Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

- Mẹ bầu có nhiều nguy cơ sẽ được Bác sĩ chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

- Nếu các giá trị đường huyết lúc đói >7,0mmol/L, HbA1c >6,5%, đường huyết ngẫu nhiên >11,1mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

- Đường huyết lúc đói từ 5,1 - 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

- Khi đường huyết lúc đói <5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

GIAI ĐOẠN TUẦN 24 - 28 CỦA THAI KỲ

Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói <5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp phương pháp dung nạp glucose.

Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó uống một lượng khoảng 75g glucose trong khoảng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: thai phụ bị tiểu đường lâm sàng.

Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

CÁCH PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ:

- Duy trì trọng lượng cơ thể: Nếu bạn có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ về trọng lượng cơ thể và lập kế hoạch để duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

- Chế độ ăn cân đối: Hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế đường và các loại thực phẩm chế biến. Bổ sung thêm nhiều rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt.

- Theo dõi đường huyết: Nếu bạn có nguy cơ cao hoặc một lịch sử gia đình về tiểu đường, nên được kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình mang thai. Điều này giúp đưa ra biện pháp sớm nếu có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào.

- Giữ trọng lượng tăng trong mức độ phù hợp: Trong quá trình mang thai, tăng cân là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng cân trong mức độ đề xuất bởi bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

- Vận động thể chất đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội, yoga thích hợp cho phụ nữ mang thai.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

- Kiểm soát căng thẳng: Giảm bớt căng thẳng như: thiền định, yoga hoặc các hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để được phát hiện, điều trị và tư vấn kịp thời nếu có vấn đề xảy ra với mẹ và bé. Tại Hệ Thống Y Khoa Diamond, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ chu kỳ mang thai, giúp mẹ bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong cơ thể thông qua những xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

SKĐS - Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường để kiểm soát bệnh thì chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng đối với các bà bầu trong thời kỳ mang thai.

Tiểu đường và các biến chứng trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Nguyên nhân chính do nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là: Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl); Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl); Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường xuyên xuất hiện với bà bầu trong thời gian mang thai.

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên. Nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên bà bầu được chẩn đoán rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.

Về các biến chứng, thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.

Chế độ dinh dưỡng bà bầu bị tiểu đường cần lưu ý

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ bị tiểu đường, một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc, hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Theo tài liệu dinh dưỡng Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ban hành năm 2017 của Bộ Y Tế, nguyên tắc dinh dưỡng đối với thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ được chia làm 2 nhóm thực phẩm.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường để kiểm soát bệnh thì chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng đối với các bà bầu trong thời kỳ mang thai.

Thứ nhất, bà bầu nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình như miến, bún tươi, khoai củ, cơm gạo tẻ (100 gam)... Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).

Tăng cường ăn đa dạng thực phẩm từ 15 đến 20 loại để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, việc kiêng khem quá khắt khe sẽ gây tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nên chia thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau ăn, và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn.

Nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ. Chế biến thức ăn kiểu hấp, luộc tránh xay nhuyễn, hầm nhừ, bao bột chiên giòn Giảm ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường máu sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy... Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (gan, tim, thận...) thức ăn chiên xào Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, chao... Giảm uống rượu, bia, nước ngọt

Thứ hai, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người mẹ cần có thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa, thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải vì nó có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin của các tế bào, giảm đề kháng insulin dẫn đến giảm tình trạng đái tháo đường ở mẹ.

Ngoài ra, việc thăm khám tiểu đường thai kỳ sát sao theo lịch cũng nên được mẹ bầu lưu ý để có thể đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho thai nhi và sản phụ, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra với mẹ và bé.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/be-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-can-luu-y-gi-trong-che-do-dinh-duong-169230923183839413.htm