Vọng văn vấn thiết là gì năm 2024

TỨ CHẨN – VỌNG VĂN VẤN THIẾT

VỌNG (THẦN, SẮC, HÌNH, THÁI)

Còn thần: Tỉnh táo, mắt sáng Có Không Thất thần: Mệt mỏi, thờ ơ, nói không có sức Có Không Sắc mặt Tươi nhuận Nhạt Đỏ Vàng Xanh Trắng Đen xám Sắc môi Tươi nhuận Nhạt, khô Thâm đen Chất lưỡi Hồng Nhạt (trắng bệch) Xanh tím Đỏ Rêu lưỡi Trắng Vàng Đen Mỏng Dày (bẩn) Không rêu Ướt Khô Nhớt Hình dáng lưỡi Bình thường To bệu Nhỏ Dấu răng Có Không Chấm đỏ, đỏ tím (vị trí) Có Không Vận động lưỡi Run Lệch Thể trạng (BMI) Gầy Trung bình Mập Cơ nhục Teo cơ Không teo cơ Phù (vị trí) Có Không Tính tình Hòa nhã Cáu gắt, dễ nóng nảy

VĂN

Tiếng nói To rõ, có lực Nhỏ yếu, biếng nói Nói ngọng, khó nói Tiếng thở Thở mạnh Thở yếu, nông (đoản hơi) Khó thở Có Không Hơi thở Hôi Không hôi Ho Có Không Ho khan Có Không Ho khạc đàm Có Không Đàm Nhiều Ít Trắng loãng Đặc dính Nấc Có Không Nấc liên tục, tiếng to Nấc thưa, tiếng nhỏ

VẤN

1.NHẤT VẤN HÀN NHIỆT

Sợ lạnh Có Không Sợ gió Có Không Sợ nóng Có Không Sốt Có Không Sốt cao Sốt nhẹ Sốt liên tục Sốt cơn (triều nhiệt) Lúc sốt, lúc rét (hàn nhiệt vãng lai) Sốt + ra mồ hôi Sốt + không ra mồ hôi Sốt cao + ra mồ hôi nhiều

2.NHỊ VẤN HÃN

Tự hãn Có Không Đạo hãn Có Không

3.TAM VẤN ẨM THỰC

Ăn Kém ăn, chán ăn Bình thường Ăn nhiều Miệng Đắng miệng Nhạt miệng Uống Khát nước Không khát Buồn nôn Có Không Nôn Có Không

4.TỨ VẤN TIỆN

Tiểu tiện Trong Vàng Nhiều Ít Tiểu bình thường Tiểu khó Bí tiểu Tiểu gắt, tiểu đau Tiểu đêm Có Không Đại tiện Phân khuôn Táo, bón Sệt, lỏng Tiêu chảy lúc sáng sớm) Ngũ canh tiết tả

5.NGŨ VẤN ĐẦU THÂN

Đau đầu Có Không Hoa mắt, chóng mặt Có Không Đau tai Có Không Đau lưng Có Không

6.LỤC HUNG PHÚC

Hồi hộp Có Không Đau ngực Có Không Khó chịu vùng ngực (nặng ngực) Có Không Đau tức mạn sườn Có Không Đau bụng Có Không Đau thượng vị Đau hạ vị Đau toàn bụng Hạ sườn phải Hạ sườn trái Hông phải Hông trái

7.THẤT VẤN NHĨ MỤC

Ù tai Có Không Nặng tai Có Không Tai điếc Có Không Mắt đau Có Không Đỏ mắt Có Không Khô mắt Có Không Mắt mờ Có Không Mắt quáng gà Có Không

8.BÁT VẤN MỊ

Mất ngủ Có Không Ngủ hay mê, không sâu Trằn trọc khó ngủ

9.CỬU VẤN PHỤ KHOA

Kinh nguyệt Đều Không đều Chu kỳ Bình thường Ngắn Dài Lượng kinh Bình thường Ít Nhiều Kinh Sắc đỏ tươi Sắc đỏ thẫm Máu cục Sắc nhạt Rong kinh Rong huyết Khí hư Nhiều Ít Loãng Đặc Trắng Vàng Hôi Không hôi Ngứa Không ngứa

THIẾT

MẠCH CHẨN

Mạch (Vị khí, Thần) Có lực Vô lực Phù Trầm Không phù, không trầm Sác Trì Hòa hoãn Hư Thực Tế Nhược .v.v… Mạch ở bộ Xích (Căn) Trầm Có lực Trầm Vô lực

XÚC CHẨN

Người Ấm Nóng Lạnh Chân tay Ấm Nóng Lạnh Lòng bàn tay chân Ấm Nóng Lạnh Mu bàn tay chân Ấm Nóng Lạnh Tâm hạ Đầy trướng Căng, Mềm Đau Không đau Bụng trướng đau Bụng đau Có Không U cục Có Không Cự án (ấn đau) Có Không Thiện án (thích ấn, thích xoa) Có Không Ấn huyệt (tìm vị trí huyệt đau) Đau Không đau

Dự thảo nêu rõ, khám bệnh y học cổ truyền là dùng Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để khám cho người bệnh và chẩn đoán theo bát cương, tạng phủ, kinh lạc, nguyên nhân, bệnh danh.

Chữa bệnh y học cổ truyền là sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) để phòng bệnh, chữa bệnh, chứng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.

Phương pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là việc kết hợp các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền với các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học hiện đại trên cùng một người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh

Theo dự thảo, các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

Trong khám bệnh: Sử dụng Tứ chẩn, bao gồm: vọng, văn, vấn, thiết.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các phương pháp dùng thuốc bao gồm: Ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dụng, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc cổ truyền dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và các đường dùng phù hợp khác.

Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc bao gồm: Xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể, cạo gió và các phương pháp khác theo quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền trong khám, chữa bệnh

Dự thảo nêu rõ, các phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

Trong khám bệnh: Sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, sử dụng các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp khám bệnh khác để chẩn đoán bệnh.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, các trang thiết bị, các hoạt chất đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam và các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại kết hợp với các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học cổ truyền để điều trị theo tình trạng bệnh lý, giai đoạn bệnh của người bệnh, theo dõi quá trình điều trị và đánh giá kết quả điều trị.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền

Theo dự thảo, việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền phải được thực hiện như sau:

Căn cứ vào Danh mục thuốc thiết yếu, thuốc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và các danh mục thuốc khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, thủ trưởng đơn vị hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn xây dựng Danh mục thuốc đáp ứng nhiệm vụ cấp cứu và nhu cầu điều trị người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền phải bảo đảm về tổ chức trong việc khám bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày và điều trị nội trú bằng thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; chế biến, bào chế và cung ứng thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu theo nhu cầu điều trị của người bệnh tại bệnh viện.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại Bệnh viện hiện đại

Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện hiện đại được thực hiện như sau:

Thành lập khoa Y, Dược cổ truyền theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT- BYT ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước hoặc bộ phận khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tại bệnh viện.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt việc phối hợp giữa các khoa, trong việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, trong đó khoa Y, Dược cổ truyền, bộ phận khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền là đầu mối.

Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy. Sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh theo quy định; tổ chức triển khai ứng dụng, đánh giá hiệu quả các bài thuốc cổ truyền, chế phẩm thuốc cổ truyền, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền.

Bảo đảm có đủ dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và thuốc hóa dược để đáp ứng việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác

Theo dự thảo, ciệc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác được thực hiện như sau:

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa được sử dụng các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật y học cổ truyền, thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định để điều trị cho người bệnh.