Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Mẫu bài thi viết chữ đẹp 2022

Luyện nét chữ sẽ giúp học sinh rèn luyện đức tính nhẫn nại, kiên trì khi sửa từng chữ một. Vì vậy, nhiều trường tiểu học đã tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp, sáng tạo dành cho giáo viên và học sinh. Sau đây là những mẫu chữ viết đẹp nhất của học sinh và giáo viên được Thư Viện Hỏi Đáp chọn lọc gửi tới các bạn tham khảo và đạt kết quả cao trong kỳ thi viết chữ đẹp cấp trường, huyện, tỉnh, thành phố.
Những mẫu chữ đẹp nhất của học sinh và giáo viên

Mời các bạn đọc thêm tại chuyên mục giáo dục trong mục biểu mẫu Xin vui lòng.

#Mẫu #bài #thi #viết #chữ #đẹp

Bài thi viết chữ đẹp của giáo viên là một trong những thước đo quan trọng đối với thầy cô giáo. Nhất là đối với những cô giáo, thầy giáo đang ươm mầm tài năng cho học sinh tiểu học. Vì vậy, rèn luyện nét chữ đẹp và có hồn là vấn đề được giáo viên hết sức quan tâm. Và một trong những tiêu chuẩn đánh giá, đó chính là vượt qua các bài thi chữ đẹp.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Ý nghĩa của bài thi

Đối với bài thi viết chữ đẹp của giáo viên, thì yếu tố cần thiết là “thần thái” nét chữ.

Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói trong bài diễn văn của mình rằng:

“Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng. Đối với mình cũng như đối với thầy, cô giáo và bạn đọc bài của mình“.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Từ lời dạy của Thủ tướng và hiểu rõ “Nét chữ nết người” không bao giờ lỗi mốt. Các thầy cô giáo đã ngày đêm luyện tập để chữ của mình đẹp hơn, sáng tạo hơn. Từ đó, cũng tổ chức các cuộc thi chữ đẹp nhằm vinh danh những nhà giáo tài năng.

Cấu trúc của bài thi viết chữ đẹp của giáo viên

Cuộc thi viết chữ đẹp của giáo viên thường bao gồm 2 phần. Đó là phần thi viết trên giấy và phần thi viết trên bảng.

Đối với phần thi viết giấy thì mỗi giáo viên viết một đoạn trích trong tác phẩm hoặc thơ. Chủ đề thường xoay quanh về tình yêu đất nước, quê hương và con người. Được trình bày thông qua 2 kiểu chữ gồm kiểu chữ đứng và kiểu chữ nghiêng. Loại chữ yêu cầu thường là theo mẫu chữ quy định và mẫu chữ sáng tạo. Thời gian diễn ra từ 40-60 phút theo quy định riêng của từng trường.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Đối với phần thi viết bảng thì giáo viên được tùy chọn viết một bài thơ. Độ dài từ 6-8 dòng, thời gian khoảng 20-40 phút.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Cảm xúc khi tham dự bài thi viết chữ đẹp của giáo viên

Khi tham dự cuộc thi, hầu như ai cũng cảm thấy rất hạnh phúc. Được ngồi lại vị trí của học sinh, nắn nót, tỉ mẩn từng con chữ. Dường như những điều ấy làm sống lại những ngày tháng học trò thơi bé. Để từ đó, các cô thầy thêm yêu trò và muốn cống hiến trọn đời với nghề cao quý này.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm của các thầy cô giáo nhé! Chắc chắn, bạn sẽ trầm trồ và không tin vào mắt mình đâu. Bởi đó là những kiệt tác được tạo nên từ bàn tay, khối óc của con người.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Những bài thi chữ đẹp này đều sở hữu các đặc điểm chung đó chính là sự sáng tạo, kỹ năng điêu luyện.

PHÒNG GD&ĐT PHỤNG HIỆPHỘI THI CHỮ VIẾT ĐẸP GIÁO VIÊNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcĐỀ THI LÝ THUYẾT VIẾT CHỮ ĐẸP – NĂM HỌC 2012 - 2013ĐiểmHọ và tên, chữ kýGiám khảo 1Họ và tên, chữ kýGiám khảo 1Nhận xét của giám khảoI- Phần trắc nghiệm (3,5 điểm)Các câu sau đây có kèm bốn câu trả lời a, b, c, d. Hãy khoanh vào câu đúngnhất (đúng mỗi câu 0,25 điểm)Câu 1: Theo quy định của Bộ GDĐT trong trường tiểu học hiện nay, học sinh đượcviết chữ thường chữ số và chữ hoa theo dạng:a/ Chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm.b/ Chữ viết nghiêng, nét đều.c/ Chữ viết đứng, nét đều.d/ Chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.Câu 2: Để rèn thói quen,nền nếp chữ viết của HS:a/ GV thường xuyên uốn nắn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữkhoảng cách giữa vỡ và mắt…b/ GV nhắc nhở HS về cách trình bày, về ý thức viết chữ và giữ gìn sách vởsạch đẹp: GV quan tâm đến những điều kiện cần thiết như ánh sáng, bàn ghế, họccụ…c/ a và bd/ a hoặc b.Câu 3: Điền vào chỗ trống :Mẫu chữ cái viết thường hiện hành:a/ Các chữ cái…………………………………….được viết với chiều cao 2,5đơn vị.b/ Chữ cái………………………………………… được viết với chiều cao 1,5đơn vị.c/ Các chữ cái …………………………………… được viết với chiều cao 1,25đơn vị.d/ Các chữ cái ……………………………………. được viết với chiều cao 2đơn vị.Câu 4: Trong tiết tập viết, khi chấm bài cho học sinh, giáo viên căn cứ vào cácphương diện nào:a/ Hình dáng chữ viết, các đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ cái.b/ Hình dáng chữ viết, độ thẳng dòng của các chữ viết trên dòng kẻ, các đặtdấu thanh, khoảng cách giữa các chữ cái, mức độ giữ bài viết sạch sẽ, cẩn thận.c/ Hình dáng chữ viết, mức độ rèn nét thanh – nét đậm, các đặt dấu thanh,khoảng cách giữa các chữ cái.d/ Độ cao con chữ, độ thẳng dòng của các chữ viết trên dòng kẻ, các đặt dấuthanh, khoảng cách giữa các chữ cái, mức độ giữ bài viết sạch sẽ, cẩn thận.Câu 5: Tính chất của phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” ở cấp tiểu học là:a/ Tính quần chúngb/ Tính thường xuyênc/ Tính quần chúng ; Tính thường xuyên.d/ Rèn luyện để chọn học sinh dự thi cấp Huyện, cấp Tỉnh.Câu 6: Giảng dạy có hiệu quả phân môn tập viết giúp các em hình thành và pháttriển những phẩm chất tốt như :a/ Khéo léo, trung thực, kiên trì.b/ Cẩn thận, kiên trì, thẩm mỹ, biết quý trọng và giữ gìn chữ viết của dân tộc.c/ Cẩn thận, thẩm mỹ, biết quý trọng và giữ gìn chữ viết của dân tộc.d/ Cả 3 đều đúng.Câu 7: Nội dung trọng tâm dạy Tập Viết lớp 2 là:a/ Luyện viết chữ cái viết hoab/ Luyện lại chữ thường.c/ Luyện viết chữ cái hoa nét thanh, nét đậmd/ Cả a và b đúng.Câu 8: Chiều cao của các chữ số là:a/ 2,5 đơn vịb/ 4 đơn vịc/ 1,5 đơn vịd/ 2 đơn vịCâu 9: Mẫu chữ viết trong trường tiểu học hiện theo Quyết định 31, được áp dụng từnăm học nào:a/ Năm học 2000 – 2001b/ Năm học 2001 – 2002c/ Năm học 2002 – 2003d/ Năm học 2003 – 2004Câu 10: Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình:a/ Từ tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái.b/ Từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; viết đúngđến viết thành thạo, viết đẹp.c/ Từ nhận diện đến viết từng chữ cái; viết đúng đến viết thành thạo, viếtđẹp…d/ Từ tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết đẹp.Câu 11: Phân môn tập viết ở trường tiểu học được giảng dạy ở các lớp :a/ Lớp 1, lớp 2, lớp 3 và học kì I của lớp 4b/ Lớp 1, lớp 2, lớp 3c/ Lớp 1, lớp 2 và học kì I của lớp 3d/ Lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4Câu 12: Chữ cái thường nào được viết với chiều cao bằng như nhau:a/ m, b, d, đ, p, qb/ d, đ, y, g, tc/ d, đ, p, qd/ b, d, đ, p, y.Câu 13: Để rèn thói quen, nền nếp chữ viết của HS:a/ GV thường xuyên uốn nắn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữkhoảng cách giữa vỡ và mắt…b/ GV nhắc nhở HS về cách trình bày, về ý thức viết chữ và giữ gìn sách vởsạch đẹp: GV quan tâm đến những điều kiện cần thiết như ánh sáng, bàn ghế, họccụ…c/ a và bd/ a hoặc b.Câu 14: Có bốn Học sinh viết hoa các từ như sau, em nào viết đúng nhất?a/ Đinh Tiên hoàng;Trần phú; Sa pa; Pác bó;Mù căng chải; Chư pa.b/ Đinh tiên Hoàng;Trần Phú; Sa pa; Pác bó;Mù căng chải; Chư pa.c/ Đinh Tiên Hoàng;Trần Phú; Sa Pa; Pác Bó; Mù Căng Chải; Chư Pa.d/ Đinh Tiên Hoàng;Trần Phú; Sa Pa; Pác Bó; Mù Căng Chải; Chư- Pa.II- Tự luận: (6,5 điểm)Câu 1: Nêu những nhiệm vụ chung của việc dạy tập viết ở tiểu học và Phân môntậpp viết có tính chất gì? Phân môn tập viết có tiết dạy lý thuyết không. Ở trườngAnh (chi) đã thực hiện như thế nào? (4 điểm)Câu 2: Qui trình chung dạy một bài Tập viết (1 điểm)Câu 3: Các hoạt động dạy – học trong giờ tập viết được tổ chức theo qui trình nào?(1,5 điểm)

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố
Đề thi viết chữ đẹp dành cho giáo viên tiểu học

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên cấp thành phố

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên: Phần 1: Thi lý thuyết (Thời gian 40 phút)

3 đề thi viết chữ đẹp giáo viên dành cho 3  khu vực: Bắc – Trung – Nam

Đề 1: Hãy trình bày cách dạy học sinh tập viết một chữ cái (viết thường hoặc viết hoa) trong tiết Tập viết, theo chương trình giảng dạy mà anh (chị) đã thực hiện.

Đề 2: Anh (chị) hãy trình bày những điều cần hướng dẫn học sinh khi viết ứng dụng (chữ ghi tiếng, ghi từ) trong tiết dạy Tập viết ở Tiểu học.

Đề 3: Hãy trình bày phương pháp trực quan và phương pháp luyện tập mà anh (chị) đã thực hiện trong tiết dạy Tập viết ở Tiểu học.

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên: Phần 2: Thi vấn đáp (thời gian trả lời 1 câu hỏi: 5 phút)

Giáo viên rút thăm để trả lời 1 trong 20 câu hỏi dưới đây (sau khi nhận câu hỏi, mỗi giáo viên được chuẩn bị 5 phút).

Câu 1: Phong trào Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp năm học 2015 – 2016 ở lớp anh (chị) phụ trách có những điểm gì khác so với những năm học trước? Kết quả cụ thể ra sao?

Câu 2: Để xây dựng nền nếp Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp cho học sinh lớp mình phụ trách, anh (chị) đã có những biện pháp gì? Kết quả cụ thể ra sao?

Câu 3: Theo anh (chị), chất lượng dạy học phân môn Tập viết ở trường tiểu học hiện nay phụ thuộc vào những điều kiện cơ bản nào?

Câu 4: Trong giảng dạy phân môn Tập viết, anh (chị) đã có kinh nghiệm gì nổi bật làm cho tiết học đạt hiệu quả cao?

Câu 5: Kĩ năng viết chữ của học sinh tiểu học được hình thành qua hai giai đoạn cơ bản nào? Anh (chị) đã có những kinh nghiệm gì trong việc hướng dẫn học sinh ở mỗi giai đoạn ấy?

Câu 6: Qua thực tế dạy học của bản thân và đồng nghiệp, anh (chị ) nhận thấy cần tập trung đổi mới ở khâu nào trong quy trình giảng dạy phân môn Tập viết? Vì sao như vậy?

Câu 7: Có người cho rằng: Muốn dạy học sinh viết chữ nhanh và đẹp, chỉ cần có mẫu chữ thật đẹp. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?

Câu 8: Theo anh (chị), những nguyên nhân nào có thể dẫn đến tình trạng nhiều học sinh tiểu học hiện nay viết chữ chưa rõ ràng, sạch đẹp? Anh (chị) đã làm những gì để khắc phục những nguyên nhân đó?

Câu 9: Không ít học sinh tiểu học hiện nay ngồi viết chưa đúng tư thế, cầm bút, đặt vở còn chưa đúng quy định. Anh (chị) đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những biện pháp khắc phục tình trạng đó như thế nào?

Câu 10: Nếu lớp học do anh (chi) phụ trách có học sinh viết chữ xấu và hay mắc lỗi chính tả, anh (chị) sẽ có những biện pháp gì để giúp em đó tiến bô?

Câu 11: Để rèn chữ viết cho học sinh, có giáo viên đã dùng biện pháp: yêu cầu những em viết chữ xấu ở lại sau buổi học để viết thêm 20 dòng chữ đã tập viết vào vở ô li.  Ý kiến của anh (chị) như thế nào?

Câu 12: Để tạo điều kiện cho học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày bài sạch đẹp, người giáo viên tiểu học cần chú ý quan tâm đến những vấn đề gì?

Câu 13: Theo anh (chị), bảng con có tác dụng rèn luyện chữ viết cho học sinh như thế nào trong giờ Tập viết? Anh (chị) đã có kinh nghiệm gì trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con đạt hiệu quả cao?

Câu 14: Bảng lớp có vai trò như thế nào trong giờ Tập viết ở Tiểu học? Anh (chị) đã sử dụng bảng lớp như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong giờ Tập viết?

Câu 15: Khi hướng dẫn học sinh luyện tập trong vở Tập viết, anh (chị) thường quan tâm đến những điều gì để học sinh tập viết đạt kết quả tốt?

Câu 16: Theo anh (chị), từ lớp 2, học sinh đã có thể học viết theo mẫu chữ viết hoa “truyền thống” (giới thiệu trong Thông tư 29/TT) được hay không? Anh chị dựa trên cơ sở nào để khẳng định điều đó?

Câu 17: Hưởng ứng cuộc thi Viết chữ đẹp ở Tiểu học trong năm học 2015 – 2016, anh (chị) đã hướng dẫn học sinh luyện viết chữ hoa theo vở Tập tô, vở Tập viết tham khảo (khổ 19x27cm) như thế nào? Kết quả ra sao?

Câu 18: Trong mỗi trường hợp nối chữ, anh (chị) cần nhắc nhở học sinh lưu ý những điểm gì để bảo đảm yêu cầu viết liền mạch và đều nét?

Câu 19: Anh chị đã có những kinh nghiệm gì trong việc chấm bài tập viết của học sinh lớp mình phụ trách? Nếu có học sinh bị điểm kém, anh chị sẽ có biện pháp gì để giúp em đó tiến bộ?

Câu 20: Có người cho rằng: trong thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến, khi việc sử dụng máy tính trở thành phổ biến, chữ viết của học sinh không cần phải quan tâm nhiều nữa. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên: Phần 3: Thi viết trên bảng – thời gian viết bảng 10 phút

3 đề thi viết chữ đẹp giáo viên dành cho 3 khu vực: Bắc – Trung – Nam

Đề 1: Chép và trình bày đoạn thơ dưới đây cho đúng chính tả, thể thơ:

mái trường ngói mới đỏ tươi

chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng

muối thái bình ngược hà giang

cày bừa đông xuất mía đường tỉnh thanh.

ai về mua vại hương canh

chiếu nga sơn, gạch bát tràng

vải tơ nam định, lụa hàng hà đông.

áo em thêu chỉ biếc hồng

mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi…

tố hữu

(trích “ việt bắc”)

Đề 2: Chép vào trình bày đoạn thơ dưới đây cho đúng chỉnh tả, thể thơ:

cháu nhớ Bác Hồ

đêm nay bên bến ô lâu

cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ.

nhớ hình Bác giữa bóng cờ

hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.

mắt hiền sáng rực như sao

bác nhìn đến tận cà mau sáng ngời.

nhớ khi trăng sáng đầy trời

trung thu Bác gửi những lời vào thăm…

thanh hải

Đề 3: Chép và trình bày đoạn thơ cho đúng chính tả và thể thơ

ai đi nam bộ

tiền giang, hậu giang

ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

rực rỡ tên vàng.

ai đi nam – ngãi, bình – phú, khánh hòa

ai vô phan rang, phan thiết

ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc

khu năm dằng dặc khúc ruột miền trung

ai về với quê hương ta tha thiết

sông hương, bến hải, cửa tùng…

tố hữu

(trích “ ta đi tới”)

Các bạn có thể xem thêm loạt đề thi dành cho học sinh tiểu học cấp quốc gia trong bài sau: Đề thi viết chữ đẹp khối tiểu học