Đến năm 2030 tỉnh bắc giang có bao nhiêu phần trăm số trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện đạt chuẩn

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; xuất phát từ yêu cầu phát triển của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang xây dựng Kế hoạch về chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp nhanh, bền vững; tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh, trở thành nền tảng kinh tế và quyết định sự phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc của địa phương. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là một trong những trung tâm công nghiệp trong khu vực.

Mục tiêu cụ thể: (1) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 28 - 29%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020; tăng bình quân 21 - 22%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. (2) Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 26 - 27%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020; tăng bình quân 16 - 18%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. (3) Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020 chiếm 44 - 45%, đến năm 2030 chiếm 55 - 60%.

Kế hoạch đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp, trọng tâm là xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Ngay trong năm 2019, rà soát hiện trạng quỹ đất hiện có trên phạm vi toàn tỉnh để mở rộng quy hoạch sử dụng đất của các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động; đồng thời xác định các khu vực, vị trí cụ thể để dự kiến xây dựng các khu, cụm công nghiệp trong tương lai. Cụ thể:

- Về khu công nghiệp: Từ nay đến năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư thêm 05 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ: Châu Minh - Mai Đình 268 ha (huyện Hiệp Hòa); Yên Lư 400 ha (huyện Yên Dũng); Xuân Cẩm - Hương Lâm 300 ha (huyện Hiệp Hòa); Hòa Yên 400 ha (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên); Yên Sơn - Bắc Lũng 800 ha (huyện Lục Nam).

Sau năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư thêm 04 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ: Nghĩa Hưng 300 ha (huyện Lạng Giang); Tự Lạn - Bích Sơn - Trung Sơn 300 ha (huyện Việt Yên); Đoan Bái - Lương Phong 300 ha và Châu Minh - Bắc Lý 200 ha (huyện Hiệp Hòa).

- Về cụm công nghiệp: Từ nay đến năm 2030, quy hoạch và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp: Trung Sơn - Ninh Sơn 75 ha (huyện Việt Yên); Đồng Điều thuộc xã Tân Trung và Nhã Nam 30 ha, Ngọc Vân 50 ha, Tiền Sơn 1 thuộc xã Phúc Sơn 75 ha, Tiền Sơn 2 thuộc xã Phúc Sơn 50 ha, Kim Tràng thuộc xã Việt Lập 40 ha (huyện Tân Yên); Hòa Sơn - Thái Sơn 50 ha (huyện Hiệp Hòa); Mỏ Trạng thuộc xã Tam Tiến 20 ha, Đồng Lạc 20 ha (huyện Yên Thế); Nghĩa Phương 20 ha, Bảo Sơn 30 ha, Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn 20 ha, Tiên Hưng 31 ha, Lan Sơn 2 thuộc xã Lan Mẫu và Yên Sơn 75 ha (huyện Lục Nam); Tân - Quang Thịnh thuộc xã Quang Thịnh và Tân Thịnh 25 ha, Hương Sơn 2 thuộc xã Hương Sơn 65 ha (huyện Lạng Giang); An Lập 5 ha, Yên Định 8 ha, Thanh Sơn 10 ha (huyện Sơn Động).

Sau năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp: Biển Động 50 ha (huyện Lục Ngạn); Đức Giang 75 ha (huyện Yên Dũng); Thượng Tùng 75 ha (xã Lão Hộ và xã Tân An, huyện Yên Dũng); Trí Yên - Lãng Sơn 75 ha (thuộc xã Trí Yên và xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng); Quang Tiến 40 ha (huyện Tân Yên); Tân Sỏi 25 ha (huyện Yên Thế).

2. Định hướng và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trọng tâm

Từ nay đến năm 2030, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như sau: Công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phấm; công nghiệp dệt may, da giầy; công nghiệp khác. Trong đó:

- Công nghiệp cơ khí chế tạo tập trung tại các khu, cụm công nghiệp quy hoạch. Ưu tiên các dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị, máy móc, công cụ; sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết; gia công cơ khí, đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lỷ bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn; cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực...

- Công nghiệp điện tử tập trung tại các khu, cụm công nghiệp ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. Ưu tiên các nhà đầu tư lớn, chiến lược thực hiện các dự án sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi, linh kiện bán dẫn, linh kiện điện tử các loại cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động..., tạo ra các sản phẩm xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, từ nay đến năm 2030 chú trọng tiếp thu công nghệ nguồn và từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp ráp sang thiết kế; sau năm 2030 có khả năng tự sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa. Ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm chế biến rau, quả, gỗ bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, hướng đến xuất khẩu.

- Công nghiệp dệt may tập trung tại các khu, cụm công nghiệp quy hoạch. Ưu tiên công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt. Thu hút công nghiệp may mặc sử dụng nhiều lao động địa phương gắn với định hướng tăng cường đầu tư chiều sâu, tham gia vào các công đoạn thiết kế mẫu mã, tiếp thị, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công; tập trung tại các các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

- Công nghiệp sản xuất điện: Triển khai đầu tư, mở rộng các dự án nhà máy nhiệt điện trên địa bàn theo quy hoạch. Thu hút các dự án sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Thu hút các dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại các khu công nghiệp gắn với việc xử lý tốt môi trường.

3. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai của nhà đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, website của các huyện, thành phố và Sở, ngành liên quan về quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp dưới dạng bản đồ với đầy đủ thông tin về địa điểm, diện tích, hiện trạng đất đai (loại đất, chủ đất). Đồng thời, nghiên cứu chính sách đối với người dân trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp; với người dân chấp hành tốt quy định bồi thường, giải phóng mặt bằng để áp dụng một cách minh bạch, tránh tiêu cực, nhũng nhiễu.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các giai đoạn của hoạt động đầu tư, kinh doanh (chuẩn bị đầu tư, triển khai đầu tư và tiến hành sản xuất, kinh doanh). Áp dụng rộng rãi cơ chế liên thông điện tử, luân chuyển hồ sơ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy, thuế, bảo hiểm xã hội,...). Nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác thẩm định, thẩm tra, chấp thuận đầu tư dự án sản xuất công nghiệp. Thực hiện nghiêm quy định về chế độ thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường xúc tiến trực tiếp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên đối thoại, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư để chia sẻ, hỗ trợ tháo gỡ và xây dựng mối quan hệ thân thiện. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo môi trường sản xuất lành mạnh. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp. Sắp xếp, đổi mới hoạt động các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm công lập trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Làm tốt công tác dự báo cung - cầu lao động, kết nối giữa đào tạo với giải quyết việc làm, bảo đảm nguồn cung lao động ổn định. Có chính sách, định hướng dịch chuyển lao động, nhất là lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ và đối với người dân bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp. Chủ động hướng dẫn, phối hợp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.

4. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phù hợp, đúng pháp luật đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp địa phương thực hiện các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh, làm ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đầu tư vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nâng cao chất lượng thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp.

Đổi mới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", sử dụng nhiều nguyên liệu và linh phụ kiện sản xuất trong nước, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân lực tại chỗ, có hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý của các cấp chính quyền, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong phát triển công nghiệp địa phương

Cấp ủy các cấp phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp địa phương trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc. Xác định lãnh đạo phát triển công nghiệp là nội dung quan trọng trong lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế gắn với thực tiễn ở ngành, địa phương mình. Tránh tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, duy ý chí trong lãnh đạo, chỉ đạo bố trí không gian công nghiệp và quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Các cấp chính quyền tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong công nghiệp giữa các cấp, các ngành; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thuộc UBND tỉnh, các địa phương trong việc cấp phép, quản lý dự án công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí định hướng lựa chọn dự án đầu tư trong từng không gian công nghiệp, bảo đảm khách quan, trong đó lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn quan trọng; xác định rõ quan điểm đối với các dự án được phép đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp và chỉ rõ những không gian công nghiệp đó. Chú trọng và làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng tỷ lệ vốn thực hiện các dự án; thường xuyên rà soát việc sử dụng đất của các dự án đã được chấp thuận đầu tư và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên và nhân dân về yêu cầu, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thấy được vai trò "động lực" của công nghiệp đối với tăng trưởng và phát triến kinh tế - xã hội; từ đó thống nhất ý chí và hành động, tạo đồng thuận xã hội trong tổ chức thực hiện.

Để tổ chức thực hiện, Sở Công Thương được giao chủ trì cùng các ngành chức năng tham mưu xây dựng quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu vị trí, ranh giới các khu, cụm công nghiệp sẽ đầu tư xây dựng trong tương lai; tham mưu xây dựng cơ chế, trình tự thủ tục các bước trong đề xuất, thẩm định thu hút doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư vào địa bàn; tham mưu các loại doanh nghiệp theo tính chất ngành nghề được phép đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp làm căn cứ để chấp thuận các dự án đầu tư. Kết quả báo cáo UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy trước tháng 3/2019./.

                                                                                                                                     Việt Hùng