Nghề chính của cư dân việt cổ là gì

Trả lời câu 1, 2 trang 64 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống – Bài 14. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Câu 1: Quan sát hình 7, 8, 9 và dựa vào thông tin trong mục a, em hãy mô tả đời sống vật chất (nguồn lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại, trang phục, đồ trang sức…) của người Việt cổ.

Trả lời: Đời sống vật chất của người Việt cổ:

– Nguồn lương thực: Chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,…

– Nơi ở: Chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…

– Phương tiện đi lại: đi bộ, thuyền, bè, trâu, bò, ngựa, voi…

– Trang phục: thường cắt tóc ngang vai, búi tó hoặt tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, yếm. Vào dịp lễ hội họ có thể đội mũ lông chim, đeo trang sức

Quảng cáo

– Đồ trang sức: vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai,…

Câu 2: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gì?

Trả lời: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:

– Trồng lúa nước là nghề chính, ngoài ra họ còn trồng các loiaj cây hoa màu và trồng dâu, nuôi tằm

– Nghề luyện kim của người Việt dần được chuyên môn hóa. Kỹ thuật đúc đồng phát triển , bước đầu biết rèn sắt

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gì?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 6

Trả lời câu hỏi: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gì?

Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc:

- Trồng lúa nước là nghề chính, ngoài ra họ còn trồng các loại cây hoa màu và trồng dâu, nuôi tằm.

- Nghề luyện kim của người Việt dần được chuyên môn hóa. Kỹ thuật đúc đồng phát triển , bước đầu biết rèn sắt.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

1. Những nền văn hoá làm nền cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Cách đây nhiều vạn năm, trên đất bắc Việc Nam đã có con người sinh sống. Núi rừng miền Bắc không chỉ xanh tươi quanh năm mà còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển. Những dải núi đá vôi với nhiều hàng động, mái đá thuận lợi cho việc cư trú của con người; sườn núi, suối, sông có nhiều loại đá khác nhau có thể làm công cụ lao động; rừng nhiều muông thú, nứa tre gỗ cứng thuận lợi cho săn bắt, làm công cụ, xây dựng sàn, chòi v.v.... Dựa vào những điều kiện đó, những người nguyên thuỷ đã sớm tạo nên các nền văn hoá như Sơn Vĩ, Hoà Bình, Bắc Sơn và từ đó tìm đến vùng châu thổ các con sông lớn để tạo nên những nền văn hoá, phát triển cao hơn như Hoa Lộc, Phùng Nguyên.

Cư dân Phùng Nguyên đã nâng kĩ thuật chế tác đồ đá mài lên trình độ cao với đủ loại dụng cụ, cưa khoan, tiện, mài. Sử dụng những chiếc rìu mài nhẵn, gọn nhẹ , những chiếc rìu mài nhẵn, người Phùng Nguyên phát huy các kinh nghiệm trồng trọt thu được ở các nền văn hoá trước đó để sáng tạo ra nghề nông trên châu thổ trung lưu sông Hống. Những năm gạo cháy, dấu vết phấn hoa của loài lúa nước Oriza stiva, những bình vai lớn có đường kính miệng bình 70 - 80cm v.v.... còn để lại ở các địa chỉ đương thời đã khẳng định điều đó. Nghề nông trồng lúa đã giúp con người định cư lâu dài hơn và từ đó, hình thành các làng xóm. Chăn nuôi cũng phát triển hơn.

Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm khác nhau như nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa. Không những thế, họ còn biết trang trí nhiều đồ án hoa văn khác nhau: hình chữ S, hình những đường cong uốn lượn phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau có các hình tam giác xen ở giữa , làm cho các đồ đựng vừa dễ dùng vừa đẹp mắt.

Các rìu vải nhẵn nhỏ nhắn và các hình loại đồ gốm có hoa văn khác nhau đã chứng tỏ sự phát triển của mĩ cảm ở người Phùng Nguyên. óc thẩm mỹ của người Phùng Nguyên còn thể hiện trong việc chế tác đồ trang sức. Những vòng tay, những chuỗi hạt đá nêphit màu xanh ngọc, màu trắng ngà, được khoan tiện tinh vi vừa phản ánh trình độ kĩ thuật làm đá của người Phùng Nguyên, vừa nói lên sự tiến bộ trong cuộc sống tinh thần của họ.

Một thành tựu rất quan trọng của nên văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn Hoa Lộc là sự phát minh ra kĩ thuật thuật chế tạc đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt.

Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) Hoa Lộc (Thanh Hoá) đã tạo nên những tiền đề cho sự ra đời của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

2. Nền văn minh lúa nước

Ở Việt Nam, nền văn minh lúa nước được nhắc đến rất nhiều trong sách sử, ca dao, là niềm tự hào của dân tộc, đã xuất hiện rõ nét từ nền văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4 thiên kỷ khi người Việt cổ biết dùng các dụng cụ hoạt động nông nghiệp bằng đá mài và đồng thau để chuyển đổi nghề trồng lúa rẫy trên đất cao qua cách trồng lúa nước ở các thung lũng, đầm lầy, ven sông rạch. Họ đã hiểu biết ít nhiều làm thủy lợi để canh tác, sản xuất bền vững với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh. Nhờ đó, sản xuất thực phẩm, nhứt là lúa gạo tăng cao đủ đáp ứng đòi hỏi dân số ngày càng đông tập trung ở các làng xã.

Từ các thành tựu vượt bực của ngành khảo cổ học trong nước, nhiều chuyên gia liên hệ xác định thời đại Hùng Vương khởi sự từ thời sơ kỳ Đồng Thau đến sơ kỳ Sắt cách nay khoảng 4.000 đến 2.258 năm (từ nền văn hóa Phùng Nguyên đến Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn), và là thời kỳ chuyển biến quan trọng để thành lập nước đầu tiên của lịch sử Việt tộc, đó là nước Văn Lang. Tuy nhiên, lịch sử đến nay ghi thời đại này chỉ có 18 đời Vua Hùng (khoảng 700 năm tr. CN), cho nên đây có thể là hậu kỳ thời đại Hùng Vương trong khi thời sơ kỳ còn khiếm khuyết, dù các công cụ hoạt động nông nghiệp bằng đá và đồng thau được các nhà khảo cổ học khám phá. Kinh đô Văn Lang đặt ở Phong Châu, tỉnh Phú Thọ ngày trước. Ngưòi Việt cổ thời Hùng Vương có nguồn gốc đa tộc, mà hạt nhân của cộng đồng là người Tày-Thái cổ với sự tham gia của các nhóm tộc khác như Malayô, Môn-Khmer… thuộc tiểu chủng Mongoloid phương nam (Viện Khảo cổ học, 1999 và 2002).

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất