Công ước về mô tả vã mã hóa hàng hóa năm 2024

HS code là thuật ngữ quen thuộc trong ngành Xuất nhập khẩu nói chung và ngành Logistics rói riêng. Tuy nhiên, đây là một loại mã rất phức tạp có có thể khiến nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn và khó chọn ra một mã HS chính xác phù hợp với chính sách pháp pháp luật của Việt Nam và toàn thế giới. Vậy mã HS Code là gì? Hãy cùng TACA tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

HS Code là cụm từ được viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System, được định nghĩa là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” – là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để mô tả và phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

Cụ thể, HS Code là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, nhằm xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa… Hệ thống HS được áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới. Theo đó, HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng háo giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy, mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: Hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó.

Bên cạnh đó, Mã HS Code là thông tin được sử dụng rất nhiều trong các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như tờ khai hải quan, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO/CQ, hóa đơn thương mại,… Thông tin cơ bản này rất quan trọng vì nó có tác động trực tiếp đến thuế và giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.

\>>>Xem thêm: Mã HS code – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết

Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là gì?

Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ), là một tổ chức liên chính phủ độc lập với mục tiêu thúc đẩy hoạt động quản lý hải quan một cách hiệu quả. Đến nay, WCO có 179 quốc gia thành viên.

Là một tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề hải quan, WCO có nhiệm vụ duy trì hệ thống mã hàng hóa hài hòa quốc tế; quản lý các phương diện kỹ thuật của WTO liên quan đến Định giá hải quan và Quy tắc xuất xứ; định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ trong các vấn đề hải quan.

Một số khái niệm khác liên quan?

– Danh pháp: Hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học hay một lĩnh vực nghệ thuật.

– Thuế quan: Các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu được đặt ra bởi chính phủ các nước.

– Biểu thuế Hải quan: Là một danh mục được đặt ra theo luật lệ của các nước nhằm mục đích thu thuế nhập khẩu.

– Phân loại: Việc sắp xếp các hàng hóa vào từng nhóm riêng biệt.

Phân biệt HS Code và HTS Code

HS Code và HTS Code đều là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Tuy nhiên, về bản chất, HTS Code được tạo ra từ HS Code nhưng có thêm phần nhóm phụ dựa theo phân vùng quốc tế và phân vùng quốc gia.

Dưới đây là một số hình ảnh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về HS Code và HTS Code:

Công ước về mô tả vã mã hóa hàng hóa năm 2024

Bảng so sánh HS Code và HTS Code

Bảng so sánh HS Code và HTS Code

Những tính chất cơ bản của mã HS

Mã HS phát triển và quản lý bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization), Bộ Luật HS:

+ Bao gồm 5.000 nhóm hàng hóa được bao gồm trong 99 Chương với 21 Phần;

+ Được xác định bởi một mã sáu chữ số;

+ Cấu trúc rõ ràng

Trong đó:

– Thông thường 1 mã HS gồm 6 số đầu sẽ theo quy định phân mã từ WCO, mang cấp bậc Quốc Tế. Từ sau 6 số đầu sẽ là sự phân loại riêng biệt theo từng quốc gia mà hàng hóa nhập khẩu vào. Mã HS hoàn chỉnh cho từng lãnh thổ là tối thiểu 8 số, cho dài nhất được ghi nhận là 12 số để phù hợp với yêu cầu của quốc gia.

(Ví dụ:

+ 10 chữ số được sử dụng ở EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Canada và Trung Quốc;

+ 12 chữ số được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ;

+ 8 chữ số được sử dụng ở Ấn Độ, Việt Nam;

+ 9 chữ số được sử dụng ở Moldova và Nhật Bản).

– Được hỗ trợ bởi các quy tắc được xác định rõ ràng để đạt được sự phân loại thống nhất trên toàn thế giới

– Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan, gọi tắt là Công ước Kyoto, có hiệu lực từ năm 1974 và đã sửa đổi và cập nhật để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của các chính phủ và thương mại quốc tế.

(Ví dụ: Chi tiết về việc áp dụng các thủ tục đơn giản nhưng hiệu quả và có những quy tắc mới và bắt buộc áp dụng cho tất cả các Bên ký kết phải chấp nhận. Kể từ tháng 1 năm 2017, Công ước Kyoto có 106 Bên ký kết (hoặc các Bên ký kết)).

– Để tra mã HS code doanh nghiệp dùng biểu thuế (trong đó bao gồm thông tin hàng hóa, mã hs code, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường,..,)

– Bố cục quyển biểu thuế gồm 21 phần, chia thành 92 chương.

+ 21 phần gồm các nội dung:

Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su

Sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt,..

Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ,..

+ 98 chương trong quyền biểu thuế nhập khẩu gồm:

97 chương đầu phân loại hàng hóa chung

Chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng (ví dụ như: hàng hóa được mua bởi bộ quốc phòng)

Như vậy, với doanh nghiệp chỉ nên tìm hiểu về 97 chương đầu trong quyển biểu thuế và chỉ có hàng hóa hữu hình mới được định danh trong biểu thuế.

+ Chương (2 số đầu tiên mô tả tổng quan về hàng hóa): bao gồm 97 chương, trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương.

+ Hiện nay có khoảng 19.000 mã hàng hóa trong hệ thống mã HS

\>>Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc tiết kiệm thuế XNK

Cấu trúc Mã HS Code

Cấu tạo của mã hs code bao gồm các bộ phận khác nhau được chia từ to đến nhỏ. Trong phần sẽ có các Chương. Trong các chương sẽ có Nhóm, rồi phân nhóm và cuối cùng là phân nhóm phụ:

– Phần: Trong mã HS Code có đến 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng.

– Chương: Được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Tổng cộng theo quy định có 97 chương quốc tế. Chương 98 và 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.

– Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm.

– Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm.

– Phân nhóm phụ: các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Công ước về mô tả vã mã hóa hàng hóa năm 2024

Ví dụ: Cấu trúc Mã HS code (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ: Cấu trúc Mã HS code (Nguồn: Sưu tầm)

Chúng ta có thể lấy ví dụ về một mã HS Code là: 65061010. Khi nhìn vào mã HS code, chúng ta có thể lấy được các thông tin sau:

– 65: Thể hiện Chương – Mũ, các vật đội đầu khác cùng bộ phận của chúng

– 06: Thể hiện Nhóm – Mũ, các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí

– 10: Thể hiện Phân nhóm – Mũ bảo hộ

– 10: Thể hiện Phân nhóm phụ của Quốc gia

Lưu ý: Trong đó: Phần, Chương, Nhóm, Phân Nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Vai trò của Mã HS Code trong xuất nhập khẩu

Mã HS Code được xây dựng với mục đích trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hóa, là công cụ không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế; xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng hóa; kiểm soát cửa khẩu: kiểm soát hạn ngạch, các hạn chế, giám sát hàng hóa bị kiểm soát…; phục vụ công tác thống kê…

Đối với Chính phủ

Mã HS là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; bên cạnh đó khi doanh nghiệp áp đúng mã HS code góp phần giúp nhà nước:

+ Tránh thất thu thuế

+ Kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát hạn ngạch các hàng nhập khẩu

+ Rút ngắn thời gian thông quan, giảm lượng công việc cho cán bộ hải quan, tiết kiệm chi phí.

+ Rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tránh hiện tượng ùn ứ hàng tại cảng, tại sân bay…

Đối với doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp phân loại chính xác mã HS Code cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ là tiền đề đảm bảo cho việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế:

– Thứ nhất, doanh nghiệp có thể xác định đúng tỉ lệ % thuế suất theo quy định của nhà nước bằng cách phân loại đúng mã HS (HS code). Từ đó, doanh nghiệp tiến hành nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.

– Thứ hai, để được hưởng các lợi ích từ các FTA đúng theo quy định, doanh nghiệp phải xác định mã HS (HS code) một cách chính xác.

– Thứ ba, nếu xác định HS code đúng từ trước khi hàng về, doanh nghiệp tìm hiểu được các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu, từ đó có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ.

Nếu áp mã HS sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí, cũng có nhiều trường hợp vì áp sai mã HS mà doanh nghiệp đã nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp và kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp.

Ví dụ, khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nếu áp sai mã HS code, lúc hàng về đến kho/ cảng, mở tờ khai và nộp thuế xong thì hải quan cho biết là bị sai mã HS code, cần áp mã HS khác, cần kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy và nộp thêm thuế. Vì không có sự chuẩn bị trước để chuẩn bị giấy tờ nên doanh nghiệp sẽ mất thời gian làm các thủ tục hơn, phải nộp thuế nhiều lần và chờ vào thuế, phát sinh lưu kho bãi và gây chậm tiến độ giao hàng.

Những lợi ích của việc phân loại HS code đúng đều dẫn tới việc tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh phát sinh phí xử lí hải quan, phí lưu kho lưu bãi và đảm bảo lấy hàng nhanh để tránh ảnh hưởng tiến độ giao hàng và các dự án,…

Kết luận

Như vậy, trên đây TACA đã đưa đến cho bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết nhất giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Mã HS Code là gì?”, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của mã HS Code và vai trò của mã HS Code đối với doanh nghiệp nói chung, nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó, thấu hiểu những KHÓ KHĂN của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thực hiện tra cứu mã HS code cho các mặt hàng của doanh nghiệp theo đúng quy định, chính sách pháp luật Hải quan, chúng tôi – Đội ngũ chuyên gia TACA với bề dày kinh nghiệm dày dặn cùng các cán bộ có 15 năm kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota, Vinfast, Piaggio, Honda Lock… Hân hạnh gửi đến bạn đọc “Dịch vụ xác định mã HS” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu và xác định mã HS code chính xác nhất phù hợp tiêu chí của Hải quan Việt Nam nói chung và hải quan Thế giới nói chung từ đó giúp doanh nghiệp giải phóng những khó khăn về sai mã HS trên chứng từ, xác định mức thuế chính xác và giải thiểu mọi rủi ro có thể sảy ra đối với việc kê khai sai mã hàng hóa.