bạn đã nhầm. Sợi chỉ đỏ mỏng manh ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn với những cô gái thanh lâu bạc phận.

Gần như không cô gái cổ đại nào lại tự nguyện bước vào thanh lâu. Nhiều người bị gia đình bán cho tú bà do gia cảnh nghèo khó, nhiều người lại trở thành kỹ nữ do cả nhà bị xử tội. Giữa chốn lầu xanh, những cô gái khốn khổ coi sợi dây tơ hồng như một "lá bùa may mắn", là nơi ký thác niềm hy vọng mong manh cho một tương lai nhẹ nhàng tươi sáng hơn.

Vì sao gọi nhà thổ là lầu xanh

Sợi dây đỏ quanh eo của cô gái thanh lâu. Nguồn: Internet

Theo quan niệm xưa màu đỏ cũng là màu xua đuổi tà ma. Sống ở dưới "đáy xã hội", tiếp xúc với đủ loại người, thân là phận nữ nhi họ chỉ có thể tin vào Thần Phật, mong sợi dây đỏ ấy có thể giúp họ tránh xa những thứ "dơ bẩn". Suy cho cùng, họ vẫn luôn ao ước được thoát khỏi vũng lầy này để tìm kiếm cuộc sống bình phàm êm ấm cho mình.

Bên cạnh đó, sợi dây đỏ còn đóng vai trò là cọng rơm cứu mạng cuối cùng cho tôn nghiêm của người con gái. Tuy là bán thân, thế nhưng có sợ chỉ đỏ quanh eo vẫn có thể coi như chưa trút hết mọi thứ. Nó giống như một liệu pháp trấn an tinh thần để những cô gái vượt qua những đêm trường tối tăm.

Tiểu Ngọc (Theo Tổ Quốc)

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ngày nay, nhắc đến lầu xanh nhiều người nghĩ rằng đó là nhà chứa gái mại dâm. Tuy nhiên theo Wikipedia, vào thời xa xưa ở Trung Quốc, lầu xanh chính là cung điện của hoàng đế hoặc dinh thự của gia đình quý tộc, đôi khi còn là tên của gia đình giàu có. Kể từ triều đại nhà Đường và nhà Tống, lầu xanh mới có nghĩa là nhà chứa.

Vào thời Xuân Thu, lầu xanh chính là những căn nhà do Tể tướng Quản Trọng lập ra đầu tiên. Trong xã hội cổ đại, nhiều thiếu nữ đến tuổi đi học bị bán cho những gia đình giàu có, họ phải giúp việc cho những gia đình này, bên cạnh đó, cũng có khá nhiều thanh niên không tìm được ý trung nhân, không lấy được vợ, thậm chí một số người đến tuổi bảy mươi vẫn còn độc thân. Thế rồi dần dần hình thành các lầu xanh, đây là nơi ở của những thiếu nữ giúp việc, nơi mà những người độc thân đến tìm ai đó để lấy làm vợ.

Đến triều đại nhà Lương (502 - 557) thì lầu xanh lại có nghĩa khác. Trong sách Nam Tề thư (南齊書), Tiêu Tử Hiển viết rằng “vua nước Tề cho sơn lầu Hưng Quang thành màu xanh nên nơi này được gọi là thanh lâu” (trích quyển 7, Đông hôn hậu bản kỷ); còn trong Tùy Viên thi thoại (隨園詩話), Viên Mai (1716 - 1797), một văn nhân tài giỏi ở Giang Nam thời nhà Thanh cũng cho biết ý tương tự, song lại phê phán: “Việc ngày nay gọi thanh lâu là kỹ viện (nhà chứa) quả thật là sai lầm, vì đây là nơi ở của hoàng đế”.

Trong Tấn thư (晉書) đời nhà Đường, thanh lâu là dinh thự của gia đình quyền quý (trích quyển 89), còn trong thơ văn của các triều đại Ngụy, Tấn và Lục triều thì lầu xanh có thể là cung điện của hoàng đế hay là nơi sinh sống của các mỹ nữ. Điều này đã được ghi nhận trong Mỹ nữ thiên (美女篇) của Tào Thực thời Tam Quốc hay Xuân nhật quan tảo triều (春日觀早朝) của Dữu Tín trong triều đại Bắc Chu.

Khái niệm thanh lâu là nhà chứa (kỹ viện) bắt nguồn từ bài Vạn sơn thái tang nhân (萬山採桑人) của Lưu Mạc thời nhà Lương: “Xướng nữ bất thăng sầu, kết thúc hạ thanh lâu” (Đào hát sầu mênh mang, thanh lâu nàng bước xuống). Từ đó nhiều văn nhân thi sĩ cũng sử dụng từ “thanh lâu” với nghĩa là nơi ở của xướng nữ hay kỹ nữ, tức con hát hay gái điếm. Dĩ nhiên đây là cách dùng từ lệch nghĩa gốc mà ta có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm. Ví dụ như trong Nho lâm ngoại sử (儒林外史), ở chương 30 có từ thanh lâu ám chỉ rằng đây là nhà chứa; trong bài thơ Khiển hoài (遣懷) của Đỗ Mục đời nhà Đường và trong quyển Duyệt vi thảo đường bút ký (閲微草堂筆記) của Kỷ Quân thời nhà Thanh cũng đều cho biết thanh lâu là nơi hành nghề của kỹ nữ.

Tóm lại, lầu xanh là từ tiếng Việt, dịch từ chữ 青樓 (thanh lâu) trong Hán ngữ, ban đầu dùng để chỉ nơi ngụ cư của phụ nữ; về sau nói về cung điện của vua chúa hay dinh thự của bậc quyền quý. Từ này chỉ có nghĩa là nhà chứa (kỹ viện) khởi nguồn từ bài Vạn sơn thái tang nhân của Lưu Mạc thời nhà Lương.

Tin liên quan

Tuy nhiên, có một cách hiểu khá thông dụng cho rằng thổ còn có nghĩa là “đĩ”. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên có ghi nhận thổ như là một từ cũ và giảng là “gái mại dâm trong xã hội cũ [hàm ý khinh]”. Trước đó, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã ghi nhận nhà thổ và giảng là “nhà đĩ”, rồi ở phần chữ cái “T” thì ghi nhận thổ với lời giảng theo nghĩa “đĩ điếm”. Nhưng thổ [土] tuyệt nhiên không có cái nghĩa nào trực tiếp liên quan đến khái niệm “gái điếm” cả. Nếu có thì đó cũng chỉ là một thao tác “gá nghĩa” mà thôi. Nó chỉ liên quan đến danh ngữ thổ xướng gia [土娼家] của tiếng Hán.

Vậy xướng [娼] là gì? Đây là một đồng nguyên tự (chữ cùng gốc) với hai chữ [唱] và [倡], đều đọc là xướng và có nghĩa gốc là “ca, hát” (nên mới đi với bộ khẩu [口] thành [唱]), rồi “người ca hát” (nên mới đi với bộ nhân [亻] thành [倡]) và vì người ca hát trong các kỹ viện, tửu lâu thời xưa, nói chung đều là nữ nên khái niệm này mới được cụ thể hóa bằng chữ xướng [娼] bộ nữ [女]. Cuối cùng thì vì ca nữ nhiều khi cũng “kiêm nhiệm” chức năng của kỹ nữ nên chữ xướng [娼] đã mang cái nghĩa chính thức là “gái điếm”. Ở đây, thổ có nghĩa gốc là “thuộc về địa phương” nên tại một số nguồn trên mạng thổ xướng đã được dịch theo từng từ sang tiếng Anh thành “local prostitute[s]” (điếm “sở tại”). Còn cái nghĩa chính xác của danh ngữ này là “unlicensed prostitute” (điếm không có giấy phép), “unregistered prostitute” (điếm không đăng ký). Vì vậy những gái điếm này còn được gọi là tư xướng [私娼], tức “điếm chui”, “điếm lén” - trước đây ngôn ngữ bình dân trong nam gọi là đĩ lậu - hành nghề không có phép, không đóng thuế và không đi lục xì, để phân biệt với công xướng [公娼], là những gái điếm có đăng ký và được nhà cầm quyền cho phép. Cứ như trên thì thổ xướng đồng nghĩa với tư xướng và có nghĩa là “gái mại dâm chui”, “gái mại dâm lén”. Nơi hành nghề của gái mại dâm chui, tức của thổ xướng, là thổ xướng gia [土娼家] và đây chính là cái ngữ đoạn danh từ được chuyển ngữ sang tiếng Việt thành nhà thổ.

Tại hồi thứ 19 của truyện Lão Tàn du ký [老殘遊記], nói về hành động của nhân vật Hứa Lượng, tác giả Lưu Ngạc có kể rằng y “tựu đáo giá thổ xướng gia” [就到這土娼家], nghĩa là y “bèn đến thổ xướng gia này”. Ở đây, thổ xướng gia cũng đã được chuyển sang tiếng Việt thành “nhà thổ” (xin xem Lão Tàn du ký, Trần Văn Chánh dịch, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1989, tr. 258).

Vậy nhà thổ là “dịch phẩm” từ thổ xướng gia của tiếng Hán nên thổ vốn không hề có nghĩa là “điếm”.

Tin liên quan

  • Tôi yêu tiếng Việt
  • Từ bộng đến nọc
  • Thú nói lái của người Việt