Đánh giá tinh thần hòa nhập cuat nlđ khác năm 2024

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, cần đánh giá đúng các nhân tố tác động đến tình trạng gia tăng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, từ đó có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.

KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV: NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHÁT HUY DÂN CHỦ, TRÍ TUỆ

Nghiên cứu về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, TS.Nguyễn Thị Hải Đường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ rõ, Việt Nam là nước đang phát triển, được xếp vào nhóm các nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng cao kèm theo thay đổi cơ cấu kinh tế với sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Song song với phát triển kinh tế, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội ngày càng được quan tâm, Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành năm 2006 và sửa đổi năm 2014, theo đó đối tượng bao phủ của bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, ngoài việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với nhóm lao động làm công ăn lương, các đối tượng lao động tự do cũng được đưa vào Luật về Quyền được tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội dưới hình thức tự nguyện, số người tham gia bảo hiểm xã hội dưới cả hình thức bắt buộc và tự nguyện tăng nhanh qua các năm.

Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói chung, đời sống của người dân nói riêng, cũng như ý thức của người sử dụng lao động về trách nhiệm của doanh nghiệp và quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động (NLĐ) ngày càng được cải thiện. Đây chính là những điểm được đề cập đến của chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

Đánh giá tinh thần hòa nhập cuat nlđ khác năm 2024

Thất nghiệp đẩy người lao động vào tình huống mất thu nhập, thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống thúc đẩy NLĐ rút và hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Tuy nhiên, thực tế tình trạng NLĐ dừng tham gia bảo hiểm xã hội và rút để hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng như hiện nay cho thấy những bất cập của hệ thống cũng như từ phía NLĐ. Xét trên khía cạnh vĩ mô và nhìn từ bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội các nước có thể thấy, yếu tố đầu tiên tác động đến việc gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần xuất phát từ bối cảnh kinh tế. Thất nghiệp đẩy NLĐ vào tình huống mất thu nhập, thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống thúc đẩy NLĐ rút và hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Cùng với bối cảnh vĩ mô, nhân tố mô hình và chính sách an sinh xã hội cũng là một trong những nhân tố cần xem xét khi nghiên cứu nguyên nhân tình trạng gia tăng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Trên thực tế, an sinh xã bảo hiểm xã hội thường được tổ chức theo hai mô hình Bismarck và Beveridge. Mô hình Bismarck hướng tới nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, xây dựng chính sách bảo hiểm và lợi ích con người với trọng tâm là một bộ phận NLĐ và quản lý tách khỏi Nhà nước (Đức, Pháp là hai nước điển hình cho việc áp dụng mô hình này); mô hình Beveridge hướng tới đảm bảo quyền lợi và sự chăm sóc tối thiểu cho các thành viên với sự đóng góp của các bên thực hiện dưới hình thức thuế của toàn xã hội, gắn liền với Nhà nước.

Với mô hình Bismarck, yếu tố trách nhiệm cá nhân được đề cao đòi hỏi nhận thức cao của các thành viên trong xã hội và người dân, đi kèm với đó là các yếu tố về thể chế chính trị, tiềm lực kinh tế, tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tính đồng bộ của các chính sách an sinh xã hội. Với mô hình Beveridge, việc gắn liền với Nhà nước và đóng góp theo hình thức thuế đảm bảo được tính cam kết pháp lý cao nhất giữa người tham gia và chính sách an sinh, nhưng cũng đòi hỏi các điều kiện về tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý bộ máy của hệ thống. Có thể thấy Việt Nam hiện đang triển khai mô hình Bismarck, tuy nhiên chúng ta đang thiếu hoặc yếu trong rất nhiều yếu tố để đảm bảo duy trì hệ thống, đó là sự ổn định bền vững của kinh tế vĩ mô, trách nhiệm cam kết từ phía các chủ thể liên quan, đặc biệt là một bộ phận đối tượng NLĐ.

Một yếu tố nữa không thể bỏ qua khi đề cập đến các yếu tố vĩ mô đó là tỷ lệ lạm phát. Theo các nghiên cứu của các nhà kinh tế, lạm phát cao là một trong những nhân tố làm gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Lạm phát cao và không ổn định dẫn đến sự mất giá của đồng tiền trong tương lai, đặc biệt là dài hạn, ngoài việc tác động trực tiếp đến việc quản lý và bảo toàn dòng tiền thì lạm phát còn tác động đến tính ổn định của thị trường lao động và tâm lý của người tham gia bảo hiểm. Lạm phát tăng tỷ lệ thuận với việc NLĐ quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đánh giá tinh thần hòa nhập cuat nlđ khác năm 2024

Lạm phát cao là một trong những nhân tố làm gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Nhìn nhận một cách khách quan, sự lo lắng này là có căn cứ bởi quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm xã hội là quyền lợi trong dài hạn liên quan đến hưu trí, tử tuất, nếu chỉ nhận thức đơn thuần, họ sẽ có những thái độ bi quan về yếu tố rủi ro này và nhận thức bi quan được đẩy cao khi lòng tin vào hệ thống không bền vững, sự cam kết ràng buộc không chặt chẽ. Chính yếu tố này dẫn đến quyết định chấm dứt và hưởng bảo hiểm xã hội một lần của NLĐ. Nhân tố thứ tư gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần xét từ góc độ vĩ mô là sự phát triển chưa đồng bộ và hoàn chỉnh của thị trường lao động.

Trên thực tế, đây là tình trạng chung của các nền kinh tế đang phát triển chứ không chỉ riêng Việt Nam. Công tác quản lý lao động tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi về cơ bản không theo kịp tốc độ gia tăng của cung và cầu lao động của nền kinh tế, xu hướng di cư lao động cũng làm công tác quản lý càng trở nên khó khăn. Các vấn đề trong quản lý việc làm và lao động, kết nối cầu và cung lao động của các cơ quan quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trên thực tế.

Ngoài ra, chất lượng lao động là một trong những vấn đề dẫn đến tính không ổn định của lực lượng lao động tại các nền kinh tế mới nổi nói chung, tại doanh nghiệp nói riêng. Đây là vấn đề mang tính hệ thống và liên quan chặt chẽ với mô hình tổ chức quản lý lao động và thị trường lao động mang tính quốc gia.

Nhân tố cuối cùng xem xét từ khía cạnh vĩ mô tác động đến tình trạng gia tăng hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề giáo dục. Giáo dục đề cập ở đây là khái niệm rộng mang tính hệ thống liên quan đến một loạt các yếu tố như việc xây dựng hình thành nhận thức của các thành viên trong xã hội về ý thức trách nhiệm và quyền con người trong các vấn đề an sinh và đời sống xã hội, sự kết nối giữa đào tạo và nhu cầu lao động, đây không chỉ là vấn đề của các nền kinh tế đang phát triển mà thậm chí cũng phổ biến tại các nền kinh tế phát triển, vấn đề là mức độ đáp ứng của đào tạo với nhu cầu lao động ở mức độ cao hay thấp, yếu tố chất lượng đào tạo lao động liên quan đến kỹ năng và kiến thức có tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và ổn định của hệ thống an sinh trên cơ sở việc làm, thu nhập.

Bên cạnh các nhân tố xuất phát từ khía cạnh vĩ mô, các yếu tố xuất phát từ khía cạnh vi mô cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần của NLĐ tại Việt Nam hiện nay.

Đánh giá tinh thần hòa nhập cuat nlđ khác năm 2024

Cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề và nhận thức của người lao động

Nhân tố đầu tiên phải đề cập đến chất lượng lao động. Bộ phận lao động này là những đối tượng có thu nhập không cao và bấp bênh do tính chất công việc và dễ bị thất nghiệp khi kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng. Điều này là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc NLĐ hủy bảo hiểm và hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức về an sinh xã hội, về trách nhiệm với bản thân thấp đi kèm với việc được phép thôi tham gia bảo hiểm và hưởng bảo hiểm một lần theo Luật định dẫn đến bộ phận lao động này là nhóm cao nhất trong các đối tượng gia tăng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Nhân tố thứ hai xuất phát từ khía cạnh vi mô là nhận thức của NLĐ. Mặc dù nhận thức có liên quan đến chất lượng lao động, nhưng cần xem xét yếu tố này một cách độc lập bởi ngay cả trong tình huống lao động chất lượng cao cũng có thể chấm dứt tham gia bảo hiểm để hưởng bảo hiểm xã hội một lần. vấn đề nhận thức ở đây đề cập đến trách nhiệm an sinh của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, bản thân và gia đình.

Từ nhận thức về các nhân tố và tác động của các nhân tố, các chuyên gia đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng gia tăng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ nhất, nên chăng cần có sự thay đổi về mô hình an sinh xã hội với sự chuyển dịch từ mô hình Bismarck sang mô hình Beveridge với việc gắn liền quyền và nghĩa vụ xã hội đối với nhà nước, đóng góp an sinh xã hội được luật hóa dưới hình thức thuế nhằm ngăn chặn tình trạng dừng đóng và hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Việc chuyển đổi mô hình đặt ra các yêu cầu về minh bạch quản lý quỹ, sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống các chính sách an sinh.

Thứ hai, các chính sách vĩ mô về tiền tệ và tài khóa cần linh hoạt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và duy trì lãi suất nền kinh tế ổn định và hợp lý, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giảm thiểu tình trạng phá sản, giải thể trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề và nhận thức của NLĐ, bao gồm cả kỹ năng và nhận thức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng có thể là một chủ thể tham gia vào hoạt động này.