Danh hiệu khu dân cư văn hóa do ubmttq cấp năm 2024

(backancity.gov.vn ) – 5 năm liên tục (giai đoạn 2018 -2022) được công nhận danh hiệu “tổ dân phố văn hóa”, đó là kết quả của sự đoàn kết, trên dưới một lòng từ cấp ủy, chính quyền đến các tầng lớp nhân dân ở tổ dân phố 12, phường Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Bắc Kạn).

Tổ dân phố số 12, có tổng diện tích khoảng 2 hécta, gồm 8 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông, Khmer, Sán chay. Tổ có 128 hộ dân sinh sống, với 408 nhân khẩu (trong đó có 53 hộ dân tạm trú, bằng 126 khẩu). Mật độ dân cư phân bố khá đồng đều, nằm trải dọc hai bên đường Quốc lộ, đường chiến thắng Phủ Thông, cổng chính, cổng phụ Bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn.

Danh hiệu khu dân cư văn hóa do ubmttq cấp năm 2024

Nhà văn hóa của tổ cơ bản đáp ứng nhu cầu hội, họp sinh hoạt của nhân dân

Để đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa thì điều kiện quan trọng nhất chính là xây dựng nền tảng gia đình văn hóa. Thực hiện nghị quyết của chi bộ, tổ dân phố phối hợp cùng Ban công tác Mặt trận, sự đoàn kết nhất trí cao của các tầng lớp nhân dân chung sức thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, không có vi phạm pháp luật, thực hiện hương ước, quy ước của địa phương. Trong phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ” cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng. Từ đó, nếp sống văn hóa luôn đi vào tiềm thức của mọi người. Mỗi thế hệ trong gia đình tích cực sống hòa thuận, đoàn kết, văn hóa, lành mạnh. Quan hệ giao tiếp, ứng xử trong cộng đồng gần gũi, thân thiện, văn minh.

Danh hiệu khu dân cư văn hóa do ubmttq cấp năm 2024

Bà Lăng Thị Đáo, Tổ trưởng tổ dân phố số 12, phường Nguyễn Thị Minh Khai thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của tổ công nghệ số cộng đồng, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động của tổ phố

Đặc biệt từ năm 2018, tổ dân phố được Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường Nguyễn Thị Minh Khai chọn làm điểm xây dựng mô hình“Khu dân cư văn minh”. Tổ dân phố cùng Ban công tác mặt trận tổ chức triển khai, thành lập Ban tự quản, phân công nhiệm vụ từng thành viên tự quản theo cụm dân cư, đến nay hoạt động vẫn duy trì tốt. Bằng mô hình tự quản, mọi vấn đề trong tổ dân phố khi triển khai đều thực hiện được nhanh gọn, nền nếp, nhất là việc vệ sinh môi trường vào dịp lễ, Tết, ngày thành lập của các tổ chức hội, đoàn thể.. khi phát động đều đồng loạt thực hiện có sự giám sát, kiểm tra của trưởng ban.

Năm 2022, tổ phố có tổng số hộ 112 gia đình văn hóa đăng ký GĐVH, xét đạt 110 hộ bằng 98,20%. Có 75 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH 3 năm liền (giai đoạn 2020 – 2022), 11 hộ gia đình được Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thị Minh Khai tặng Giấy khen, 1 hộ gia đình tiêu biểu được tặng thưởng. Tổ dân phố 12 đạt khu dân cư văn hóa và đạt danh hiệu khu dân cư sức khỏe 3 năm liên tục (giai đoạn 2020 – 2022).

Với đặc điểm 50% số hộ dân là gia đình cán bộ công chức, viên chức, cán bộ hưu trí, còn lại là người dân lao động tự do, buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ với nhiều loại hình kinh doanh như bán hàng tạp hóa, hàng ăn uống (cơm phở, nước giải khát.), phòng khám bệnh, hiệu thuốc tân dược, đông dược, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và một số hộ gia đình phát triển kinh tế từ trồng trọt hoa màu, chăn nuôi. Các hộ gia đình rất tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng… Đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, có thu nhập và mức sống ngày càng nâng lên. Những năm qua, cùng nhiều hộ gia đình tiêu biểu khác, bà Lăng Thị Đáo, tổ trưởng tổ dân phố 12, phường Nguyễn Thị Minh Khai đã phát huy vai trò người đứng đầu, tích cực vận động nhân dân khu dân cư, các thành viên gia đình tích cực học tập, áp dụng kỹ thuật, phát triển kinh tế, mang lại thu nhập khá,..

Các cuộc vận động ủng hộ, xây dựng quỹ của tổ, địa phương được thực hiện tốt. Công tác chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội luôn được quan tâm; 100% đối tượng chính sách đều có thẻ bảo hiểm y tế, được hưởng các chế độ đầy đủ, đúng quy định. Chương trình xóa đói giảm nghèo cũng luôn được quan tâm, đưa vào tiêu chí phấn đấu, không để người nghèo nào bị bỏ lại phía sau,…

Để giữ vững thành quả đạt được những năm tiếp theo, tổ dân phố số 12, phường Nguyễn Thị Minh Khai tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao. Chỉ đạo, định hướng bà con nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt các phong trào thi đua, cuộc vận động do các cấp phát động. Nắm chắc tình hình, đặc điểm khu dân cư, giúp nhau làm kinh tế, trong đó chú trọng phát huy các nhân tố hạt nhân, nòng cốt để nhân rộng; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tổ phố,..

Căn cứ Điều 3 Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành kèm theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về tiêu chuẩn chung của chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc như sau:

"Điều 3. Tiêu chuẩn chung
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao."

Theo khoản 3 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về tiêu chuẩn cụ thể của chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc như sau:

- Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể.

- Tuổi đời:

+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.

- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi.

-Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Danh hiệu khu dân cư văn hóa do ubmttq cấp năm 2024

Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã có thẩm quyền tặng Giấy khen 'Gia đình văn hóa tiêu biểu' hay không?

Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc như sau:

- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.

- Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.

- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình.

- Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.

- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.

- Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.

Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã có thẩm quyền tặng Giấy khen "Gia đình văn hóa tiêu biểu" hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" như sau:

"Điều 4. Thời gian, thẩm quyền xét tặng, tổ chức trao tặng danh hiệu
1. Việc đăng ký các danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa phải được thực hiện trước ngày 30 tháng 01 và bình xét trước ngày 20 tháng 12 hàng năm (trường hợp đặc biệt thời gian bình xét phải thực hiện trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm; Giấy khen cho gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 03 năm liên tục.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa hàng năm; Giấy khen cho khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 05 năm liên tục.
4. Việc công bố và trao tặng các danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa được tổ chức vào dịp tổng kết cuối năm của xã, phường, thị trấn."

Như vậy, thẩm quyền tặng Giấy khen "Gia đình văn hóa tiêu biểu" chỉ thuộc về chủ tịch UBND cấp xã nên Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã không có quyền tặng Giấy khen "Gia đình văn hóa tiêu biểu".