Du học sinh bảo lãnh chồng sang Nhật

カテゴリ: Tin tức Tiếng Việt (ベトナム語) 公開日:2018年08月29日(水)

Du học sinh bảo lãnh chồng sang Nhật

Sau khi đã ổn định công việc – cuộc sống tại Nhật, làm thế nào để có thể đón vợ(chồng) và con sang Nhật để đoàn tụ gia đình là thắc mắc của không ít bạn. Trong bài viết này,  sẽ hướng dẫn các bạn những thủ tục và giấy tờ cần thiết để xin được visa này.

1.Đối tượng có thể xin visa đoàn tụ gia đình

    Visa đoàn tụ gia đình (家族滞在) là visa cấp cho vợ/chồng hoặc con của người đang lưu trú tại Nhật theo một trong các tư cách lưu trú sau đây để sang Nhật sinh sống.

『教授』(giáo sư)、『芸術』(nghệ thuật)、『宗教』(tôn giáo)、『報道』(báo chí)、『経営・管理』(kinh doanh-quản lý)、『法律・会計業務』(luật-kế toán)、『医療』(y tế)、『研究』(nghiên cứu)、『教育』(giáo dục)、『技術・人文知識・国際業務』(visa kỹ thuật hoặc nghiệp vụ quốc tế ※ thường gọi tắt là visa lao động) 、『企業内転勤』(chuyển công tác nội doanh nghiệp)、『技能』(kỹ năng)、『文化活動』(hoạt động văn hóa)、『留学』(du học).

    Trong danh sách này, tư cách lưu trú quen thuộc với phần lớn các bạn Việt Nam là 2 loại visa: 技術・人文知識・国際業務 (visa lao động) và 『留学』(visa du học). 

    Tên gốc của loại visa này là 家族滞在 (tại trú theo gia đình), nên một số người hiểu nhầm là có thể đón cả bố, mẹ hoặc anh chị em ruột sang. Xong theo quy định chính thức của Bộ Tư Pháp Nhật Bản, thì chỉ có vợ/chồng đã có đăng ký kết hôn, và con(bao gồm cả con ruột và con nuôi có giấy tờ hợp pháp) là đối tượng có thể được bảo lãnh theo diện này.

    Một lưu ý nữa là người có visa đoàn tụ gia đình ngoài các hoạt động sinh hoạt thường ngày, có thể tự do đi học tại các trường tiếng, trường senmon, trường đại học,...nhưng không được phép lao động kiếm tiền nếu chưa đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương(Tiếng Nhật: 資格外活動許可の申請).

    Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, bạn sẽ được đóng 1 con dấu cho phép đi làm thêm dưới 28h/tuần vào sau thẻ lưu trú và có thể đi làm thêm hợp pháp với “giấy phép” này. Tuy vậy, hãy nhớ tuân thủ số giờ làm quy định, vì nếu làm quá giờ  gặp đúng đợt truy quét của cảnh sát/cục XNC, dù có đóng thuế đầy đủ, bạn vẫn có thể bị chịu hình thức xử lý nặng nhất là trục xuất khỏi nước Nhật.

Du học sinh bảo lãnh chồng sang Nhật

Minh hoạ: Dấu cho phép làm thêm đóng sau thẻ lưu trú

Xem thêm:

              các visa khác ở Nhật

              HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA GIA ĐÌNH TẠI NHẬT

※ Nếu người bảo lãnh là người có visa vĩnh trú hoặc là người có quốc tịch Nhật thì vợ/chồng có thể đi làm không giới hạn số tiếng và cũng không cần đăng ký với cục XNC. Tuy vậy, loại visa này thực chất ko cùng loại với 家族滞在, mà được gọi với 1 cái tên khác là 日本人の配偶者・永住権の配偶者 (dù khi dịch nôm na sang tiếng Việt vẫn được gọi chung là visa đoàn tụ hay visa chồng bảo lãnh).

2.Tiêu chuẩn để được cấp visa đoàn tụ gia đình

    Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi xét cấp visa gia đình đó là NĂNG LỰC KINH TẾ của người bảo lãnh. Người bảo lãnh phải chứng minh được mình có đủ khả năng kinh tế để nuôi người mình sẽ bảo lãnh sang, vì thế các giấy tờ để chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ.

    Không có một tiêu chuẩn chính xác nào được ghi trong quy định của Bộ Tư Pháp cả, tuy vậy, trên thực tế, nếu người bảo lãnh là người có visa lao động và vướng vào 1 trong hai điều dưới đây thì khả năng xin được visa là cực kì thấp:

  • Chậm đóng thuế(hoặc ko nộp thuế)
  • Có thu nhập hàng tháng dưới 18 vạn yên/tháng

      Nếu người bảo lãnh là người có visa du học, thì nên chuẩn bị sẵn số dư trong tài khoản ngân hàng đủ để trang trải những chi phí tối thiểu cho cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình trong vòng ít nhất 6 tháng. Đối với các bạn du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoản học bổng nhận được định kỳ hàng tháng cũng có tác dụng chứng minh cho năng lực tài chính của người bảo lãnh.

3.Các giấy tờ cần thiết để xin visa đoàn tụ gia đình.

   Để xin visa đoàn tụ gia đình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ CHỨNG MINH cho

 ⓵ Mối quan hệ của bạn với người được bảo lãnh 

 ② Năng lực tài chính của bạn.

    Cần lưu ý là các giấy tờ được đề cập dưới đây là các giấy tờ TỐI THIỂU, có trường hợp cục XNC sẽ yêu cầu bạn bổ sung hoặc giải trình các giấy tờ cần thiết khác nếu cần.

   Các giấy tờ đề cập đến trong bài đều cần được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Nếu bạn dịch sẵn ở Việt Nam thì nên công chứng luôn vì tiện một công, còn nếu chuẩn bị ở Nhật thì chỉ cần đảm bảo dịch chính xác, không cần thiết phải công chứng.

 Các giấy tờ xin tại Nhật phải (ví dụ chứng nhận thuế, chứng nhận đang làm việc…)đều phải là giấy tờ được cấp trong vòng 3 tháng trở lại.

 在留資格認定証明書交付申請書 (Mẫu đăng ký xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú)

   >>>  Link download(mẫu số 11)

Lưu ý:    Mẫu đăng ký này chỉ dùng trong trường hợp người được bảo lãnh đang ở ngoài nước Nhật. Còn đối với trường hợp người được bảo lãnh đã cư trú sẵn tại Nhật theo tư cách lưu trú khác (visa lao động, visa du học) thì dùng form 在留資格変更許可申請書 (mẫu đăng ký xin đổi tư cách lưu trú) (Link download (mẫu số 12))

  写真(縦4cm×横3cm)(Ảnh thẻ kích thước 3cm x 4 cm 1 tấm)

※ Ảnh chụp trong vòng 3 tháng trở lại, không đội mũ, nền trắng, rõ nét.※ Mặt sau của ảnh ghi rõ tên người đăng ký (người được bảo lãnh), sau đó dán vào ô ảnh trong form đăng ký

※ Nếu người được bảo lãnh dưới 16 tuổi thì không cần nộp ảnh 

  Phong bì có dán sẵn tem trị giá 392y (để gửi thư đảm bảo) có ghi rõ địa chỉ 

  Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh

(Nếu có thể chuẩn bị được càng nhiều thì hồ sơ càng đẹp)

(1 ) 戸籍謄本 (sổ hộ khẩu)(2 ) 婚姻届受理証明書 (Giấy chứng nhận đã thụ lý đơn đăng ký kết hôn)(3 ) 結婚証明書(写し) (Bản sao giấy đăng ký kết hôn)(4 ) 出生証明書(写し) (Bản sao giấy khai sinh ※ trường hợp đón con)

(5 ) Hoặc các văn bản giấy tờ khác tương đương với các giấy tờ trên

  Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh ( thẻ ngoại kiều hoặc hộ chiếu)

  Giấy tờ chứng minh thu nhập và công việc của người bảo lãnh

 ☞  Trường hợp người bảo lãnh kinh doanh hoặc có thu nhập nhờ công việc chính thức

   1. Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh công việc của người bảo lãnh:

  • 在職証明書 (Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty)
  • 営業許可書の写し等 (Bản sao giấy phép kinh doanh v.v..)
  1.  Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh thu nhập và thuế người bảo lãnh đã nộp
  • 住民税又は所得税の納税証明書 (Chứng nhận nộp thuế thị dân/ thuế thu nhập) 
  • 源泉徴収票 (phiếu tổng kết thu nhập và tiền thuế cuối năm) 
  • 確定申告書控えの写し (bản sao giấy khai thuế trên quận) –
  • Hoặc các giấy tờ khác tương đương.

 ☞   Trường hợp người bảo lãnh là du học sinh: 

  •  扶養者名義の預金残高証明書  (Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng mang tên người bảo lãnh) 
  •  給付金額及び給付期間を明示した奨学金給付に関する証明書 (chứng nhận tiền học bổng hoặc trợ cấp)
  •   Hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.

    Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, người bảo lãnh cầm lên cục XNC địa phương để nộp. Trong trường hợp người được bảo lãnh là người đã cư trú sẵn tại Nhật theo tư cách lưu trú khác thì người được bảo lãnh có thể cầm trực tiếp lên cục XNC để nộp. Có thể làm luôn thủ tục xin hoạt động ngoài tư cách lưu trú (xin dấu cho phép làm thêm) cùng lúc khi nộp thủ tục xin visa để tiết kiệm thời gian.

TOHOWORK xin chúc các gia đình sớm được đoàn tụ với nhau . 

 Vậy là một mùa tốt nghiệp lại về, bạn ao ước được bố mẹ dự lễ tốt nghiệp của mình ngay trên xứ sở hoa anh đào. Bạn là Thực tập sinh đang trong kì nghỉ dài ngày, muốn được cùng người thân trải nghiệm cũng như du lịch Nhật Bản. Thế nhưng, bạn không biết thủ tục và quá trình xin visa ra sao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về mọi thứ từ A đến Z.

Mục lục

Thủ tục bảo lãnh người thân sang nhật

 Như các bạn đã biết, việc xin visa sang Nhật vốn dĩ đã khó, vì vậy mà việc bảo lãnh người thân sang Nhật còn khó hơn gấp nhiều lần. Vì vậy mà việc chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ là quá trình mất rất nhiều thời gian và công phu. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, thì hồ sơ của bạn sẽ chẳng mấy chốc mà có kết quả.

 Visa bảo lãnh người thân sang Nhật hay còn gọi là 親族訪問 (しんぞくほうもん). Hiện nay, ngoài việc muốn bảo lãnh người thân qua Nhật dự lễ tốt nghiệp, du lịch, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng trẻ còn có ý định bảo lãnh bố mẹ qua để thăm nom con cháu. 

Điều kiện bảo lãnh người thân sang Nhật

 Để bảo lãnh người thân sang Nhật, cần phải là người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, có quan hệ 3 đời đối với người bảo lãnh, được sang Nhật với visa ngắn hạn 3 tháng. Về phía bảo lãnh tài chính, có thể do 1 trong 2 phía Việt Nam hoặc Nhật Bản tiến hành.

Đọc thêm

Giấy tờ bảo lãnh người thân sang nhật

Giấy tờ do phía bên Nhật chuẩn bị

 Về phía giấy tờ do phía bên Nhật cần chuẩn bị, tất cả đã có đầy đủ các mẫu trên trang Web của của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Các bạn chỉ cần in ra, điền những mục cần thiết, sau đó ký tên và đóng dấu. Các loại giấy tờ cần thiết đó như sau 

  • Lý do mời sang Nhật tại đây

  • Lịch trình ở Nhật tại đây

  • Nếu người được bảo lãnh sang Nhật trên 2 người , cần có thêm tờ danh sách tại đây

  • Giấy tờ chứng minh bản thân, công việc ( Bao gồm giấy chưngs nhận công dân 住民票 - Juminhyou, xin ở tại Ủy ban - Kuyakusho, photo trang đầu hộ chiếu và 2 mặt thẻ ngoại kiều, giấy chứng nhận đang đi học hoặc đang đi làm )

Về phần chứng minh tài chính, nếu người đang sinh sống và học tập bên Nhật đứng ra bảo lãnh tài chính cho chuyến đi này, cần bổ sung thêm các loại giấy tờ sau 

  • Giấy chứng nhận bảo lãnh tại đây\

  • Một trong 4 loại giấy tờ sau : Giấy chứng nhận thu nhập (所得証明書, xin tại Shiyakusho) ,hoặc Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng (預金残高証明書, xin tại ngân hàng), hoặc Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書, xin tại cục thuế địa phương, Bản sao), hoặc Giấy chứng nhận nộp thuế (納税証明書, xin tại cục thuế, bản ghi rõ tổng thu nhập)

Giấy tờ do phía bên Việt Nam chuẩn bị

 Đối với người đang ở phía Việt Nam, được bảo lãnh qua Nhật cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai xin visa tại đây

  • Hộ chiếu

  • Ảnh 4.5×4.5

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ họ hàng với người bảo lãnh mình ( Giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy đăng ký kết hôn )

Sau khi phía Nhật Bản chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết và gửi về Việt Nam, người ở Việt Nam cần tập hợp đầy đủ những giấy tờ cần thiết này lại và nộp lên cơ quan đại diện của Nhật tại Việt Nam.

 Với người ở miền Bắc, có thể nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Nhật ở  Hà Nội , người đang sống ở Tp. Hồ Chí Minh thì nộp tại Lãnh sự quán TP. Hồ Chí Minh. Nếu ở xa hai địa điểm này, các bạn có thể đến nơi ủy thác theo danh sách dưới đây Danh sách Đại lý ủy thác

Đọc thêm

Một số lưu ý khi làm hồ sơ bảo lãnh người thân sang Nhật

  •  Giấy tờ hành chính của Nhật thường dùng niên hiệu như Heisei hay Reiwa thay vì viết là năm 2019, năm 2020

  • Nếu tiến hành nộp hồ sơ ở Đại sứ quán thì tích vào ô 大使, nếu nộp ở Tổng lãnh sự quán thì tích vào ô 総領事

  • Các giấy tờ thường chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng, nên bạn cần nhanh chóng làm thủ tục xin visa trong thời gian này

  • Về khoản tiền trong ngân hàng dùng để chứng minh tài chính thì không được qui định cụ thể. Tuy nhiên, để hồ sơ nhanh chóng được thông qua, cần thiết phải cao hơn chi phí đi lại cũng như sinh hoạt, ăn uống trong thời gian sinh sống tại Nhật

  • Một số mối quan hệ dùng trong bản kê khai : 母親:mẹ, 父親: bố, 妻: vợ, 夫: chồng姉: chị gái, 兄: anh trai,妹: em gái, 弟: em trai, 配偶者: vợ hoặc chồng, 息子: con trai, 娘: con gái.

  • Một số loại nghề nghiệp được sử dụng : 農業: Nông nghiệp, 主婦: nội trợ, 公務員: nhân viên nhà nước, 会社員: nhân viên công ty, 教員: giáo viên, 学生:học sinh, sinh viên.

  • Sau khi visa quá hạn 3 tháng, có thể tiếp tục xin gia hạn được .

  • Không nên mua vé máy bay trước khi có kết quả visa

  • Giấy tờ cần xử lý qua máy móc, nên không được dập ghim

  • Hồ sơ đã nộp thì không trả lại, nên nếu muốn trả lại, hãy nộp thêm bản coppy

  • Tùy vào từng trường hợp sẽ phải bổ sung các loại giấy tờ khác.