Chuyển trường thpt mất bao nhiêu tiền năm 2024

Hà Nội mở cổng thông tin cho học sinh THPT chuyển trường từ ngày 19/8, thủ tục chuyển gồm 7 bước, không phụ thuộc vào tổ hợp môn học ở các trường.

Sau khi trao thẩm quyền giải quyết việc chuyển trường THPT cho các hiệu trưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hôm qua công bố hướng dẫn chi tiết quy trình chuyển trường, gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Học sinh và gia đình tìm hiểu thông tin về thủ tục chuyển trường, chỉ tiêu của trường muốn đến

Bước 2: Học sinh nộp đơn xin chuyển trường (theo mẫu) cho trường nơi đi.

Bước 3: Trường học cấp bản photo học bạ, danh sách trúng tuyển lớp 10 có tên học sinh cùng tài khoản, mật khẩu để truy cập cổng thông tin về chuyển trường của Sở.

Bước 4: Học sinh hoặc người giám hộ đăng nhập vào cổng thông tin chuyển trường tại http://chuyentruong.hanoi.edu.vn, chọn mục "Chuyển trường trong tỉnh" rồi làm theo hướng dẫn. Ngoài thông tin cá nhân, học sinh cần điền cả môn chuyên đề học tập và các môn lựa chọn (với những em học chương trình mới) cùng lý do chuyển trường.

Bước 5: Trường học nơi đi xác nhận.

Bước 6: Trường học nơi đến xác nhận.

Bước 7: Hồ sơ của học sinh được chuyển tới trường mới để hoàn thiện và xếp lớp.

Cổng thông tin chuyển trường được mở từ ngày 19/8. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, quá trình vận hành thuận lợi, không có hiện tượng nghẽn mạng.

Chuyển trường thpt mất bao nhiêu tiền năm 2024

Thí sinh Hà Nội được giám thị soát thông tin giữa danh sách phòng thi với phiếu đăng ký dự thi lớp 10, ngày 9/6. Ảnh: Tùng Đinh

Hồ sơ chuyển trường của học sinh gồm đơn xin chuyển trường, học bạ, giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10 THPT, giấy giới thiệu do hiệu trưởng nơi đi cấp, giấy giới thiệu của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi (áp dụng khi chuyển trường khác tỉnh, thành phố).

Học sinh Hà Nội chuyển đi tỉnh khác và nơi khác về Hà Nội cũng có quy trình tương tự. Các công đoạn liên quan đến Sở Giáo dục và Đào tạo như xin giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10 sẽ do trường nơi đi thực hiện, các em và gia đình chỉ cần thao tác trực tuyến trên cổng thông tin về chuyển trường.

Sở cho biết mỗi năm có hai đợt giải quyết việc chuyển trường của học sinh. Đợt 1 trước khai giảng năm học mới, đợt 2 trước khi học kỳ II bắt đầu. Năm học 2023-2024, đợt 1 diễn ra từ ngày 7/8 tới 4/9, đợt 2 từ 4/1 đến 5/2.

Ngoài ra, việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh theo học chương trình mới không phụ thuộc vào sách giáo khoa được chọn và sử dụng giữa các trường. Nếu tổ hợp môn giảng dạy giữa trường nơi đi và đến không giống nhau, Sở thực hiện theo quy định của Bộ, tức trường nơi đến phải có giải pháp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng để các em có thể theo các môn mới.

Trước kia, UBND thành phố Hà Nội quy định việc chuyển trường với học sinh THPT thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Cha mẹ học sinh sau khi làm các thủ tục tại trường chuyển đi và được trường chuyển đến đồng ý tiếp nhận sẽ nộp hồ sơ ở Sở Giáo dục và Đào tạo. Nếu được Sở phê duyệt, họ cầm hồ sơ quay lại trường chuyển đến để nộp.

Để được chuyển trường, học sinh trường trung học phổ thông (THPT) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy thủ tục chuyển trường THPT tiến hành thế nào?

1. Học sinh THPT được chuyển trường khi nào?

Về điều kiện chuyển trường

Khoản 1 Điều 4 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định, học sinh được chuyển nếu có 01 trong 02 điều kiện sau:

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc chuyển nơi cư trú theo mẹ hoặc chuyển theo người giám hộ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc trường hợp học sinh có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

Ngoài ra, theo Điều 2 Quyết định 51 còn quy định:

- Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc chuyển sang trường chuyên, hoặc chuyển sang trường năng khiếu được thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

Về cơ bản, rất khó để học sinh trường THPT bình thường được chuyển sang các trường chuyên biệt nêu trên.

- Việc chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập (như trường dân lập, trường tư thục) sang trường THPT công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong 02 trường hợp sau:

+ Học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập mà phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập.

Trường hợp này cũng không đương nhiên được phép chuyển mà Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến sẽ có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể (không chắc chắn được chuyển).

+ Học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương.

Trường hợp này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường THPT công lập (cũng không chắc chắn được chuyển trường).

- Các trường hợp còn lại, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục.

Về thời gian chuyển trường

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định 51, việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.

Đối với các trường hợp ngoại lệ, thẩm quyền quyết định thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến.

Chuyển trường thpt mất bao nhiêu tiền năm 2024

Thủ tục chuyển trường THPT có khó không? (Ảnh minh họa)

2. Hồ sơ chuyển trường THPT

Theo Điều 5 Quyết định 51, hồ sơ chuyển trường gồm:

- Đơn xin chuyển trường, yêu cầu có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Bản chính học bạ.

- Bản công chứng Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Bản sao giấy khai sinh.

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (để xác định trước đó học sinh học trường công lập hay ngoài công lập).

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đi cấp.

- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

- Giấy xác nhận học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình (do địa phương nơi cư trú cấp).

- Nếu học sinh xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác, cần có thêm:

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi học sinh chuyển đi cấp.

+ Hộ khẩu/xác nhận thường trú hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn/xác nhận tạm trú hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến.

Tuy nhiên, từ ngày 15/02/2022 - khi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực, hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT sẽ bỏ bớt một số loại giấy tờ và chỉ cần có:

- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

- Học bạ (bản chính).

- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển.

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

- Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

3. Thủ tục chuyển trường THPT

Điều 5 Quyết định 51 quy định thủ tục chuyển chuyển THPT như sau:

- Trường hợp chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Thủ tục do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo từng tỉnh quyết định và Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết.

- Trường hợp chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

Thông thường, thủ tục chuyển trường THPT được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho Hiệu trưởng trường định chuyển đến.

Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến nếu chấp nhận thì có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn. Đối với những trường hợp không đồng ý, Hiệu trưởng phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho người nộp đơn.

Bước 2: Người giám hộ học sinh gửi Đơn xin chuyển trường đến Hiệu trưởng trường học sinh đang học. Hiệu trưởng cấp giấy giới thiệu chuyển trường, đồng thời cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

Bước 3: Người giám hộ của học sinh nộp hồ sơ xin chuyển trường về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi chuyển đến (nếu học sinh chuyển đi tỉnh khác) hoặc về trường chuyển đến (nếu chuyển trong cùng tỉnh).

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

Bước 4: Trường hợp nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo, người giám hộ của học sinh tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến.

Chuyển trường cấp 2 mất bao nhiêu tiền?

Chuyển trường THCS có mất tiền không? Đây chắc hẳn là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu, đó là lệ phí chuyển trường. Căn cứ theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ ban ngành liên quan. Thì việc chuyển trường THCS cho các em học sinh sẽ không phải trả bất kỳ lệ phí gì.

Muốn chuyển trường cấp 3 cần những gì?

Hồ sơ chuyển trường của học sinh gồm đơn xin chuyển trường, học bạ, giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10 THPT, giấy giới thiệu do hiệu trưởng nơi đi cấp, giấy giới thiệu của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi (áp dụng khi chuyển trường khác tỉnh, thành phố).

Chuyển trường cấp 2 cần những gì?

2.1 Hồ sơ chuyển trường THCS.

Đơn xin chuyển trường có xác nhận của Hiệu trưởng trường nơi đến;.

Học bạ THCS hợp lệ.

Giấy khai sinh của học sinh;.

Sổ hộ khẩu của học sinh;.

Giấy giới thiệu của trường THCS đối với trường hợp chuyển đi, của Phòng GD&ĐT nơi đi đối với trường hợp chuyển đến..

Khi nào mới được chuyển trường?

Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.