Bộ công cụ đánh giá thông tin thuốc năm 2024

Giáo dục sức khỏe, năng lực, điều dưỡng, bộ công cụ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của Bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp: 150 điều dưỡng chăm sóc người bệnh đang công tác tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp: Tiến hành với 3 bước: Bước 1. Điều tra thử nghiệm trên 150 điều dưỡng; Bước 2. Kiểm định tính giá trị qua phân tích nhân tố và tính giá trị theo nhóm. Bước 3. Kiểm định độ tin cậy qua tính giá trị Cronbach alpha và Test-retest. Kết quả: 1. Tính giá trị: Từ 51 tiểu mục ban đầu trên 3 lĩnh vực, phân tích nhân tố xoay vòng cho kết quả phù hợp với 45 tiểu mục: Lĩnh vực kiến thức (2 thành tố - 15 tiểu mục), lĩnh vực kỹ năng (3 thành tố - 22 tiểu mục), lĩnh vực thái độ (1 thành tố - 8 tiểu mục), giải thích sự biến thiên lần lượt 3 lĩnh vực là 62,61%, 64,48% và 82,07%. Nhóm điều dưỡng được đào tạo về giáo dục sức khỏe có điểm kiến thức, kỹ năng, thái độ cao hơn nhóm chưa được đào tạo với p<0,05, nhóm điều dưỡng có thâm niên công tác lâu năm có điểm kiến thức, kỹ năng, thái độ cao hơn nhóm điều dưỡng mới với p<0,01 (phù hợp với kết quả nghiên cứu của María Pueyo). 2. Độ tin cậy: Độ tin cậy nội tại của bộ công cụ được đánh giá tốt với giá trị Cronbach alpha của từng thành tố và cả thang đo từ 0,84 đến 0,95. Độ tin cậy lặp lại được đánh giá tốt với hệ số tương quan ICC có giá trị từ 0,97 đến 0,99. Kết luận: Bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe đạt các yêu cầu về tính giá trị và độ tin cậy.

TCYTTG vừa phát động chiến dịch toàn cầu tăng cường sử dụng công cụ AWaRe, công cụ này hoàn toàn có thể áp dụng ở mọi cơ sở điều trị. AWaRe là viết tắt của Access, Watch và Reserve, là 3 cách tiếp cận chọn lựa kháng sinh theo hướng hợp lý, tránh lạm dụng các kháng sinh thuộc nhóm ưu tiên khi chưa thật sự cần thiết, công cụ này vừa giúp ngăn chặn tình trạng đề kháng kháng sinh gia tăng, vừa hạn chế chi phí điều trị nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Phân loại kháng sinh của TCYTTG theo công cụ AWaRe như sau:

Nhóm tiếp cận (Access) – là kháng sinh thuộc nhóm thứ nhất hoặc thứ hai để điều trị theo kinh nghiệm các hội chứng nhiễm trùng thông thường dựa trên đánh giá có hệ thống các bằng chứng có sẵn, an toàn và không làm nặng thêm tình trạng kháng thuốc. Tất cả các kháng sinh thuộc nhóm Access là một phần của danh sách thuốc thiết yếu (EML), có nghĩa là các kháng sinh này nên có sẵn rộng rãi trong tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh và vẫn phải nỗ lực để đảm bảo sử dụng phù hợp. Nhiều kháng sinh nhóm penicillin thuộc về nhóm này.

Nhóm theo dõi (Watch) – là kháng sinh có nguy cơ cao tác động tiêu cực đến tình trạng kháng thuốc. Một số kháng sinh nhóm Watch cũng được đưa vào danh sách thuốc thiết yếu vì chúng là lựa chọn hiệu quả nhất cho một số các hội chứng lâm sàng được xác định rõ, nhưng việc sử dụng chúng phải được theo dõi chặt chẽ và chỉ định hạn chế Fluoroquinolones, không may được sử dụng phổ biến trong nhiều cơ sở y tế, thuộc nhóm Watch và chủ nên sử dụng khi không còn lựa chọn thứ nhất hoặc thứ hai.

Nhóm dự trữ (Reserve) – là kháng sinh cho những chọn lựa cuối cùng, có hoạt tính chống lại vi khuẩn kháng đa kháng (MDR) hoặc kháng rộng (XDR), đại diện cho một nguồn lực có giá trị và không thể làm mới thêm được, nên được sử dụng một cách tiết kiệm nhất có thể. Một số loại kháng sinh mới (ví dụ: ceftazidime-avibactam) sẽ thuộc nhóm này, nhưng cũng có một số loại kháng sinh cũ hơn cũng nằm trong nhóm này (ví dụ: polymyxin).

Nhóm kháng sinh không được khuyến khích sử dụng - loại thứ tư này chủ yếu bao gồm các kháng sinh kết hợp, loại này đã có trong bản cập nhật thuốc thiết yếu năm 2019. Một số loại kháng sinh được kết hợp với liều cố định nhất định, không có bất kỳ chỉ định hợp lý nào trong điều trị bệnh truyền nhiễm ở người và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng kháng thuốc và an toàn cho bệnh nhân.

Có thể tóm lược các nhóm kháng sinh theo công cụ AWaRe như sau:

Nhóm tiếp cận - Access:

- Bao gồm các kháng sinh được liệt kê trong danh sách chọn lựa đầu tiên và lựa chọn thứ hai cho điều trị theo kinh nghiệm các bệnh lý nhiễm trùng phổ biến nhất.

- Nhóm kháng sinh này phải được bảo vệ và được ưu tiên trong các chương trình quản lý kháng sinh cấp quốc gia và quốc tế ở cường độ cao để bảo vệ hiệu quả của chúng.

Drugbank.vn là cơ sở dữ liệu của ngành Dược được xây dựng với mục đích tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý ngành một cách nhanh chóng, thuận tiện và giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao nhận thức về y tế - sức khỏe và thói quen sử dụng thuốc của nhân dân.

Ngày 12/8/2019, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ra mắt ngân hàng dữ liệu ngành Dược- Drugbank.vn. Bộ Y tế cho hay, Ngân hàng dữ liệu ngành Dược - Drugbank.vn là cơ sở dữ liệu của ngành Dược được xây dựng với mục đích tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý ngành một cách nhanh chóng, thuận tiện và giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao nhận thức về y tế - sức khỏe và thói quen sử dụng thuốc của nhân dân. Với kho dữ liệu chứa thông tin của hơn 10.000 đầu thuốc đang lưu hành, gần 41.000 cơ sở sản xuất, phân phối và dược sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề, Ngân hàng dữ liệu ngành Dược cung cấp cho người dùng một nền tảng tra cứu toàn diện, thuận tiện mọi lúc mọi nơi thông qua website hoặc trên ứng dụng di động.

Bộ công cụ đánh giá thông tin thuốc năm 2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại lễ ra mắt "số hoá" ngân hàng dữ liệu ngành dược với kho thông tin hơn 10.000 đầu thuốc và gần 41.000 cơ sở sản xuất, phân phối thuốc

Thực hiện Dự án Ngân hàng dữ liệu ngành Dược, Cục Quản lý Dược đã tạo dấu ấn tiên phong trong việc số hóa dữ liệu thuốc và dữ liệu liên quan không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã trở thành một số ít những cơ quan quản lý cấp quốc gia xây dựng hệ thống dữ liệu về thuốc và cung cấp công cụ tra cứu cho cộng đồng.

TS. Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Drugbank.vn ra đời sẽ mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng từ cơ quan quản lý, các y bác sĩ, doanh nghiệp dược và cộng đồng.

Ngân hàng dữ liệu ngành Dược ra đời sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, từ cơ quan quản lý, các y bác sĩ, doanh nghiệp dược và cộng đồng. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý sẽ dễ dàng theo dõi được lịch sử thay đổi của thuốc và hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian, nhanh chóng tương tác hai chiều để cập nhật thông tin, giúp kiểm soát chất lượng thuốc, tình trạng phân phối và lưu hành thuốc, hỗ trợ quản lý giá thuốc một cách nhanh nhất và hiệu quả.

Đối với y bác sĩ sẽ được truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các thuốc đang lưu hành tại Việt Nam, từ kênh chính thống của cơ quan quản lý nhà nước, cập nhật thông tin mới nhất về thuốc, hỗ trợ bác sĩ trong các chỉ định điều trị.

Đối với người dân sẽ được truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các thuốc đang lưu hành tại Việt Nam, từ kênh chính thống của cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ kiến thức sử dụng thuốc an toàn - hiệu quả - kinh tế, tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của thuốc, tra cứu giá thuốc, tra cứu hệ thống nhà thuốc đạt chuẩn GPP.

Ví dụ khi tra cứu thông tin một loại thuốc A, hệ thống cung cấp toàn bộ dữ liệu liên quan đến loại thuốc, các công ty sản xuất loại thuốc này, mức giá được kê khai với cơ quan quản lý, cơ sở bán buôn, hệ thống nhà thuốc có loại thuốc này...