Việt nam gia nhập những tổ chức nào năm 2024

Trong chuyến thăm tới Việt Nam hồi tháng 5-2022, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đánh giá cao tăng trưởng kinh tế, thương mại đầy ấn tượng của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không mấy khả quan.

“Việt Nam là tấm gương sáng về tăng trưởng kinh tế dựa trên các thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại và đầu tư, tham gia thành công vào tiến trình toàn cầu hóa và tái định hình chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế”, bà Ngozi Okonjo-Iweala nói.

Đánh giá này dựa trên những thành tựu kinh tế, thương mại, đầu tư nổi bật mà Việt Nam đạt được kể từ khi gia nhập WTO 17 năm trước (ngày 11-1-2007). Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, duy trì xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, duy trì nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO (từ 48 tỷ USD năm 2007, lên cao nhất là 371,85 tỷ USD năm 2022); vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện đạt khoảng 23,18 tỷ USD năm 2023. Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm trong năm 2023 thì Việt Nam là điểm sáng với tăng trưởng GDP đạt 5,05%.

Theo Bộ Công Thương, từ khi gia nhập WTO, thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng 6,6 lần. Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn, trong đó có cả những công ty công nghệ cao và đang từng bước vươn lên trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu. Riêng trong năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người tăng 160 USD so với năm 2022, lên 4.284 USD. Tăng trưởng GDP cao nhất là năm 2022, đạt trên 8%.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động nắm chắc biến động kinh tế thế giới và khu vực; tăng cường năng lực dự báo, đề xuất hướng đi linh hoạt nhằm phản ứng nhanh chóng với chính sách mới của các đối tác. Bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng thể chế; hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, đồng bộ, tương thích với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Bộ cập nhật theo dõi trên 170 mặt hàng xuất khẩu, đưa ra danh sách cảnh báo sớm đối với 18 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. Điều này giúp các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chủ động ứng phó và xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực..., đồng thời và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc có thể tạm chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1977-1991:

Chịu tác động của Chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc còn ở mức hạn chế. Về chính trị, vai trò và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc bị hạn chế do bối cảnh Chiến tranh lạnh. Về kinh tế, mặc dù phải chịu nhiều khó khăn do bao vây cấm vận, Việt Nam vẫn tranh thủ được các nguồn lực từ viện trợ trực tiếp không hoàn lại của hệ thống phát triển của Liên hợp quốc, với tổng trị giá trên 500 triệu đô-la Mỹ. Các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc đã góp phần giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn kinh tế–xã hội, hậu quả chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện cho ta nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học–kỹ thuật, góp phần phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển.

Giai đoạn từ 1991 đến nay:

Đặc trưng của giai đoạn này là việc Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ đề chíng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc. Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước. Lần đầu tiên, ta đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000-2002), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006).... Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ).

Về an ninh giải trừ quân bị : Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC) năm 1998, ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996 và phê chuẩn Hiệp ước này năm 2006, đã tham gia và đã trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị (CD) từ 17/6/1996, hiện đang chuẩn bị ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của Liên hợp quốc nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên của Liên hợp quốc.

Về hợp tác phát triển: Trọng tâm mới của Liên hợp quốc tại Việt Nam được thể hiện trong UNDAF (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 603/TTg-QHQT ngày 16/5/2005). Đây là tài liệu định hướng chung cho các hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trên cơ sở các định hướng ưu tiên của Việt Nam đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRSG)..., đồng thời phù hợp với những lĩnh vực mà các tổ chức Liên hợp quốc quan tâm và có thế mạnh, trong đó có ưu tiên tập trung là việc phấn đấu đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

Hiện nay, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc được thể hiện bằng việc đạt được 3 mục tiêu chính nêu trong UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hoà nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ.

Liên hợp quốc đánh giá cao hoạt động ngày càng tích cực của ta tại Liên hợp quốc. Các hoạt động gặp gỡ cấp cao của ta với Liên hợp quốc đã diễn ra thường xuyên hơn. Nhân dịp Liên hợp quốc kỷ niệm 50 năm thành lập, ta đã tặng Liên hợp quốc phiên bản Trống Đồng Ngọc lũ, hiện được đặt trang trọng tại Trụ sở của Liên hợp quốc. Tại Liên hợp quốc, các hoạt động của ta liên quan đến Phong trào Không Liên Kết và ASEAN cũng ngày càng được tăng cường. Tháng 5/2006, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Cô-phi Annan tới thăm Việt Nam. Hiện ta là một trong 8 nước triển khai thí điểm sáng kiến «Một LHQ» ở cấp độ quốc gia- một nội dung về cải tổ được LHQ rất coi trọng. Đặc biệt, với việc ta đã được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, có thể nói, vị thế và vai trò của ta tại Liên hợp quốc được nâng cao nhất từ trước đến nay./.