Bất quý nan đắc chi hóa là gì

35 執大象,天下往。往而不害,安平太。 樂與餌,過客止。道之出口,淡乎其無味,視之不足見,聽之不足聞,用之不足既。 Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại, an bình thái. Nhạc dữ nhị, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị, thị chi bất túc kiến, thính chi bất túc văn, dụng chi bất túc kí. [Bậc vua chúa] giữ đạo lớn thì thiên hạ tới qui phục; qui phục mà không hại, được an lạc thái bình. Âm nhạc với mĩ vị làm cho khách qua đường ngừng lại; còn đạo mà nói ra thì nó nhạt nhẽo, vô vị; nhìn kĩ nó không thấy, lắng nghe cũng không thấy, nhưng dùng nó thì không bao giờ hết. Câu đầu: “đại tượng”, chữ tượng đó như chữ tượng trong chương 21 “kì trung hữu tượng”: ở trong [đạo] có hình tượng. Có nhà dịch là: Ai nắm được cái hình tượng lớn [cái trực giác về đạo] thì có thể đi khắp thiên hạ mà không nguy, vì ở đâu cũng thấy cảnh an lạc, thái bình. Câu thứ ba: “đạo chi xuất khẩu”, có người dịch là “đạo hiển hiện ra”. Đại ý chương này là đạo không hấp dẫn người ta như âm nhạc, mĩ vị, thể của nó nhạt nhẽo, vô thanh vô hình, nhưng dụng của nó vô cùng. 36 將欲歙之,必固張之。將欲弱之。必固强之。將欲廢之,必固舉之。將欲奪之,必固與之。是謂微明。柔弱勝剛强。 魚不可脫於淵,國之利器不可以示人。 Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố cử chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi minh. Nhu nhược thắng cương cường. Ngư bất khả thoát ư uyên; quốc chi lợi khí bất khả dĩ thị nhân. Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. [H iểu] như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường. Cá không nên rời khỏi vực. Lợi khí của nước không nên khoe cho dân thấy. Đoạn trên dễ hiểu. Luật tạo hóa là “vật cực tắc phản”; hễ mạnh rồi thì sẽ yếu, yếu rồi thì sẽ mạnh; thịnh rồi tới suy, suy rồi sẽ thịnh. Mà nhu nhược thắng cương cường là chủ trương của Lão tử. Có người cho như vậy là Lão tử khuyên người cầm quyền dùng âm mưu, trá thuật như các chính trị gia t hời Chiến Quốc: chẳng hạn như Tấn Hiến Công muốn đánh nước Ngu, mới đầu đem tặng vua Ngu ngọc bích v à ngựa; Hàn Khang tử đem đất dâng Trí Bá để Trí Bá hóa kiêu, đòi đất của Ngụy; các nước khác thấy Tr í Bá quá tham, liên kết nhau diệt Trí Bá… Chúng tôi nghĩ Lão tử ghét xảo trá, theo vô vi, đâu lại khuyên người ta dùng âm mưu; ông chỉ muốn ph á thuật của bọn âm mưu và dặn chúng nên cẩn thận coi chừng đấy thôi. Nhưng đoạn sau thì có phần khó hiểu, chúng tôi không thấy liên lạc với đoạn trên ra sao. Mà “lợi khí ” là cái gì? Có người bảo là khí giới sắc bén; có người là dịch là “tài lợi”, là chủ quyền của quốc gia; có người lại giảng: “thánh nhân là đồ dùng ích nước lợi dân” nên ẩn náu như cá ở trong vực; như vậy không liên lạc gì với đoạn trên cả. Sau cùng có người cho “quyền mưu” là lợi khí của nhà cầm qu yền, không nên để cho người ta thấy; ý này trái với chủ trương của Lão. Hay là đoạn cuối đó, nên tách ra, đưa vào một chương khác chăng; mà hiểu như sau: Cá ra khỏi vực thì chết, những tài lợi trong nước không nên khoe khoang, cứ sống trong bóng tối thì mới an thân được? 37 道常無爲而無不爲,侯王若能守之,萬物將自化。化而欲作,吾將鎭之以無名之樸。(無名之樸)。夫亦將無欲。不欲以靜,天下將自定。 Đạo thường vô vi nhi vô bất vi, hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự hóa. Hóa nhi dục tác, ngô tương trấn chi dĩ vô danh chi phác. (Vô danh chi phác). Phù diệc tương vô dục. Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định. Đạo vĩnh cửu thì không làm gì (vô vi – vì là tự nhiên) mà không gì không làm (vô bất vi – vì vạn vật nhờ nó mà sinh, mà lớn); bậc vua chúa giữ được đạo thì vạn vật sẽ tự biến hóa (sinh, lớn). Trong qu á trình biến hóa, tư dục của chúng phát ra thì ta dùng cái mộc mạc vô danh (tức bản chất của đạo) mà trấn áp hiện tượng đó, khiến cho vạn vật không còn tư dục nữa. Không còn tư dục mà trầm tĩnh thì th iên hạ sẽ tự ổn định. Bốn chữ “vô danh chi phác” đặt trong dấu ngoặc, các nhà hiệu đính cho là lặp lại, dư. THIÊN HẠ 38 上德不德,是以有德;下德不失德,是以無德。 上德無爲而無以[100]爲;下德無爲而有以爲。 上仁[101]爲之而無以爲;上義爲之而有以爲。上禮爲之而莫之應,則攘臂而扔之。 故失道而後德,失德而後仁,失仁而後義,失義而後禮。夫禮者,忠信之薄,而亂之首。前識者道之華,而愚之始。是以大丈夫處其厚,不居其薄,處其實,不居其華。故去彼取此。 Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi; hạ đức vô vi nhi hữu dĩ vi. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi; thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng , tắc nhương tí nhi nhưng chi. Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy. Thị dĩ đại trượng phu xử kì hậu, bất cư kì bạc, xử kì thực, bất cư kì hoa. Cố khứ bỉ thủ thử. Người có đức cao thì [thuận theo tự nhiên] không có ý cầu đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức. Người có đức cao thì vô vi [không làm] mà không có ý làm [nghĩa là không cố ý vội[102] vì cứ thuận t heo tự nhiên]; người có đức thấp cũng vô vi, mà có ý làm [nghĩa là cố ý vô vi]. Người có đức nhân cao thì [do lòng thành mà] làm điều nhân, chứ không có ý làm [không nhắm một mục đ ích gì]; người có lòng nghĩa cao thì làm điều nghĩa mà có ý làm [vì so sánh điều nên làm – điều nghĩ a – với điều không nên làm]; người có đức lễ cao thì giữ lễ nghi, và nếu không được đáp lại thì đưa cánh tay ra kéo người ta bắt phải giữ lễ nghi như mình. Cho nên đạo mất rồi sau mới có đức (đức ở đâ y hiểu theo nghĩa nguyên lí của mỗi vật), đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa , nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Dùng trí tuệ để tính toán trước, thì [mất cái chất phác] chỉ là cái lòe loẹt [cái hoa] của đạo, mà là nguồn gốc của ngu muội. Cho nên bậc đại trượng phu [người hiểu đạo] giữ trung hậu thà nh tín mà không trọng lễ nghi, giữ đạo mà không dùng trí xảo, bỏ cái này mà giữ cái kia. Câu đầu có người dịch là: đức mà cao là không có đức, bởi vậy mới có đức. Chữ đức thứ nhất và thứ ba là đức hiểu theo Lão tử; còn chữ đức thứ nhì hiểu theo Nho gia, trỏ nhân, nghĩa, lễ. Câu thứ hai, có sách chép là: “Thượng đức vô vi nhi vô bất vi; hạ đức vi chi nhi hữu bất vi”: người có đức cao thì không làm mà không gì không làm; người có đức thấp thì làm mà kết quả là có nhiều điề u làm không được. Đoạn cuối, hai chữ “tiền thức” có người hiểu là bậc tiên tri, tiên giác. Chương này quan trọng, nói về sự suy vi của đạo đức tới chính sách hữu vi, dùng trí xảo. Lão tử chê chủ trương trọng nhân, nghĩa, lễ, trí của Khổng giáo. Nếu ông được thấy bọn pháp gia thì chắc ông cò n chê hơn nữa và sau “thất nghĩa nhi hậu lễ” tất đã thêm: “thất lễ nhi hậu pháp”. 39 昔之得一者:天得一以清,地得一以寧,神得一以靈,谷得一以盈,萬物得一以生,侯王得一以爲天下貞。其致之。 天無以清將恐裂,地無以寧將恐廢,神無以靈將恐歇,谷無以盈將恐竭,萬物無以生將恐滅,侯王無以貴高將恐蹶。 故貴以賤爲本,高以下爲基。是以侯王自謂孤,寡,不穀。此非以賤爲本邪?非歟?故至譽無譽,不欲琭琭如玉,珞珞如石。 Tích chi đắc nhất giả: thiên đắc nhất dĩ thanh, địa đắc nhất dĩ ninh, thần đắc nhất dĩ linh, cốc đắc nhất dĩ doanh, vạn vật đắc nhất dĩ sinh, hầu vương đắc nhất dĩ vi thiên hạ trinh. Kì trí chi. Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt, địa vô dĩ ninh tương khủng phế, thần vô dĩ linh tương khủng yết[ 103], cốc vô dĩ doanh tương khủng kiệt, vạn vật vô dĩ sinh tương khủng diệt, hầu vương vô dĩ quí cao tương khủng quyết. Cố quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ hầu vương tự vị cô, quả, bất cốc. Thử phi dĩ tiện vi bản dả? Phi dư? Cố trí dự vô dự, bất dục lục lục như ngọc, lạc lạc như thạch. Đây là những vật xưa kia được đạo: trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà lin h, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm chuẩn tắc cho thiên hạ. Những cái đó đều nhờ đạo mà được vậy. Nếu trời không trong thì sẽ vỡ, đất không yên thì sẽ lở, thần không linh sẽ tan mất, khe ngòi không đầy thì sẽ cạn, vạn vật không sinh thì sẽ diệt, vua chúa không cao quí thì sẽ mất ngôi. Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Cho nên vua chúa mới tự xưng là “côi cút” (cô), “ít đức” (quả), “không tốt” (bất cốc) [đều là những lời khiêm tốn]. Như vậy, chẳng phải là lấy hèn làm gốc đ ấy ư? Không phải vậy chăng? Cho nên không được khen tức là được lời khen cao quí nhất. Không muốn được quí như ngọc, bị khi như sỏi. Chữ nhất (một) trong câu đầu cũng là chữ nhất trong: “thánh nhân bão nhất”, chương 22, trỏ đạo. Ba chữ “kì trí chi” ở cuối đoạn đầu, có người ngỡ là lời chú thích của người sau. Hai chữ “bất cốc” trong đoạn cuối, có người dịch là “không đáng ăn”. Từ Hải không có nghĩa đó. Câu cuối, hai chữ “lục lục”, và 2 chữ “lạc lạc” có người hiểu là đẹp đẽ, hoặc ít; và xấu xí hoặc nhi ều. Đại khái cũng là cái nghĩa đáng quí, đáng khinh. Câu đó có người dịch là: Không muốn được quí như ngọc mà muốn bị khinh như sỏi, lấy lẽ rằng như vậy hợp với ý: “sang lấy hèn làm gốc” ở trên. Dịch như chúng tôi thì có nghĩa là không muốn được người t a khen mà cũng không bị người ta chê. 40 反者道之動,弱者道之用。天下萬物生於有,有生於無。 Phản giả đạo chi động, nhược giả đạo chi dụng. Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Luật vận hành của đạo là trở lại lúc đầu [trở lại gốc], diệu dụng của đạo là khiêm nhu. Vạn vật trong thiên hạ từ “có” mà sinh ra; “có” lại từ “không” mà sinh ra. 41 上士聞道,勤而行之;中士聞道,若存若亡;下士聞道,大笑之。不笑,不足以爲道。 故建言有之:明道若昧,進道若退,夷道若纇;上德若谷,大白若辱,廣德若不足,建德若偷,質德若渝。 大方無隅,大器晚成,大音希聲;大象無形,道隱無名。夫唯道,善貸且成。 Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo. Cố kiến ngôn hữu chi: minh đạo nhược muội, tiến đạo nhược thối, di đạo nhược lỗi; thượng đức nhược c ốc, đại bạch nhược nhục, quảng đức nhược bất túc, kiến đức nhược thâu; chất đức nhược du. Đại phương vô ngung, đại khí vãn thành, đại âm hi thanh; đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh. Phù duy đạo, thiện thải thả thành. Bậc thượng sĩ [sáng suốt] nghe đạo [hiểu được] thì gắng sức thi hành; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn l à đạo nữa. Cho nên sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như thụt lùi, đạo bằng p hẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã [hoặc thật trong trắng thì dường như nhơ bẩn], đức rộng lớn thì dường như không đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như không hư [có người dịch là hay thay đổi]. Hình vuông cực lớn thì không có góc [nói về không gian, nó không có góc vì không biết góc nó đâu]; c ái khí cụ cực lớn [đạo] thì không có hình trạng cố định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được [không gọi tên được]. Ch ỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật. Đoạn cuối từ “đại phương vô ngung”, chúng tôi hiểu là nói về đạo. Bốn chữ “đại khí vãn thành”, hầu h ết các học giả đều dịch là “cái khí cụ cực lớn thì muộn thành” – do đó mà cổ nhân thường dùng thành ngữ đó để diễn cái ý: người có tài lớn thường thành công muộn. Nhưng Trần Trụ đọc là: đại khí miễn (免) thành và hiểu là cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không (miễn ng hĩa là không) có hình trạng cố định (thành); như vậy hợp với “đại phương vô ngung” ở trên, với “đại âm hi thanh”, “đại tượng vô hình” ở dưới, mà ý cả đoạn mới nhất quán. Chúng tôi theo Trần Trụ nhưng vẫn chưa tin hẳn là đúng, vì nếu vậy thì “đại khí miễn thành” nghĩa không khác “đại tượng vô hình” l à bao, ý như trùng. Vì vậy mà chúng tôi phải dịch: “đại âm hi thanh” là thanh âm cực lớn thì không n ghe thấy; “đại tượng vô hình” là hình tượng cực lớn thì không trông thấy. 42 道生一,一生二,二生三,三生萬物。萬物負陰而抱陽,中氣以爲和。 人之所惡,唯孤,寡,不穀。而王公以爲稱。故,物或損之而益,或益之而損。 人之所敎,我亦敎之,梁强者不得其死,吾將以爲敎父。 Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng kh í dĩ vi hòa. Nhân chi sở ố, duy “cô”, “quả”, “bất cốc”. Nhi vương công dĩ vi xưng. Cố, vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn. Nhân chi sở giáo, ngã diệc giáo chi, lương cường giả bất đắc kì tử, ngô tương dĩ vi giáo phụ. Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư. Điều mà, mọi người ghét là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt”, vậy mà các vương công dùng những tiếng đó để tự xưng. Cho nên vật có khi bớt đi mà lại là thêm lên, có khi thêm lên mà hóa ra bớt đi. Có một lời mà người xưa dạy, nay tôi cũng dùng để dạy lại, là “cường bạo thì sẽ bất đắc kì tử”. Tôi cho lời đó là lời khuyên chủ yếu. Câu đầu mỗi người hiểu một cách: - Đạo là “không”, “không” sinh ra “có”, vậy “một” đó là “có”; hoặc đạo là vô cực, vô cực sinh thái c ực, “một” đó là thái cực. - Đạo là tổng nguyên lí, lí sinh khí, vậy một đó là khí. Hai thì ai cũng hiểu là âm và dương. Còn ba thì là một thứ khí do âm, dương giao nhau mà sinh ra chă ng? Hay là cái nguyên lí nó làm cho âm, dương hòa với nhau? Có nhà chỉ dịch là “ba” thôi, không giản g gì cả. - Vũ Đồng bảo: một, hai, ba trỏ thứ tự. Đạo sinh ra cái thứ nhất là khí dương, khí dương đó sinh ra cái thứ hai là khí âm, khí âm này sinh ra khí thứ ba là trùng hư để điều hòa âm, dương. - Vạn vật cõng âm mà ôm dương nên hiểu là quay lưng lại với âm mà hướng về dương, vì dương chủ sinh, âm chủ sát? Hay chỉ nên hiểu là vạn vật đều có phần âm và phần dương? Đoạn thứ hai: có khi bớt đi mà lại là thêm lên, tức như trường hợp các vương công khiêm tốn tự xưng là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt” mà lại được tôn trọng thêm. Đoạn cuối, câu “lương cường giả bất đắc kì tử”, các nhà chú giải bảo là lời khuyên khắc lên lưng ngư ời bằng đồng (kim nhân) đời Chu. Chúng ta nên để ý: cả cuốn Đạo Đức Kinh chỉ có chương này là nói về âm, dương. 43 天下之至柔馳騁天下之至堅。無有入無間。吾是以知無爲之有益。不言之敎,無爲之益,天下希及之。 Thiên hạ chi chí nhu trì sính thiên hạ chi chí kiên. Vô hữu nhập vô gian. Ngô thị dĩ tri vô vi chi h ữu ích. Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi. Trong thiên hạ, cái cực mềm thì chế ngự được cái cực cứng [như nước xoi mòn được đá]; cái “không có” lại len vô được không có kẽ hở [như không khí len vô được những chất đá, gỗ cứng mà trông bề ngoài ta không thấy kẽ hở]. Do đó mà tôi biết “vô vi” là có ích. Dạy mà không dùng lời, cái ích lợi của vô vi, người đời ít ai h iểu kịp. 44 名與身孰親?身與貨孰多?得與亡孰病?是故甚愛必大費,多藏必厚亡。 知足不辱,知止不殆,可以長久。 Danh dữ thân thục thân? Thân dữ hóa thục đa? Đắc dữ vong thục bệnh? Thị cố thậm ái tất đại phí, đa t àng tất hậu vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu. Danh tiếng với sinh mệnh cái nào quí? Sinh mệnh với của cải cái nào quan trọng? Được danh lợi mà mất sinh mệnh, cái nào hại? Cho nên ham danh quá thì phải hao tổn nhiều, chứa của c ải nhiều thì mất mát nhiều. Biết thế nào là đủ (tri túc) thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thì không nguy mà có thể sống lâu được. Chương này khuyên chúng ta “khinh vật quí sinh” như Dương Chu. Tri túc là thái độ chung của đa số cá c triết gia Trung Hoa, có thể nói của dân tộc Trung Hoa nữa. Nó là điều kiện cốt yếu của hạnh phúc. Chúng ta nhớ những châm ngôn: Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc? (Biết thế nào là đủ thì sẽ thấy đủ, đợi cho có đủ thì bao giờ mới đủ) và “Nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn” (Lòng dục của con ngư ời không có bờ bến, nhưng nếu nhìn lại phía sau mình thì đó là bờ bến đấy). 45 大成若缺,其用不弊;大盈若沖,其用不窮;大直若屈,大巧若拙,{大}辯若訥。 靜勝躁,寒勝熱,清靜爲天下正。 Đại thành nhược khuyết, kì dụng bất tệ; đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng; đại trực nhược khuất , đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột. Tĩnh thắng táo, hàn thắng nhiệt, thanh tĩnh vi thiên hạ chính. Cái gì hoàn toàn thì dường như khiếm khuyết mà công dụng lại không bao giờ hết; cái gì cực đầy thì d ường như hư không mà công dụng lại vô cùng; cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụn g, ăn nói cực khéo thì dường như ấp úng. Tĩnh thắng động, lạnh thắng nóng, thanh tĩnh [vô vi] là chuẩn tắc trong thiên hạ. Đoạn trên, Vương Bật giảng rằng đạo tùy vật mà tạo thành, cứ tự nhiên, không cố ý, không vì riêng mộ t vật nào, cho nên tựa như khiếm khuyết, hư không… mà công dụng thì vô cùng. Đoạn dưới, nguyên tác chép là: “Táo thắng hàn, tĩnh thắng nhiệt”: động thì thắng lạnh, tĩnh thì thắn g nóng; đó là luật tự nhiên; mùa đông lạnh, ta cử động cho nóng lên, mùa hè nóng, ta ngồi yên cho bớ t nóng. Nhưng bản ý của Lão tử có lẽ ở trong 6 chữ: “thanh tĩnh vi thiên hạ chính”, khuyên chúng ta nên than h tĩnh vô vi, cho nên sửa lại là “tĩnh thắng táo, hàn thắng nhiệt” thì hợp hơn. Hàn là lạnh, mà than h cũng có nghĩa là mát. Vả lại tĩnh và táo, hàn với nhiệt mới tương phản với nhau. Tĩnh và hàn là vô vi, táo và nhiệt là hữu vi; vô vi thắng hữu vi. 46 天下有道,卻走馬以糞;天下無道,戎馬生於郊。 禍莫大於不知足,咎莫大於欲得。故知足之足,常足矣。 Thiên hạ hữu đạo, khước tẩu mã dĩ phẩn; thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao. Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ. Thiên hạ có đạo [các nước không gây chiến với nhau] thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy; thiên hạ vô đạo thì ngựa dùng vào chiến tranh và ngựa mẹ sinh con ở chiến trường [ mà không sinh ở nhà]. [Do đó mà xét thì] họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho đ ược nhiều [đi chiếm nước ngoài] cho nên biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luô n đủ. 47 不出戶,知天下,不窺牖,見天道。其出彌遠,其知彌少。是以聖人不行而知,不見而名,無爲而成。 Bất xuất hộ, tri thiên hạ, bất khuy dũ, kiến thiên đạo. Kì xuất di viễn, kì tri di thiểu. Thị dĩ thá nh nhân bất hành nhi tri; bất kiến nhi danh; bất vi nhi thành. Không ra khỏi cửa mà biết được [sự lí trong] thiên hạ; không dòm ra ngoài cửa mà biết được đạo trời. Càng đi xa càng biết được ít. Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên. Đại ý là dùng tâm thần [trực giác] thì mới lĩnh hội được tổng nguyên lí, chứ đừng dùng tai mắt mà tì m hiểu từng vật một thì chỉ thêm mê hoặc.

声明:以上文章均为用户自行添加,仅供打字交流使用,不代表本站观点,本站不承担任何法律责任,特此声明!如果有侵犯到您的权利,请及时联系我们删除。