Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 6 sách mới 2022 mà LuatTreEm giới thiệu sau đây giúp các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Công nghệ sắp tới. Đề cương được biên soạn theo chương trình sách mới của 3 bộ sách: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo để các em học sinh hệ thống lại kiến thức, vận dụng luyện giải các dạng bài tập thật nhuần nhuyễn. Mời các bạn tham khảo và tải về chi tiết dưới đây.

  • Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 6 sách mới 2022

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử – Địa lý lớp 6

Câu 1. Trình bày nguyên nhân bùng nổ các các cuộc khởi nghĩa của dân ta dưới thời Bắc thuộc?

  • Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo, thâm độc của phong kiến phương Bắc
  • Nhân dân ta mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền đô hộ

Câu 2. Lập bảng niên biểu các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc.

Thời gian khởi nghĩa Tên cuộc khởi nghĩa
Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542 – 602 Khởi nghĩa Lí Bí
Năm 713-722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 776 Khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 3. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

  • Mùa xuân 40: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tại Hát Môn. Sau đó nghĩa quân nhanh chóng đánh tan quân Hán. Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô ở Mê Linh
  • Mùa hè 42, quân Hán đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà Trưng hi sinh

⇒ Cuộc khởi nghĩa thất bại

Câu 4. Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí.

  • Đầu thế kỉ VI , dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Lương. Mùa xuân 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa và nhanh chóng giành thắng lợi
  • Trong 2 năm 542-543 nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp nhưng đều thất bại
  • Xuân 544 Lí Bí lên ngôi Hoàng đế , đặt tên nước là Vạn Xuân
  • 545, nhà Lương sang xâm lược. Lý Bí lãnh đạo nhân dân kháng chiến sau đó trao quyền cho Triệu Quang Phục. Năm 550 kháng chiến thắng lợi.
  • 603 nhà Tùy xâm lược. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc

Câu 5. Hãy nêu những nét chính trận Bạch Đằng năm 938. Theo em trong cách đánh giặc của Ngô Quyền có những điểm độc đáo nào?

  • Năm 938, lợi dụng cơ hội cầu cứu của Kiều Công Tiễn quân Nam Hán tiến vào xâm lược nước ta.
  • Đứng trước nguy cơ ngoại xâm, Ngô Quyền đã tiêu diệt Kiều Công Tiễn và bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
  • Cuối năm 938 thuyền của quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng
  • Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến nhử địch vào trận địa mai phục. Khi nước thủy triều rút quân ta bất ngờ phản công=> Thuyền giặc rút chạy va vào cọc ngầm và bị quân ta tiêu diệt gần hết

⇒ Kháng chiến giành được thắng lợi

* Những điểm độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền

  • Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
  • Lợi dụng quy luật lên xuống của thủy triều để bố trí trận địa cọc ngầm đánh giặc
  • Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

Câu 6. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

  • Chiến thắng Bạch Đằng 938 đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho dân ta
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
  • Thể hiện tài năng quân sự, khả năng lãnh đạo của Ngô Quyền

Câu 7. Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa

  • Họ biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm và trồng nhiều lạo cây ăn quả khác..
  • Sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu,bò
  • Biết khai thác lâm thổ sản, làm gốm, đánh bắt cá
  • Buôn bán với Giao Châu và các nước khác…

Câu 8. Dựa vào sơ đồ 20.4, em hãy cho biết: Xã hội Champa có những tầng lớp nào? Mô tả công việc của họ.

Xã hội Champa có những tầng lớp:

  • Vua là người đứng đầu
  • Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc
  • Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá

Câu 9: Thành tựu văn hóa Chăm-Pa

  • Chữ viết: Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã sử dụng chữ Phạn từ Ấn Độ làm chữ viết riêng
  • Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
  • Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
  • Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…
  • Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Mỹ Sơn)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của LuatTreEm.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục

  • Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Đề cương ôn thi Học kì 2 môn Địa Lí lớp 6 năm 2021 - 2022 sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong Học kì 2 giúp học sinh ôn tập lý thuyết cũng như luyện tập các dạng câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập tự luận môn Địa Lí. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh đạt kết quả trong trong bài thi Học kì 2 môn Địa Lí lớp 6.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 6

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1. Các loại khoáng sản

- Khoáng sản: Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.

- Quặng: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ cao gọi là quặng.

- Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:

+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).

+ Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A-pa-tit, đá vôi,…

2. Các mỏ khoáng sản nôi sinh và ngoại sinh

* Khái niệm: Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.

* Phân loại

- Các mỏ khoáng sản nội sinh: Là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc-ma).

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh:

+ Là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ,…).

+ Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh,…

- Do hình thành trong một thời gian dài (hàng vạn, hàng triệu năm) nên cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm.

3. Thành phần của không khí

- Gồm các khí : Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).

- Ôxi và hơi nước ảnh hưởng lớn đến sự cháy và sự sống.

- Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương,…

4. Thời tiết và khí hậu

* Khái niệm

- Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

* So sánh thời tiết và khí hậu

- Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể

- Khác nhau:

+ Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.

+ Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Phạm vi rộng và ổn định.

5. Sự thay đổi nhiệt độ không khí

* Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

- Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau -> Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương.

- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

* Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

* Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

- Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.

- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

6. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

* Khí áp

- Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Dụng cụ đo: khí áp kế.

- Đơn vị đo: mm thủy ngân.

- Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là: 760mm thủy ngân.

* Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.

- Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.

- Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

7. Gió và các hoàn lưu khí quyển

∗ Gió

- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoạt động của gió:

+ Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

+ Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

∗ Hoàn lưu khí quyển

- Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

- Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.

8. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Khái niệm mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống đất thành mưa.

* Tính lượng mưa trung bình của một địa phương

- Dụng cụ đo lượng mưa -> thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm.

- Cách tính lượng mưa trung bình:

+ Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.

+ Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.

+ Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.

+ Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.

* Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

- Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

- Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

9. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.

Đới nóng (hay nhiệt đới)

Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

Hai đới lạnh (hay hàn đới)

Giới hạn

Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam

Đặc điểm

Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm

Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm

Gió thổi thường xuyên

Tín phong

Tây ôn đới

Gió đông cực

Lượng mưa trung bình

1000mm - 2000mm

500 -1000mm

500mm.

10. Sông và lượng nước của sông

* Khái quát về sông

- Khái niệm: Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại thành hệ thống sông.

* Đặc điểm của sông

- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.

- Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế (chế độ nước của sông).

* Lợi ích và hạn chế của sông

- Lợi ích:

   + Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

   + Thuỷ điện.

   + Giao thông đường thuỷ.

   + Đánh bắt và nuôi thuỷ sản.

   + Du lịch sông nước.

   + Bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng,…

- Hạn chế:

   + Gây ngập lụt trên diện rộng.

   + Thiệt hại về tài sản và tính mạng của con người,…

11. Độ muối của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰.

- Nguyên nhân: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

- Độ muối của biển nước ta: 33‰.

12. Sự vận động của nước biển và đại dương

* Sóng

- Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, động đất (sóng thần).

- Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu,...

- Lợi ích: Tạo cảnh quan ven biển.

- Tác hại: Sóng lớn, sóng thần.

* Thuỷ triều

- Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống theo chu kì.

- Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đối với lớp nước biển.

- Phân loại: Bán nhật triều; Nhật triều; Nhật triều không đều.

- Lợi ích: Giao thông, đánh cá, làm muối, đánh giặc,…

- Tác hại: Xâm ngập mặn, ngập úng,…

* Các dòng biển

- Khái niệm: Là sự chuyển động thành dòng của nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên.

- Phân loại: Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

- Lợi ích: Tác động đến khí hậu, di cư của sinh vật biển.

- Tác hại: Nhiễu đoạn thời tiết,...

13. Lớp đất trên bề mặt các lục địa

- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Đất gồm có nhiều tầng khác nhau:

   + Trên cùng là tầng chứa mùn (mỏng, màu xám).

   + Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi,... (dày, màu vàng đỏ).

   + Dưới cùng là đá mẹ (xuống sâu, màu tùy loại đá).

14. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

- Thành phần chính: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

- Thành phần hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây).

- Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí trong các khe hổng của đất.

- Độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

15. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng dến màu sắc và tính chất của đất.

- Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.

- Khí hậu:

+ Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm làm phân giải khoáng, hữu cơ.

+ Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu -> sinh vật -> đất.

- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

16. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật

* Đối với thực vật

- Khí hậu: Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa).

   + Khí hậu nhiệt đới -> Các loài cây nhiệt đới: cao su, cà phê,...

   + Khí hậu ôn đới -> Các loài cây cận nhiệt: chè, su su,…

- Địa hình: Sườn núi khác nhau thảm thực vậ khác nhau

   + Chân núi: Rừng lá rộng.

   + Sườn núi cao: Rừng lá kim.

- Đất: Mỗi loại đất có những loài cây khác nhau

   + Phù sa: Lúa, ngô, khoai, sắn, rau,...

   + Badan: Cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu,...

* Đối với động vật

- Khí hậu: Động vật ít chịu ảnh hưởng hơn thực vật (vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường).

- Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa.

* Mối quan hệ giữa động vật và thực vật

- Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

- Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

17. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất

* Tích cực

- Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.

- Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

* Tiêu cực

- Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.

- Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản

A. kim loại đen.

B. năng lượng.

C. phi kim loại.

D. kim loại màu.

Chọn C.

Câu 2. Khoáng sản thuộc nhóm khoáng sản năng lượng là

A. than đá, dầu mỏ.

B. sắt, mangan.

C. đồng, chì.

D. muối mỏ, apatit.

Chọn A.

Câu 3. Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào

A. nhiệt độ của khối khí.

B. khí áp và độ ẩm của khối khí.

C. vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.

D. độ cao của khối khí.

Chọn C.

Câu 4. Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở

A. tầng đối lưu.

B. tầng bình lưu.

C. tầng nhiệt.

D. tầng cao của khí quyển.

Chọn A.

Câu 5. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

A. 12 giờ trưa.

B. 13 giờ trưa.

C. 11 giờ trưa.

D. 14 giờ trưa.

Chọn C.

Câu 6. Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 220C, lúc 13 giờ được 260C và lúc 21 giờ được 240C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 220C.

B. 230C.

C. 240C.

D. 250C.

Chọn C.

Câu 7. Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió

A. Tây ôn đới.

B. Tín Phong.

C. mùa đông Bắc.

D. mùa đông Nam.

Chọn B.

Câu 8. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Chọn D.

Câu 9. Không khí luôn luôn chuyển động từ

A. nơi áp thấp về nơi áp cao.

B. biển vào đất liền.

C. nơi áp cao về nơi áp thấp.

D. đất liền ra biển.

Chọn C.

Câu 10. Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Nhiệt kế. 

B. Áp kế. 

C. Ẩm kế. 

D. Vũ kế.

Chọn D.

Câu 11. Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Nhiệt kế.

B. Áp kế.

C. Ẩm kế.

D. Vũ kế.

Chọn C.

Câu 12. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới. 

B. Ôn đới. 

C. Hàn đới. 

D. Cận nhiệt đới.

Chọn B.

Câu 13. Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là

A. gió Tây ôn đới. 

B. gió mùa. 

C. Tín phong.

D. gió Đông cực.

Chọn D.

Câu 14. Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Tây.

B. Hồ Trị An.

C. Hồ Gươm.

D. Hồ Tơ Nưng.

Chọn B.

Câu 15. Sông nào ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

A. Sông Đồng Nai.

B. Sông Hồng.

C. Sông Đà.

D. Sông Cửu Long.

Chọn D.

Câu 16. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do

A. động đất ở đáy biển.

B. núi lửa phun.

C. gió thổi, lóc xoáy.

D. sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời.

Chọn D.

Câu 17. Hai thành phần chính của lớp đất là

A. hữu cơ và nước.

B. nước và không khí.

C. cơ giới và không khí.

D. khoáng và hữu cơ.

Chọn D.

Câu 18. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. con người.

D. địa hình.

Chọn B.

Câu 19. Một số thực vật rừng và cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. dừa, cao su.

B. táo, nho, củ cải đường.

C. thông, tùng.

D. chà là, xương rồng.

Chọn A.

Câu 20. Ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật không phải là

A. phá rừng bừa bãi.

B. săn bắn động vật quý hiếm.

C. lai tạo ra nhiều giống.

D. đốt rừng làm nương rẫy.

Chọn C.

2. Tự luận

Câu 1. Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.

- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.

- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
 - Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi,…

Câu 2. Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản?

Loại khoáng sản

Tên khoáng sản

Công dụng

Năng lượng (Nhiên liệu)

Than nâu, than bùn, dầu mỏ, khí đốt…

Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

Kim loại

Đen

Sắt, mangan, titan, crom,...

Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ra các loại gang, thép,...

Màu

Chì, kẽm,…

Phi kim loại

Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, cát, sỏi,…

Nguyên liệu sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng,...

Câu 3. Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?

- Thành phần của không khí bao gồm: Khí Nitơ: 78%; Khí Ôxi: 21%; Hơi nước và các khí khác: 1%.

- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp,…

Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tần?

Các tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao

Vị trí

Sát mặt đất

Nằm trên tầng đối lưu

Nằm trên tầng bình lưu

Độ cao

0 → 16km

Từ 16km → 80km

Trên 80km

Đặc điểm

- Tập trung 90% không khí.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,… - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

- Có lớp ôdôn => ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí cực loãng

Câu 5. Khả năng chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa động vật và thực vật khác nhau như thế nào? Em hãy trình bày các nhân tố quan trọng hình thành đất?

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

- Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.

+ Khí hậu là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Câu 6. Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

Câu 7. Nêu sự khác nhau giữa phụ lưu và chi lưu? Em hãy nêu lợi ích và tác hại của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người?

* Sự khác nhau giữa phụ lưu và chi lưu

- Phụ lưu làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông.

- Chi lưu có nhiệm vụ thoát nước cho sông.

* Lợi ích và tác hại của sông ngòi

- Lợi ích của sông: cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, đem lại nguồn cá tôm, bồi đắp phù sa cho đồng bằng.

- Tác hại của sông: mùa lũ nước sông dâng cao gây lụt lội, thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng.

Câu 8. Tại sao khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét?

Khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét vì nếu để nhiệt kế trên bề mặt đất đo thi sẽ không chính xác, đó là nhiệt độ của mặt đất. Nhiệt độ trong bóng râm, cách mặt đất 2m mới chính là nhiệt độ của không khí.

Câu 9.Thời tiết, khí hậu là gì?

- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

Câu 10.Nêu thành phần của không khí?

- Thành phần của không khí gồm các khí:

+ Nitơ: 78%

+ Ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác 1%.

Câu 11.Thuỷ triều, dòng biển là gì?

- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống lùi tít ra xa.

- Dòng biển (hải lưu) là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương.

Câu 12.Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 35% vì sao độ muối của biển nước ta chỉ là 33%?

- Độ muối của biển nước ta thấp hơn độ muối trung bình của nước biển và đại dương trên thế giới vì:

+ Biển nước ta có nhiều sông đổ vào.

+ Lại nằm trong khu vực (khí hậu nhiệt đới gió mùa) mưa nhiều.

Câu 13.Kể tên các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất và giải thích vì sao?

- Các nhân tố hình thành đât quan trọng là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu.

- Giải thích:

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các chất khoáng.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất.

+ Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Câu 14. Tại sao nói các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:

- Các dòng biển nóng: do tính chất nóng của mình làm cho nhiệt độ tăng lên lượng mưa tăng thêm.

- Các dòng biển lạnh: làm cho nhiệt độ giảm nước bốc hơi không được lượng mưa giảm đi.

Câu 15. Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Phân biệt sông và hồ:

- Sông: Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

Câu 16. Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Giải thích nguyên nhân hình thành các hình thức vận động đó?

- Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động: sóng , thuỷ triều, dòng biển.

- Nguyên nhân hình thành các hình thức vận động

Vận động

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Nguyên nhân hình thành

- Chủ yếu do gió.

- Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

- Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời.

- Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.

Tải xuống

Xem thêm các đề cương ôn tập môn Địa Lí học kì 1, học kì 2 chọn lọc, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Đề cương Lịch sử - Địa lý lớp 6 học kì 2

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.