Danh sách các tỉnh thành Việt Nam theo miền

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam từ hơn ba trăm năm nay đã hình thành 3 miền địa lý là Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Đây là kết quả của quá trình Nam tiến kéo dài suốt một ngàn năm gần đây trong lịch sử Việt Nam.

Cách gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ có từ thời Đế quốc Việt Nam năm 1945; trước đó ba miền được gọi là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ. Ba miền còn có tên là Bắc Phần, Trung Phần, và Nam Phần từ năm 1948 tới năm 1955 thời Quốc gia Việt Nam, cũng như sau đó từ 1955 tới 1975 theo cách gọi của Việt Nam Cộng hòa.

Danh sách các tỉnh thành Việt Nam theo miền

Phân loại các vùng miền hiện nay

Ngày nay phần lớn các nghiên cứu và ứng dụng chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý thường chia từng miền thành các vùng hoặc khu vực nhỏ hơn. Hiện nay toàn lãnh thổ Việt Nam được tổ chức thành 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, được xếp vào các miền và vùng như sau:

1. Bắc Bộ (còn gọi là miền Bắc) gồm các tỉnh thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Tây Bắc Bộ (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
  • Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh): Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.

2. Trung Bộ (còn gọi là miền Trung) bao gồm các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

3. Nam Bộ (còn gọi là miền Nam) gồm các tỉnh nằm phía sau các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành): Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (13 tỉnh): Tp. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

Ngoài cách phân loại Việt Nam làm 3 miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) như trên, còn có cách phân chia thành 2 miền, tùy vào ngữ cảnh cụ thể mà có ranh giới khác nhau: Miền Bắc (Việt Nam) và Miền Nam (Việt Nam).

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Miền_Việt_Nam&oldid=68810104”

TỉnhThành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Tính đến năm 2021, Việt Nam có 58 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng nhân dân do dân bầu. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là Ủy ban nhân dân.

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

*

**

***

****

Bản đồ hành chính Việt Nam

Chú thích:

*-Đảo Phú Quốc (thành phố Phú Quốc, Kiên Giang)

**-Côn Đảo (huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu)

***-Quần đảo Hoàng Sa (huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng)

****-Quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hoà)

Hội đồng nhân dân

Mỗi Hội đồng nhân dân có thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.

Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban nhân dân chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân có 1 Chủ tịch và ít nhất 3 Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên (tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.

Tòa án Nhân dân

Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử và tư pháp cấp tỉnh. Đứng đầu là Chánh án.

Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi địa phương là Đại hội Đại biểu Đảng bộ của địa phương đó, phân cấp địa phương của tổ chức Đảng. Đại hội Đại biểu Đảng bộ sẽ họp 5 năm 1 lần để bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, hay thường được gọi tắt là Tỉnh ủy/Thành ủy, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thành phố sở tại giữa 2 kỳ Đại hội, nhiệm kỳ 5 năm.

Sau mỗi Đại hội Đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sẽ tổ chức họp Hội nghị Đảng bộ lần thứ nhất để bầu ra Ban thường vụ Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ/Thành uỷ và các chức danh lãnh đạo; tất cả đều theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc.

Đứng đầu Đảng bộ tỉnh/thành phố là Bí thư Tỉnh uỷ/Thành uỷ, do chính Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh/thành phố sở tại bầu lên, và phần lớn ở các tỉnh thành đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do tầm quan trọng đặc biệt của hai thành phố nên bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị, do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm mà không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ bầu ra.

(Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 [1], dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 8.993.083 người, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội với dân số 8.053.663 người, tiếp đến là Thanh Hóa là 3.640.128 người, Nghệ An là 3.327.791 người, và Đồng Nai là 3.097.107 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 313.905 người [1], kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh.

  • Lưu ý: Chữ in đậm: Thành phố trực thuộc trung ương
Số thứ tự Tên tỉnh,
thành phố
Tỉnh lỵ[2] Khu vực Năm thành lập[3] Dân số
(người)[4]
Diện tích
(km²)[5]
Mật độ
(người/km²)
Hành chính
cấp Huyện
Biển số xe Mã vùng ĐT
1 An Giang Thành phố Long Xuyên Đồng bằng sông Cửu Long 1832 1.908.352 3.536,7 540 11 67 0296
2 Bà Rịa – Vũng Tàu Thành phố Bà Rịa Đông Nam Bộ 1899 1.148.313 1.980,8 580 8 72 0254
3 Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu Đồng bằng sông Cửu Long 1900 907.236 2.669 340 7 94 0291
4 Bắc Giang Thành phố Bắc Giang Đông Bắc Bộ 1895 1.803.950 3.851,4 468 10 13 và 98 0204
5 Bắc Kạn Thành phố Bắc Kạn 1900 313.905 4.860 65 8 97 0209
6 Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh Đồng bằng sông Hồng 1831 1.368.840 822,7 1.664 8 13 và 99 0222
7 Bến Tre Thành phố Bến Tre Đồng bằng sông Cửu Long 1900 1.288.463 2.394,6 538 9 71 0275
8 Bình Dương Thành phố Thủ Dầu Một Đông Nam Bộ 1899 2.426.561 2.694,7 900 9 61 0274
9 Bình Định Thành phố Quy Nhơn Duyên hải Nam Trung Bộ 1799 1.486.918 6.066,2 245 11 77 0256
10 Bình Phước Thành phố Đồng Xoài Đông Nam Bộ 1971 994.679 6.877 145 11 93 0271
11 Bình Thuận Thành phố Phan Thiết Duyên hải Nam Trung Bộ 1697 1.230.808 7.812,8 158 10 86 0252
12 Cà Mau Thành phố Cà Mau Đồng bằng sông Cửu Long 1956 1.194.476 5.294,8 226 9 69 0290
13 Cao Bằng Thành phố Cao Bằng Đông Bắc Bộ 1499 530.341 6.700,3 79 10 11 0206
14 Cần Thơ Quận Ninh Kiều Đồng bằng sông Cửu Long 1900 1.235.171 1.439,2 858 9 65 0292
15 Đà Nẵng Quận Hải Châu Duyên hải Nam Trung Bộ 1889 1.134.310 1.284,9 883 8 43 0236
16 Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột Tây Nguyên 1904 1.869.322 13.030,5 143 15 47 0262
17 Đắk Nông Thành phố Gia Nghĩa 2004 622.168 6.509,3 96 8 48 0261
18 Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ Tây Bắc Bộ 2004 598.856 9.541 63 10 27 0215
19 Đồng Nai Thành phố Biên Hòa Đông Nam Bộ 1808 3.097.107 5.905,7 524 11 39 và 60 0251
20 Đồng Tháp Thành phố Cao Lãnh Đồng bằng sông Cửu Long 1976 1.599.504 3.383,8 473 12 66 0277
21 Gia Lai Thành phố Pleiku Tây Nguyên 1932 1.513.847 15.510,8 98 17 81 0269
22 Hà Giang Thành phố Hà Giang Đông Bắc Bộ 1891 854.679 7.929,5 108 11 23 0219
23 Hà Nam Thành phố Phủ Lý Đồng bằng sông Hồng 1890 852.800 860,9 991 6 90 0226
24 Hà Nội Quận Hoàn Kiếm 1010 8.053.663 3.358,9 2.398 30 29 đến 33 và 40 024
25 Hà Tĩnh Thành phố Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ 1831 1.288.866 5.990,7 215 13 38 0239
26 Hải Dương Thành phố Hải Dương Đồng bằng sông Hồng 1469 1.892.254 1.668,2 1.135 12 34 0220
27 Hải Phòng Quận Hồng Bàng 1888 2.028.514 1.522,5 1.332 15 15 và 16 0225
28 Hậu Giang Thành phố Vị Thanh Đồng bằng sông Cửu Long 2004 733.017 1.621,8 452 8 95 0293
29 Hòa Bình Thành phố Hòa Bình Tây Bắc Bộ 1886 854.131 4.591 186 10 28 0218
30 Thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 Đông Nam Bộ 1697 8.993.082 2.061 4.363 22 50 đến 59 và 41 028
31 Hưng Yên Thành phố Hưng Yên Đồng bằng sông Hồng 1831 1.252.731 930,2 1.347 10 89 0221
32 Khánh Hòa Thành phố Nha Trang Duyên hải Nam Trung Bộ 1832 1.231.107 5.137,8 240 9 79 0258
33 Kiên Giang Thành phố Rạch Giá Đồng bằng sông Cửu Long 1956 1.723.067 6.348,8 271 15 68 0297
34 Kon Tum Thành phố Kon Tum Tây Nguyên 1913 540.438 9.674,2 56 10 82 0260
35 Lai Châu Thành phố Lai Châu Tây Bắc Bộ 1909 460.196 9.068,8 51 8 25 0213
36 Lạng Sơn Thành phố Lạng Sơn Đông Bắc Bộ 1831 781.655 8.310,2 94 11 12 0205
37 Lào Cai Thành phố Lào Cai Tây Bắc Bộ 1907 730.420 6.364 115 9 24 0214
38 Lâm Đồng Thành phố Đà Lạt Tây Nguyên 1976 1.296.606 9.783,2 133 12 49 0263
39 Long An Thành phố Tân An Đồng bằng sông Cửu Long 1956 1.688.547 4.490,2 376 15 62 0272
40 Nam Định Thành phố Nam Định Đồng bằng sông Hồng 1822 1.780.393 1.668 1.067 10 18 0228
41 Nghệ An Thành phố Vinh Bắc Trung Bộ 1469 3.327.791 16.493,7 202 21 37 0238
42 Ninh Bình Thành phố Ninh Bình Đồng bằng sông Hồng 1831 982.487 1.387 708 8 35 0229
43 Ninh Thuận Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Duyên hải Nam Trung Bộ 1901 590.467 3.355,3 176 7 85 0259
44 Phú Thọ Thành phố Việt Trì Đông Bắc Bộ 1891 1.463.726 3.534,6 414 13 19 0210
45 Phú Yên Thành phố Tuy Hòa Duyên hải Nam Trung Bộ 1611 961.152 5.023,4 191 9 78 257
46 Quảng Bình Thành phố Đồng Hới Bắc Trung Bộ 1604 895.430 8.065,3 111 8 73 0232
47 Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ Duyên hải Nam Trung Bộ 1471 1.495.812 10.574,7 141 18 92 0235
48 Quảng Ngãi Thành phố Quảng Ngãi 1832 1.231.697 5.135,2 240 13 76 0255
49 Quảng Ninh Thành phố Hạ Long Đông Bắc Bộ 1963 1.320.324 6.177,7 214 13 14 0203
50 Quảng Trị Thành phố Đông Hà Bắc Trung Bộ 1832 632.375 4.739,8 133 10 74 0233
51 Sóc Trăng Thành phố Sóc Trăng Đồng bằng sông Cửu Long 1900 1.199.653 3.311,8 362 11 83 0299
52 Sơn La Thành phố Sơn La Tây Bắc Bộ 1895 1.248.415 14.123,5 88 12 26 0212
53 Tây Ninh Thành phố Tây Ninh Đông Nam Bộ 1900 1.169.165 4.041,4 289 9 70 0276
54 Thái Bình Thành phố Thái Bình Đồng bằng sông Hồng 1890 1.860.447 1.570,5 1.185 8 17 0227
55 Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên Đông Bắc Bộ 1397 1.286.751 3.536,4 364 9 20 0208
56 Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa Bắc Trung Bộ 1029 3.640.128 11.114,7 328 27 36 0237
57 Thừa Thiên Huế Thành phố Huế 1822 1.128.620 5.048,2 224 9 75 0234
58 Tiền Giang Thành phố Mỹ Tho Đồng bằng sông Cửu Long 1976 1.764.185 2.510,5 703 11 63 0273
59 Trà Vinh Thành phố Trà Vinh 1900 1.009.168 2.358,2 428 9 84 0294
60 Tuyên Quang Thành phố Tuyên Quang Đông Bắc Bộ 1469 784.811 5.867,9 134 7 22 0207
61 Vĩnh Long Thành phố Vĩnh Long Đồng bằng sông Cửu Long 1832 1.022.791 1.475 693 8 64 0270
62 Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên Đồng bằng sông Hồng 1950 1.154.154 1.235,2 934 9 88 0211
63 Yên Bái Thành phố Yên Bái Tây Bắc Bộ 1900 821.030 6.887,7 119 9 21 0216
  • Phân cấp hành chính Việt Nam
  • Thành phố (Việt Nam)
  • Tỉnh (Việt Nam)
  • Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)
  • Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam
  • Thành phố thuộc tỉnh (Việt Nam)
  • Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)
  • Xã (Việt Nam)
  • Quận (Việt Nam)
  • Thị xã (Việt Nam)
  • Huyện (Việt Nam)
  • Thị trấn (Việt Nam)
  • Phường (Việt Nam)
  • Thị trấn nông trường
  • Danh sách thị trấn tại Việt Nam

  1. ^ a b Tong Cuc Thong Ke
  2. ^ Tỉnh lỵ (trung tâm hành chính tỉnh) là thành phố, thị xã nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Riêng thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố đặt tại quận, được gọi là quận trung tâm
  3. ^ Thời điểm sớm nhất thành lập tỉnh thành hoặc đơn vị hành chính tương đương là tiền thân của tỉnh thành đó
  4. ^ Thông tin về dân số theo bài viết của từng tỉnh thành đã cập nhật
  5. ^ Thông tin về diện tích theo bài viết của từng tỉnh thành đã cập nhật

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tỉnh_thành_Việt_Nam&oldid=68820279”