Công trình nào sau đây không phải của nhà Lý

Câu 18: Đâu không phải là công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng vào thời Lý? A. Tháp Chương Sơn B. Chuông chùa Trùng Quang. C. Tháp Báo Thiên. D. Kinh thành Huế.

Các câu hỏi tương tự

Công trình kiến trúc nào sau đây được xây dựng dưới thời Trần?
Tháp Báo Thiên. Tháp Phổ Minh. Chùa Một Cột. Chuông chùa Trùng Quang.
5.Hãy kể tên các thương cảng dưới thời nhà Trần?
Thuận An, Vân Đồn, Hội An.
Hội Thống, Vân Đồn, Hội Triều.
Hội Thống, Hội Thiên, Hội An.
Hội Triều, Vân Đồn, Hội An.
6.“Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Hàm ý của Trần Quốc Tuấn trong câu nói là gì?
Tướng là cha, quân là con, tướng lệnh là quân phải vâng mệnh.
Tướng và quân nghĩa như cha con, gian khó đồng lòng.
Tướng và quân phải đồng lòng đánh giặc.
Tướng và quân là cha và con, sướng khổ đồng tâm

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII làA. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ởA. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:A. Bát Tràng         B. Đông Hồ​      ​C. Đình Bảng  ​ ​ D. Thăng LongCâu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn làA. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?A. Phú Xuân. ​B. Thăng Long.​C. Bình Định.​D. Thanh Hóa.Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất.Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?A. Thời kì nhà Đinh.​B. Thời kì nhà Ngô.C. Thời kì nhà Lý.​D. Thời kì nhà Trần.Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.D. Được nhà Tống giúp đỡ.Câu 11. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?A. Khẳng định chủ quyền dân tộc.​​B. Phô trương thanh thế.C. Muốn lên ngôi từ lâu.​D. Uy hiếp địch.Câu 12. Cách  đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau?A. Tổng tiến công ngay từ đầu.B. Dụ địch ra hàng.C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động.

D. Phòng thủ biên giới vững chắc.

Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Kinh thành Thăng Long

B. Hoàng thành Thăng Long

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

D. Kinh thành Huế

  • Câu hỏi:

    Nêu tên những công trình kiến trúc, điêu khắc nồi tiếng thời Lý?

    • A. Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang.
    • B. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Thiên Mụ, tháp Chương Sơn.
    • C. Chuông Quy Điền, vạc Phố Minh, Cữu Trùng đài, tháp Chương Sơn.
    • D. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Bình Sơn, tháp Chương Sơn.

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: A

    Thời Lý có các công trình kiến trúc và điêu khắc quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo. Tiêu bieeu là Chùa Một Cột, Tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang, tháp Báo Thiên.

    Chọn A

Mã câu hỏi: 168329

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Lịch Sử

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với hai tầng lớp nào?
  • Tác động lớn nhất của lãnh địa phong kiến đến chính trị châu Âu là gì?
  • Sau khi đánh tan quan Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương năm nào? Đóng đô ở đâu?
  • Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì?
  • Để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, nhà Lý đã có chính sách gì?
  • Thành phần nào dưới thời Lý không trở thành địa chủ?
  • Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?
  • Nhân tố nào đưa đến sự xuất hiện của các thành thị châu Âu thời trung đại là gì?
  • Ở cấp địa phương dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là gì?
  • Các vua thời Lê và Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?
  • Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua dưới thời Lý có ý nghĩa gì quan trọng?
  • Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là gì?
  • Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?
  • Sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển không vì lí do gì?
  • Những công trình kiến trúc, điêu khắc nồi tiếng thời Lý bao gồm?
  • Dưới thời Lý, Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho những ai?
  • Hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý là gì?
  • Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?
  • Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến?
  • Lãnh địa phong kiến là gì?
  • Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những ai?
  • Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục đích gì?
  • Tác động lớn nhất khi người Giéc-man tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Rô-ma là gì?
  • Sau khi Ngô Quyền mất, quyền lực rơi vào tay ai?
  • Đâu không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
  • Từ đoạn trích trên cho biết, việc đất nước bị chia cắt thành “Loạn 12 sứ quân” có ảnh hưởng như thế nào đến đất nước?
  • Ý nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Đinh Bộ Lĩnh quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc?
  • “Loạn 12 sứ quân” là thời kì như thế nào?
  • Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở vùng nào?
  • Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?

Đáp án: C

Vì: Chợ thuộc công trình công cộng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

(HNMCT) - Lý Công Uẩn lập ra vương triều Lý năm 1009, được sự ủng hộ rất lớn của giới Phật giáo, vì thế ông ủng hộ việc xây chùa. Thời đó, chùa chiền mọc lên khắp nơi, trong đó có hai công trình Phật giáo tiêu biểu đều được xây dựng ở kinh đô Thăng Long trong thế kỷ XI là chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chùa Báo Thiên.

Công trình nào sau đây không phải của nhà Lý

Chùa Một Cột.

Về thời điểm xây chùa và cái tên Diên Hựu, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ 6 (1049). Mùa đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu (mãi mãi tốt lành). Trước đây, vua (Lý Thái Tông) nằm mơ thấy Phật Quan âm ngồi trên đài sen dẫn vua lên đài. Đến khi tỉnh dậy nói lại với quần thần, có kẻ cho là điềm bất thường. Có thiền sư là bậc mẫn tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá giữa mặt đất, làm đài sen và tượng Quan âm ở đỉnh cột như đã thấy trong mộng, cho các sư đi vòng quanh tụng kinh cầu cho vua được trường thọ. Cho nên đặt tên như vậy”.

Về vị trí, sách Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ viết: “Chùa Diên Hựu ở thời Lý tục gọi là chùa Một Cột, nằm ở bên ngoài cửa Bạch Hổ của hoàng thành, về phía Đông Nam trường Thái Hòa”.

Cho đến nay, tài liệu được cho là cổ nhất về chùa Diên Hựu là văn bia Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi đời vua Lý Nhân Tông. Văn bia này mô tả rất kỹ kiến trúc chùa trong lần trùng tu lớn trước đó 16 năm như sau: “Mở rộng chùa Diên Hựu ở viên lâm phía tây cấm thành, noi theo quy chế cũ trước đây nhưng thực hiện những mưu tính mới theo ý vua, đó là đào ao sen Linh Chiểu, giữa ao vọt lên một cột đá. Trên đỉnh cột đặt hoa sen ngàn cánh, trên hoa đặt vững một tòa điện tía. Trong điện đặt tượng Quan âm dát vàng. Bên ngoài ao có hành lang vẽ vây quanh, bên ngoài vòng hành lang là ngòi nước biếc, mỗi mặt đều bắc cầu vồng đi thông vào. Nơi cây cầu ở sân phía trước, hai bên đầu cầu có hai ngọn bảo tháp lợp ngói lưu ly”.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và sau này là Lịch sử Thủ đô Hà Nội (Viện Sử học xuất bản năm 1960) thì chùa Diên Hựu được trùng tu nhiều lần do xuống cấp. Ngày 11-9-1954, chùa bị lính Pháp đặt mìn phá hủy, chỉ còn cây cột với mấy cái xà gỗ. Sau năm 1954, Nhà nước cho phục dựng chùa như hiện nay.

Ngôi chùa thứ hai là Sùng Khánh Báo Thiên tự (còn gọi là Báo Thiên tự). Chùa được xây dựng vào năm 1056, dưới triều vua Lý Thánh Tông. Trong chùa có một quả đại hồng chung nặng 7.260kg cùng rất nhiều đồ thờ bằng đồng như tượng Phật, thiền trượng, giới đao hộ pháp nhà Phật... Giữa sân chùa có một ngôi bảo tháp cao 12 tầng (tương đương 80m) tên là Đại Thắng Tư Thiên. Tháp có chóp làm bằng đồng, được xây dựng một năm sau khi chùa khánh thành. Bên trong tháp có nhiều tượng bằng đá với hoa văn tinh xảo. Tháp được xếp vào một trong “tứ đại khí” của An Nam gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên.

Nhà thơ Phạm Sư Mạnh đời Trần từng ca ngợi tháp Báo Thiên: “Trấn áp đông tây cũng đế kỳ/ Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy/ Sơn hà bất động kinh thiên bút/ Kim cổ nam ma lập địa chùy/ Phong bãi chung linh thời ứng đáp/ Tinh di đăng chúc dạ quang huy/ Ngã lai dục tủy đề thi bút/ Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì” (Trấn áp đông tây, giữ đế kỳ/ Một mình cao ngất tháp uy nghi/ Chống trời cột trụ non sông vững/ Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy/ Chuông khánh gió đưa vang đối đáp/ Đèn sao đêm đến rực quang huy/ Đến đây những muốn lưu danh tính/ Mài mực sông xuân viết ngẫu thi - bản dịch của Viện Hán Nôm).

Kéo dài gần 400 năm từ triều Lý đến triều Trần, chùa Báo Thiên là ngôi chùa nổi tiếng của kinh đô Thăng Long. Về nguyên nhân tháp bị mất, theo cuốn Hà Nội nghìn xưa (Trần Quốc Vượng, Vũ Tuân Sán) và bộ sách 3 tập Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn thì: “Thời Minh thuộc, tướng giặc Vương Thông bị nghĩa quân Lam Sơn vây khốn trong thành Đông Quan, chúng đã phá các chùa chiền, vơ vét chuông khánh đồng để đúc binh khí chống lại quân ta. Tháp và chùa Báo Thiên bị phá hủy nặng nề và chuông Báo Thiên bị mất”. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết khác là tháp bị sét đánh đổ. Như vậy, có thể khẳng định, tháp Báo Thiên chỉ tồn tại đến trước khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428). Vị trí của chùa Báo Thiên xưa nay là khu vực quanh Nhà thờ Lớn. 

Trong hai công trình Phật giáo tiêu biểu thời Lý nói trên nay chỉ còn chùa Diên Hựu. Chùa được phục dựng theo nguyên mẫu Diên Hựu thời Nguyễn, là công trình có kiến trúc vô cùng độc đáo trong khu vực Đông Nam Á.